Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều ngành nghề. Báo chí Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế hội nhập mạnh mẽ. Sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là sức ép cạnh tranh thông tin từ truyền thông xã hội vừa tạo ra thách thức, vừa tạo cơ hội cho những người làm báo Việt Nam.
Với sự bùng nổ internet, đặc biệt là tốc độ truy cập ngày càng nhanh, vài năm trở lại đây, truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ với bất kỳ ai cũng có thể đăng thông tin lên mạng xã hội. Do đó, truyền thông xã hội được cho là một trong những cách thức truyền thông mới được đề cập nhiều trong vài năm gần đây. “Truyền thông xã hội dựa trên sự giao lưu, chia sẻ thông tin trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến với sự kết nối hai hay nhiều cá nhân và được lan truyền nhanh chóng. Đây là sự khác biệt giữa truyền thông xã hội với các phương tiện thông tin truyền thống – nơi các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp giữ vai trò hạt nhân, kết nối truyền thông và đưa tin”, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.
Trong một xã hội “mở”, truyền thông xã hội gắn với hoạt động truyền thông không chính thức, gắn với việc đưa ra quan điểm riêng của cá nhân và một vấn đề nhóm người quan tâm. Truyền thông xã hội lan truyền nhanh chóng và có tính tương tác cao giữa những người tham gia. Do đó, sự phát triển truyền thông xã hội phụ thuộc lớn và môi trường internet. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động cơ quan báo chí, thậm chí đảo lộn và thay đổi môi trường truyền thông hiện nay.
“Nghiên cứu về những tác động đến báo chí truyền thống năm 2019 cho thấy cho thấy: 22% tác động bởi truyền thông xã hội; 20% đến từ nguồn nhân lực; 19% bị tác bởi tin giả; 8% từ áp dụng công nghệ… Điều đó cho thấy truyền thông xã hội đang có chi phối rất lớn đến báo chí truyền thống hiện nay. Khảo sát tại một số trường đại học cho thấy nhiều bạn trẻ tiếp cận thông tin chủ yếu qua mạng xã hội, thậm chí không nghe đài, không đọc báo in, không xem truyền hình”, ông Cao Hoàng Nam, Điều phối viên trưởng Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết.
Các nghiên cứu của chương trình cho thấy với tác động của truyền thông xã hội, thông tin lan truyền mang tính cá nhân hóa. Với công nghệ đường truyền 5G đang thử nghiệm với khả năng tải dữ liệu gấp 4 lần hiện nay. “Đồng thời, phương tiện đầu cuối (smartphone) với nhiều tính năng, xu hướng đọc báo trên điện thoại sẽ ngày càng phổ biến. Thay vì đọc tin, người dùng sẽ chuyển hướng xem video, thoại hơn là đọc sẽ là xu hướng. Đây còn gọi là thời kỳ của báo chí di động”, ông Cao Hoàng Nam nhận định.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam) nhận định: Thời đại thông tin số đã cho phép con người từ khắp nới trên trái đất có thể kết nối chia sẻ ý tưởng và làm việc cùng nhau. Mọi người không còn chỉ ràng buộc bởi tin tức do báo chí chính thống cung cấp mà họ tự tạo ra tin. Công chúng trở thành nhà truyền thông cho chính họ và những cộng đồng mà họ chia sẻ ý tưởng. Bên cạnh những lợi thế của thời đại thông tin số mang lại cho sự phát triển của báo chí thì nhà báo cũng như các cơ quan báo chí phải đương đầu với thách thức số hoá và sự mất quyền độc tôn là người “gác cổng” thông tin trong xã hội.
Bên cạnh đó, “nhà báo người máy” hay “trí tuệ nhân tạo-AI”, hoặc “báo chí tự động” không còn là khái niệm mới mà thực tế đã trở thành một tác nhân làm thay đổi nghề làm báo truyền thông đã được hình thành trong khoảng 4 thế kỷ nay. “Với đà này, sự suy giảm báo in hiện hữu khi công chúng truyền thông đã quá quen với việc lấy thông tin trên điện thoại di động hay máy tính bảng, vừa thuận tiện, gọn nhẹ vừa nhanh chóng và đầy ắp thông tin. Với những thách thức của báo chí truyền thống trong hai thập kỷ qua, từ báo miễn phí đến sự xuất hiện của báo điện tử, rồi mạng xã hộ, và nay là sự xuất hiện của “nhà báo” robot khiến không các nhà báo lo lắng về tương lai của nghề nghiệp”, PGS, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng chia sẻ.
Đánh giá về sự thích ứng của báo chí Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Hồ Quang Lợi cho rằng một nhà báo không chỉ cần thành thạo kỹ năng viết tin, bài, chụp ảnh mà còn phải biết quay video clip về cùng một sự kiện, bảo đảm rằng sản phẩm của mình có thể được sử dụng cho cả báo in, báo điện tử, báo hình và phát thanh. Phương tiện tác nghiệp giờ không còn là cuốn sổ với cây bút hay máy tính xách tay. Thay vào đó, nhiều khi, nhà báo cần phải biết sử dụng chiếc điện thoại thông minh như một “tòa soạn thu nhỏ”.
“Việc sử dụng mạng 5G sắp tới tại Việt Nam sẽ có lợi không chỉ riêng đối với báo chí, truyền thông mà còn tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế. Đối với ngành báo chí, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ bởi công chúng đã thay đổi thói quen tiêu thụ báo chí. Các cơ quan báo chí cần áp dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong qui trình tác nghiệp tin tức của nhà báo như thu thập và phân tích dữ liệu, viết và xuất bản tin tức trong thời đại công nghệ số. Các cơ quan báo chí lớn, đã phương tiện, đa nền tảng sẽ có nhiều lợi thế hơn các cơ quan báo chí nhỏ bởi họ có tiềm lực để xây dựng các kênh truyền thông mới vươn tới khán giả, độc giả”, PGS, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng đánh giá.
