Video: VICEM muốn bán đất vàng, Đại biểu Quốc hội bàn luận gì?
VICEM xin chuyển nhượng toàn bộ dự án
Trong báo cáo mới đây của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) gửi Quốc hội, đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), đề nghị Vicem phải kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân.
Đáng chú ý, theo Kết luận số 44/BC-KTNN của Kiểm toán Nhà nước đề xuất thay đổi phương án, sắp xếp, xử lý nhà đất của VICEM đã được Bộ Xây dựng phê duyệt đối với 03 lô đất, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc chưa được phê duyệt lại.
8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Mễ Trì, quận Nam Từ liêm, Hà Nội.
Dự án đến nay vẫn đang dang dở.
Lô đất đầu tiên đó là 8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Mễ Trì (quận Nam Từ liêm, Hà Nội), VICEM đã đề xuất thay đổi từ “tiếp tục xây dựng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM” thành “chuyển nhượng toàn bộ dự án”, đã được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương nhưng Tổng công ty chưa hoàn thành thủ tục, nội dung điều chỉnh phương án trình phê duyệt.
Theo ghi nhận của phóng viên, Dự án có quy mô cao 31 tầng và 4 tầng hầm, bố trí làm văn phòng, hội trường và thương mại... dự kiến hoàn thành vào 31/12/2020 nhưng đến nay, dự án vẫn để sắt gỉ và cỏ mọc, rêu bám.
Từ năm 2013 đến nay, dự án ngoài việc tập trung quyết toán các gói thầu đã hoàn thành, thi công các gói thầu đã kí hợp đồng đang thực hiện dở thì dự án không triển khai gì thêm.
Theo Kiểm toán nhà nước, chi phí đầu tư thực hiện dự án trụ sở của VICEM tại lô đất vàng nói trên tính đến thời điểm kết thúc kiểm toán là 770,63 tỷ đồng (tính đến tháng 5/2019).
Lô đất cuối ngõ 122 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lô đất tiếp theo có diện tích 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: Vicem đề xuất thay đổi từ “Xây dựng Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy” thành “tiếp tục quản lý, sử dụng như hiện trạng, sau khi Cổ phần Hoá sẽ báo cáo việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tái cấu trúc VICEM theo quy hoạch của TP Hà Nội”, được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương song Bộ Tài chính chưa có ý kiến.
Như Pháp luật Plus đã thông tin, hiện nay dự án mới dừng lại ở giai đoạn lập và xin thỏa thuận phương án kiến trúc và giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình như khoan khảo sát, thẩm tra thiết kế cơ sở, chi phí BQLDA…
Thế nhưng số tiền mà VICEM đã thanh toán đến nay vào khoảng 63 tỷ đồng, trong đó chi phí lập phương án kiến trúc; lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật với nhà thầu POSCO A&C khoảng 56,8 tỷ đồng.
Một vấn đề đặt ra tại dự án này, đó là hàng chục tỷ đồng đã được chi cho các đơn vị thực hiện dự án của VICEM sẽ được xử lý như thế nào?
Lễ Khởi công Dự án gạch không nung Đông Hồi. Ảnh: Báo Tiền Phong
Cuối cùng là lô đất có diện tích 166.527m2 tại Khu công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh Lập (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), Vicem đề xuất thay đổi từ "tiếp tục xây dựng dự án Nhà máy kết cấu bê tông vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi" thành "chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với chuyển nhượng dự án", đến tháng 5/2019 Bộ Xây dựng chưa có ý kiến.
Theo tìm hiểu, Dự án này được đầu tư lên đến 819 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy kết cấu bê tông - vật liệu xây dựng không nung Đông Hồi.
Thế nhưng sau khi được thi công xây dựng trong 18 tháng, dự án liền bị ngưng trệ khiến nhiều người ngao ngán. Trong khi đó, chi phí đầu tư đã thực hiện theo phương án ban đầu là 45,87 tỷ đồng.
"Tạo sân chơi không bình đẳng"
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân
Trao đổi với PV Pháp luật Plus về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng:
“Đất vàng của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá rất dễ bị lợi dụng, bị sự cấu kết của các nhóm lợi ích gây thất thoát tài sản nhà nước. Do đó, cần phải hết sức tỉnh táo khi xác định giá trị tài sản”.
