Áp lực bán tháo diễn ra trên khắp thị trường, giá giao dịch của các nhóm ngành giảm mạnh, VN-Index trượt dốc 73,23 điểm và HNX-Index mất 17,74 điểm trong phiên giao dịch ngày 28/1.
Phiên giao dịch ngày 28/1, thị trường chứng khoán có một phiên giảm điểm kỷ lục trong lịch sử. Áp lực bán tháo diễn ra trên khắp thị trường, giá giao dịch của các cổ phiếu hầu hết giảm sàn với lượng dư bán lớn. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường (cả 3 sàn) đạt 21.177 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/1, VN-Index chính thức mất 73,23 điểm (-6,67%), lùi về mốc 1.023,94 điểm với thanh khoản 15.746 tỷ đồng. Đây là phiên có tỉ lệ giảm mạnh nhất kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động trong 20 năm qua, giảm mạnh hơn cả lúc bị ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đồng thời, VN-Index cũng xác lập tỉ lệ giảm mạnh nhất thế giới với 479 mã đỏ, trong đó 385 mã sàn, 12 mã đứng giá và 19 mã tăng điểm.
Ở phiên giao dịch ngày 28/1, có hơn 500 mã chứng khoán của các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều bị rớt xuống giá sàn. Có thời điểm tất cả thành viên rổ VN30, 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán đều giảm sàn, trắng bên mua.
HNX-Index kết phiên tại 203,05 điểm, giảm 17,74 điểm (-8,03%) với thanh khoản 1.632 tỷ đồng.
Trái với diễn biến ồ ạt xả hàng của nhà đầu tư trong nước khiến thị trường chứng kiến phiên giao dịch thảm họa khi VN-Index bốc hơi hơn 73 điểm, xác lập mức giảm kỷ lục nhất từ trước đến nay, khối ngoại đã có phiên mua ròng tích cực với giá trị lên tới 575,63 tỷ đồng. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 28/1, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 21,54 triệu đơn vị, trong khi phiên ngày 27/1 bán ròng 0,94 triệu đơn vị.
Theo các chuyên gia đến từ Công ty cổ phần chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCSI), lại có thêm một phiên giao dịch mất ngủ nữa đối với nhà đầu tư. Chỉ cách đây một tháng, nhóm cổ phiếu chứng khoán đem về quả ngọt cho nhà đầu tư thì những phiên gần đây lại đem nhiều “đau thương” nhất.
“Chỉ với 2 phiên giảm sâu gần đây, VN-Index đã bốc hơi toàn bộ thành quả đạt được từ đầu năm. Không phải là những phiên giảm điểm với biên độ nhỏ, thị trường đang đi xuống với một tốc độ chóng mặt và cơn hoảng loạn này dường như chưa có dấu hiệu chấm dứt”, VNCSI nhận định.
Theo Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC), rủi ro giảm điểm của thị trường vẫn đang hiện hữu. Tuy nhiên, theo quan sát, thị trường chung và nhiều nhóm cổ phiếu đã bắt đầu đi vào trạng thái quá bán sau các phiên sụt giảm mạnh liên tiếp của VN-Index.
Điều này được kỳ vọng sẽ giúp chỉ số sớm xuất hiện phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại khi tiếp cận vùng hỗ trợ 1065-1085 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Thông tin kết quả kinh doanh quý 4/2020 sẽ không còn tác động nhiều đến diễn biến thị trường.
Chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới hội sở, Mirae Asset cho rằng, nhà đầu tư nên giảm tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu trong những phiên hồi sắp tới, hạn chế bán ở vùng giá thấp.
Trường hợp dùng đòn bẩy cao, có thể xoay thêm bên ngoài để đắp vào, đưa tỉ lệ về mức an toàn tránh bị bán giải chấp, hoặc tận dụng đợt hồi để giảm tỉ trọng.
Các vị thế an toàn hơn như không vay kí quỹ và có lợi nhuận đệm dày (từ 40-50% trở lên) thì tâm lý thoải mái hơn, bình tĩnh xử lý danh mục theo hướng tận dụng các phiên hồi và đưa tỉ trọng về quanh 40 - 60% cổ phiếu, chờ thị trường tái tạo xu hướng khi nương theo những diễn biến vĩ mô.
Riêng nhà đầu tư đang có tỉ trọng tiền mặt lớn từ 70-80% trở lên có thể tận dụng giai đoạn này để gia tăng danh mục cổ phiếu, và ưu tiên nhóm có vốn hóa lớn, vì đây là nhóm phục hồi đầu tiên khi thị trường cân bằng./.
Sáng 09/01/2025, CTCP Dược phẩm Pharmacity và trường đại học Tây Đô (Cần Thơ) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU), đánh dấu lần thứ 25 Pharmacity hợp tác với các trường đại học/cao đẳng đào tạo về lĩnh vực Y - Dược trên cả nước. Sự kiện thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm mở rộng mạng lưới chiến lược với các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dược phẩm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
Ngày 20/1, thừa ủy quyền của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV (thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang). Đại tá Lê Hoàng Việt, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang cùng Đoàn ĐBQH tỉn
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.