Nội dung giữ vai trò quyết định
Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê, ông Lê Quốc Vinh chỉ ra thực trạng mạng xã hội hiện nay và chro rằng: Đặc tính của báo chí truyền thống hiện nay là thông tin bị động. Báo chí không thể cạnh tranh với mạng xã hội về tốc độ, nhưng có thể cạnh tranh về tính pháp lý, độ tin tưởng, chính xác của thông tin. Để có thể là kênh thông tin được lựa chọn, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ đối với mạng xã hội, báo chí phải cùng lúc đạt được ba yếu tố: Có chất lượng cao (có tính xác thực, trung thực, độc lập cao), tạo ra được cơ chế trong bảo vệ tác quyền, các giải pháp thu từ người đọc với bài viết chất lượng.
Đứng ở góc độ đào tạo, Tiến sĩ Đinh Thị Thu Hằng, Phó trưởng Khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí tuyên truyền) cho rằng: Báo chí không còn vai trò cung cấp thông tin độc tôn mà còn có cả sự tham gia của mạng xã hội. Tuy nhiên, báo chí hơn truyền thông xã hội ở giá trị thông tin và thông tin được kiểm định. Do đó báo chí khai thác lại thông tin từ truyền thông xã hội cần có chọn lọc.
Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông, trong “cuộc đua” về thông tin, nhất là thông tin trên mạng xã hội với vô van tin giả, tin chưa được kiểm chứng thì báo chí truyền thống đang năm giữ nhiều lợi thế, đặc biệt người đọc đang hướng tìm thông tin được kiểm chứng, toàn cảnh và có sự bình bình luận sắc sảo. Do đó cơ quan báo chí phải đi đầu và có trách nhiệm cung cấp thông tin nhanh nhạy, trung thực, chính xác.
“Để sàng lọc được thông tin thì người làm báo cần rèn kỹ năng khai thác sử dụng thành tựu khoa học - công nghệ, mà còn cần tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nâng cao vốn sống, hiểu biết, vốn nghề, xác định tâm thế dấn thân. Bên cạnh cập nhật kiến thức làm báo của thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, các nhà báo phải thường xuyên tự bồi đắp kiến thức, viết về lĩnh vực gì thì phải nắm chắc lĩnh vực đó”, ông Hồ Quang Lợi nhận xét.
Còn ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam cho rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để báo chí phát triển hơn. Từ khi xuất hiện truyền thông xã hội, báo chí đã thay đổi, nhanh hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, để có chỗ đứng trong lòng độc giả thì nội dung chất lượng vẫn là yếu tố hàng đầu để có người đọc thường xuyên, trung thành. Nội dung muốn được người dân quan tâm tìm đọc là những vấn đề đời sống. Internet là cuộc cách mạng thông tin và muốn làm chủ thì báo chí không chỉ làm chủ công nghệ mà cả vấn đề nội dung.
Chiều ngày 9/1, tại TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức buổi gặp mặt với các cơ quan báo chí nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.
Đó là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ trong chương trình công tác tại Lào Cai và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Golden Square Lào Cai tại phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai.
Theo kế hoạch dự kiến, sáng ngày 15/12/2024 tới đây, Giải bóng đá báo chí các tỉnh, thành lần thứ X sẽ chính thức được khai mạc tại sân vận động Trung tâm Văn hóa – Thể thao Yên Hòa (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội).
Tối 8/12, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Lễ trao giải Báo chí năm 2024. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT; đồng chí Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cùng các ủy viên Ủy ban ATGT Quốc gia; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, các ban ATGT địa phương và các tác giả có các tác phẩm đạt giải.
Sáng ngày 7/12, Công ty Cổ phần đầu tư Stars Capital (Stars Capital) đã tổ chức lễ ra mắt ứng dụng Finstar tại Hà Nội. Buổi lễ có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, chứng khoán, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Chiều ngày 9-1, tại TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức buổi gặp mặt với các cơ quan báo chí nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận, đề nghị truy tố bị can Trần Tuyết Mai (SN 1961), Chủ tịch Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) và Lê Thị Huệ (SN 1987), Kế toán trưởng công ty.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án “Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT).
Cầm đầu đường dây là đối tượng Mùa Bá Vừ - Chủ tịch UBND xã Na Ngoi (SN 1983, trú tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Nghệ an) với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi.
Lực lượng chức năng ở Thanh Hoá đồng loạt ra quân kiểm tra tại 14 địa điểm, bao gồm 9 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, 2 tụ điểm có dấu hiệu “nuôi nhốt” gái mại dâm, 3 địa điểm là nơi ở của các đối tượng khác có liên quan.
Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra đã chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Phòng Cảnh sát Cơ động đồng loạt ra quân kiểm nhiều tụ điểm có dấu hiệu “nuôi nhốt” gái mại dâm.
Khi đến tiệm vàng, Việt dùng bình xịt hơi cay và búa tấn công chủ tiệm vàng gây thương tích ở vùng đầu. Sau đó, đối tượng dùng búa đập bể kính tủ chứa vàng và lấy đi một số vàng rồi bỏ trốn.
Trần Minh Hải giấu số ma túy nhặt được ở bờ biển Đà Nẵng để chờ ra tù tìm cách bán. Tuy nhiên, anh ta chưa kịp tiêu thụ số "hàng" trên thì bị công an bắt giữ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.