“Ngoài ra, việc bán các khu đất vàng khi cổ phần hoá có nguy cơ tạo ra các sân chơi không bình đẳng”, Đại biểu Lê Thanh Vân cho biết thêm.
Giáo sư Đặng Đình Đào.
Liên quan đến sự việc này, trả lời trên Chuyên trang đầu tư Bất động sản Cafeland, GS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho biết:
"Một điểm rất cần phải làm rõ đó là quyền sở hữu đất vàng là thuộc về toàn dân, doanh nghiệp nhà nước được “quyền thuê”, đây vốn là đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Tức là khi thực hiện cổ phần hóa, tài sản đất đai vốn phải được tách ra để định giá riêng, các doanh nghiệp nhà nước không phải muốn bán thì bán, muốn cho thuê thì cho thuê.
"VICEM hiện đang sở hữu rất nhiều lô đất lớn nhưng lại có ý định xin chuyển nhượng hoàn toàn các diện tích đất này trước khi thực hiện cổ phần hóa là điều bất thường."
"Ở đây, VICEM định tách riêng đất vàng, chuyển nhượng hoàn toàn trước khi thực hiện cổ phần hóa thì tài sản còn lại của VICEM ngoài những khoản nợ khổng lồ, cùng tình trạng làm ăn bết bát. Nếu làm như vậy sẽ xảy ra hai nguy cơ. Thứ nhất, việc định giá đất dễ bị nhập nhèm, nguồn lực của nhà nước có thể không chảy về ngân sách mà lại chảy vào các nhóm lợi ích. Thứ hai, việc tiến hành cổ phần hóa sẽ bị cản trở, khó thực hiện theo kế hoạch hoặc nếu cổ phần được cũng bị định giá thấp, gây thiệt hại cho nhà nước", GS Đặng Đình Đào phân tích.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An
Theo Tạp chí Bất động sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An đã trả lời báo chí và cho biết:
“Đối với một doanh nghiệp, đơn vị tổ chức, người cao nhất phải chịu trách nhiệm cao nhất. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm với nhân dân, với Nhà nước trong việc quản lý tài sản công. Còn người đứng đầu phân trách nhiệm cho ai, sai phạm ở đâu thì truy xét tới đó”.
"Phải làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu và những người có liên quan trong việc để tình trạng này kéo dài triền miên, vì hệ luỵ của trường hợp này nếu có là rất nghiêm trọng”, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An phân tích.
Nhiều đơn vị thuộc VICEM thua lỗ, trách nhiệm lãnh đạo VICEM ra sao?
Trụ sở VICEM ở số 228, đường Lê Duẩn, Hà Nội.
Ông Bùi Hồng Minh đang giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy;
Chủ tịch HĐTV VICEM;Tổng giám đốc VICEM đương nhiệm là ông Lê Nam Khánh;
Phóng viên Pháp luật Plus cũng đã liên hệ với VICEM để làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu Tổng Công ty liên quan đến những tồn tại của Kết luận Kiểm toán nhà nước.
Bàn luận về nội dung này, Chánh văn phòng VICEM ông Hà Quang Hiện cho hay: "Ở góc độ người đứng đầu thì anh Minh (Bùi Hồng Minh) đang chỉ đạo khắc phục kết luận kiểm toán. 4 đơn vị từng thua lỗ thì đều có lợi nhuận cả rồi, các đơn vị mà giấy phép khai thác hết hạn thì đã có rồi, đã điều chỉnh rồi. Đối với các toà nhà, lô đất thì đã có các báo cáo, xin ý kiến để tìm phương án để xử lý. Bộ cũng có văn bản, VICEM cũng có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị có hướng dẫn và báo cáo xin ý kiến Chính phủ. Với vai trò là người đứng đầu đã chỉ đạo quyết liệt để thực hiện Kết luận Kiểm toán".
Ông Bùi Hồng Minh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV VICEM phát biểu trong buổi làm việc với Vicem Bút Sơn.
"Đang có phương án chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bán nhà trên đất, nhưng có liên quan đến phần vốn Nhà nước vì đang cổ phần hoá. Có thể để trong cổ phần hoá hay đưa ra khỏi cổ phần hoá, thì đang báo cáo Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính hướng dẫn, thì các Bộ đang yêu cầu tập hợp lại và báo cáo Chính phủ. Khi có ý kiến rồi thì VICEM mới triển khai được. Sau đó còn phải tìm các đối tác để triển khai, phải đảm bảo hiệu quả, đảm bảo phần vốn nhà nước…", ông Hà Quang Hiện cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại buổi họp báo 6 tháng đầu năm 2020 của Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Phúc Hưởng - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Xây dựng) đã thông tin liên quan đến các kết luận kiểm toán đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, trong 2019, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán một số doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng trong đó có Tổng Công ty Xi măng - Vicem. Riêng Vicem có 2 cuộc kiểm toán, trong đó liên quan đến xử lý tài sản Nhà nước năm 2018 và một cuộc kiểm toán kết quả tư vấn định giá giá trị doanh nghiệp để thực hiện Cổ phần hóa.
“Đến thời điểm hiện tại, hai tổng công ty này (HUD và VICEM) đã thực hiện toàn bộ các nội dung kiến nghị, yêu cầu xử lý hành chính của kết luận kiểm toán. Xử lý thu hồi, kiểm điểm cũng đã hoàn tất”,ông Nguyễn Phúc Hưởng - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp cho hay.
Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp thì tại Kết luận của Kiểm toán nhà nước liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa của VICEM. Theo quy định của pháp luật, sau khi tư vấn thẩm định giá xong, Bộ Xây dựng cử cơ quan chủ quản kiểm tra kết quả do tư vấn định giá đã chính xác hay chưa. Đây là việc tốt trong bước cổ phần hóa, giúp Bộ hoàn thiện cổ phần hóa trong thời gian tới.
Theo như vị lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp thì phía VICEM đã kiểm điểm và hoàn tất. Vậy, trách nhiệm của những người đứng đầu VICEM và những cá nhân có liên quan đã kiểm điểm ra sao, và ở mức độ nào, trách nhiệm đến đâu.
Dự án Vicem Tower sau hơn 10 năm bị bỏ hoang, ngày 5/3/2025, dự án được tái khởi động. Liên quan tới dự án này, nhiều cựu lãnh đạo của Vicem đã bị khởi tố.
Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; cung cấp nhiều thông tin xác thực, có chất lượng, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng là Chủ tịch Hội đồng. Còn hai phó chủ tịch Hội đồng gồm Giám đốc Sở Nông nghiệp và môi trường và Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.
Nhiều người có tài sản động sản và bất động sản nhưng không thể đứng ra quản lý, trao đổi mua bán thì nên ủy quyền người khác thay mặt thực hiện, không nên “ủy quyền” sở hữu trên sổ đỏ, sổ hồng, sẽ rất dễ dẫn tới những rủi ro pháp lý.
Ban Quản lý dự án Thăng Long kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt liên danh xây dựng phát triển hạ tầng giao thông Trường Hải - Sơn Hải là nhà đầu tư thực hiện cao tốc Dầu Giây - Tân Phú.
Đến nay đã có khoảng 50 quốc gia đề nghị được đàm phán với Mỹ, song Việt Nam là một trong những nước có phản ứng sớm nhất và là nước đầu tiên có trao đổi trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất.
Theo Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu được từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34,500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 năm gần đây, tổng thu từ hoạt động này đạt khoảng 296,000 tỷ đồng.
Bộ Công an đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các sở, ngành liên quan cung cấp tài liệu để điều tra sai phạm liên quan đến 'khu đất vàng' rơi vào tay cá nhân sau cổ phần hóa của Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 1-CTCP (Cienco 1-CTCP).
Đó là khu đất được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Công ty Nguyễn Kim thuê thực hiện dự án Trung tâm thương mại Nguyễn Kim vào năm 2015, với quy mô 10 tầng, 1 sàn lửng, tổng mức đầu tư 900,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay dự án này vẫn nằm bất động suốt 7 năm qua...
Trước hiện trạng khai thác trái phép cát nền nằm trong khu vực rừng phòng hộ ven biển ở địa phương, UBND 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi UBND các xã trên địa bàn yêu cầu thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Song, thực tế vẫn diễn ra ồ ạt, ngang nhiên như chốn... không người.
Bộ Xây dựng cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, chung cư cao tầng Hesco phải thực hiện đúng quy định.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.