Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 21 °C
Đà Nẵng 23 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 21°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 23°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Bài 3 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Sau di dời, quỹ đất cần ưu tiên xây trường học

Nhà nước và Pháp luật
13/07/2023 09:45
Vũ Quang - Lê Hải - Ngọc Huy - Như Trường
aa
Cần đồng bộ những giải pháp, vừa đưa ra cơ chế chính sách, vừa thiết lập chế tài xử lý việc chậm di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch.


Tin nên đọc

Bài 1 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Chậm chạp, có nơi "mọc lên" nhà cao tầng

Bài 2 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Vấn đề "nóng hổi", vì sao chậm trễ?

text1

Ảnh hưởng của việc chậm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoăc không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội đô là khá rõ ràng, khi các hoạt động công cộng gặp nhiều trở ngại do số người đã quá tải trong một đô thị đã chật chội. Tình trạng úng, ngập đô thị, quá tải giao thông, ùn tắc đường tại nhiều nơi, trường công quá tải và nhiều hệ lụy... đã và đang gây áp lực lớn lên hạ tầng đô thị, nhìn rộng ra là ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển trong dài hạn của thủ đô.

Chậm di dời là một chuyện, nhưng có không ít các cơ sở công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội vừa bị xóa sổ đã nhanh chóng chuyển đổi thành các khu nhà ở, các trung tâm thương mại và tiếp tục gây ra không ít hệ lụy như: Gia tăng mật độ dân số, mật độ giao thông, gánh nặng về hạ tầng giáo dục, y tế, an sinh xã hội… cho những địa bàn được di dời.

Trong khi đó, người dân Thủ đô đang đối mặt với thực tế thiếu không gian công cộng nghiêm trọng. Theo số liệu của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức thấp, chỉ từ 2 - 3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10 m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 - 25 m2/người.

Ở nhiều quận, huyện của Hà Nội, tỷ lệ không gian xanh nói trên chưa được 2m2/người, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu cơ bản của nhiều đô thị trên thế giới.

Ảnh 1 - 2: Phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm để nộp hồ sơ cho con vào trường THPT (Ảnh tư liệu)  Ảnh 3 - 4: Cuộc bốc thăm may rủi để trẻ có được suất vào học tại trường mầm non Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Ảnh tư liệu)Ảnh 1 - 2: Phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm để nộp hồ sơ cho con vào trường THPT (Ảnh tư liệu). Ảnh 3 - 4: Cuộc bốc thăm may rủi để trẻ có được suất vào học tại trường mầm non Hoàng Liệt, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Ảnh tư liệu)

Hay tình trạng quá tải về cơ sở vật chất giáo dục công lập của Hà Nội không chỉ chờ đến sự việc phụ huynh phải bốc thăm quyền đi nhà trẻ công lập ở quận Hoàng Mai mới lộ diện rõ. Bởi theo báo cáo ngày 30/8/2022, của UBND quận Hoàng Mai, quận này thiếu đến 36 trường học và hơn 900 giáo viên. Quận Hoàng Mai cũng chịu áp lực rất lớn bởi trên địa bàn hiện có 227 nhà chung cư cao tầng mới được xây dựng và 202 đơn nguyên nhà chung cư cũ. Trong đó, riêng phường Hoàng Liệt, có 85 tòa chung cư và đang xây dựng thêm 5 tòa chung cư, gây sức ép không nhỏ về hạ tầng xã hội, đặc biệt là về trường học.

Câu chuyện quá tải trường lớp, thiếu trường ở một số địa bàn đang diễn ra phổ biến không chỉ ở quận Hoàng Mai mà tại nhiều quận nội thành Hà Nội. Năm 2023, TP Hà Nội dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh, chỉ chiếm tỷ lệ 60,95%.

Như vậy, số lượng học sinh đông trong khi chỉ tiêu vào lớp 10 công lập thấp, nhiều phụ huynh sẽ đối mặt với nguy cơ phải bất lực nhìn con trượt lớp 10 trường công trong khi kinh tế gia đình eo hẹp để học trường tư. Hệ quả là hiện tượng hàng trăm phụ huynh đã xếp hàng xuyên đêm với mong muốn nộp hồ sơ cho con cái vào lớp 10 tại một số trường THPT công lập tự chủ tài chính liêp tiếp diễn ra trong ít ngày qua. Đây là cảnh không còn lạ nhưng thể hiện nhiều bất cập, gây nỗi day dứt cho xã hội, mà đặc biệt là ngành giáo dục của thủ đô và là nỗi lo lắng cho các thế hệ học sinh trong tương lai.

Trong khi đó, chủ trương di dời cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu dân cư trên địa bàn TP Hà Nội rất đúng đắn và cấp thiết, không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm mà còn tạo dư địa để phát triển kinh tế - xã hội, có điều kiện thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân đã có từ nhiều năm nay.

text 2

Theo các chuyên gia, việc sớm di dời nhà máy, xí nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm khu vực nội đô cũng mang đến tác động đến nhiều mặt, trong đó hướng đến Hà Nội văn minh hiện đại, sạch đẹp, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, mặt khác còn là cơ hội để doanh nghiệp sớm có phương án sắp xếp lại sản xuất, sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích, đóng góp cho nền kinh tế…

222

Mới đây nhất, vào ngày 6/7/2023, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 23 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới.

Tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã nhấn mạnh, để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm việc di dời trụ sở, trường học, bệnh viện, khu sản xuất lớn ra ngoài khu trung tâm; chú trọng phát triển phương tiện giao thông vận tải công cộng; điều chỉnh quy mô dân số hợp lý…

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội mới đây đã có kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép Sở chủ trì cùng các sở, ngành, 12 quận và 5 huyện có đề án thành lập danh mục các cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp phải di dời do không phù hợp quy hoạch; đồng thời, đề xuất giao Sở Tài chính chủ trì, thực hiện việc lập phương án xử lý, hình thức xử lý nhà, đất tại vị trí cũ khi di dời theo quy định.

Theo rà soát, cập nhật hồ sơ cho thấy, trong đợt 1, TP Hà Nội sẽ phải di dời 90 cơ sở tại 12 quận do không phù hợp quy hoạch xây dựng, bao gồm: Danh mục 81 cơ sở công nghiệp phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị theo Quyết định số 130/QÐ-TTg ngày 23/1/2015, của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội; danh mục 9 cơ sở nhà, đất thuộc doanh nghiệp nhà nước không phù hợp quy hoạch thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NÐ-CP ngày 31/12/2017, của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công (đã được Hội đồng nhân dân TP Hà Nội thông qua tại Nghị quyết số 17/NQ-HÐND ngày 8/7/2022).

e409ffd723c5f39baad414

Theo rà soát,tại địa chỉ 250 Minh Khai (diện tích 2.265,6m2), thuộc QHPK H2-4: Đất nhà trẻ, mầm non.

Đáng chú ý, theo rà soát quy hoạch, có không ít địa chỉ được công bố quy hoạch phân khu đất cây xanh, đất trường học, nhà trẻ, trường tiểu học… Có thể nói, đây là cơ hội tốt để chính quyền TP Hà Nội tái sử dụng quỹ đất ở các khu vực cơ sở công nghiệp sau khi di dời cho không gian công cộng, xây dựng phát triển không gian xanh và phục vụ cho giáo dục, hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.

Đơn cử như quận Đống Đa - nơi cách đây ít ngày đã diễn ra tình cảnh hàng trăm phụ huynh chen nhau xếp hàng từ sáng sớm tại các ngôi trường nằm trên địa bàn như: Trường THPT Hoàng Cầu, Trường THPT Phan Huy Chú… để tìm trường cho con cái vào lớp 10, khiến cho dư luận không khỏi xót xa.

Theo Báo cáo của UBND quận Đống Đa, trên địa bàn quận có 13 cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch. Theo rà soát quy hoạch, có không ít địa chỉ khu đất có quy hoạch phân khu là đất cây xanh, đất mầm non, đất trường học…

Cụ thể, tại số 160 Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột (diện tích 15.106,4m2) theo rà soát quy hoạch thuộc QHPK H1-3 là Đất trường THCS, cây xanh; tại số 89 Lương Định Của, phường Phương Mai (diện tích 2.863m2), theo rà soát quy hoạch thuộc QHPK H1-3 là Đất trường THPT; Tại số 65, ngõ 2 Tây Sơn, phường Quang Trung (diện tích 2.584m2), theo rà soát quy hoạch thuộc QHPK H1-3 là Đất mần non; tại N29, ngách 31/167 Tây Sơn, phường Quang Trung (diện tích 1.610m2), theo rà soát quy hoạch thuộc QHPK H1-3 là Đất cây xanh….

Hay tại địa bàn quận Hoàng Mai, nơi từng diễn ra tình trạng phụ huynh phải bốc thăm, tranh nhau quyền đi nhà trẻ công lập, theo báo cáo của UBND quận, có một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch đang có quy hoạch sử dụng đất làm trường học, nhà trẻ, bãi đỗ xe, cây xanh…

Có thể kể đến như tại địa chỉ số 122 phố Định Công (diện tích 19.809m2) có quy hoạch sử dụng đất là Đất hỗn hợp, trường học; tại địa chỉ số 164 Nguyễn Đức Cảnh (diện tích 29.528,7m2) có quy hoạch sử dụng đất là Đất trường học, bãi đỗ xe, cây xanh, ở dự kiến; Tại số 2 ngõ 321 phố Vĩnh Hưng (diện tích 18.180m2) có quy hoạch sử dụng đất là Đất cây xanh, công cộng, công cộng dịch vụ, tại địa chỉ 93 đường Lĩnh Nam (diện tích 48.020,3m2) có quy hoạch sử dụng đất là Đất trường học, nhà trẻ, bãi đỗ xe, cây xanh…

bb4fd152fed52e8b77c4
Tại địa chỉ 93 đường Lĩnh Nam (diện tích 48.020,3m2) có quy hoạch sử dụng đất là Đất trường học, nhà trẻ, bãi đỗ xe, cây xanh…

Ông Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) chia sẻ, với việc di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội đô, nguồn quỹ đất sau di dời có thể giúp cho phát triển giáo dục, có thêm nhiều trường học được xây dựng với quỹ đất nói trên.

Ông Lê Văn Thịnh cũng cho rằng, để việc xây dựng các trường học được thúc đẩy, cần một số giải pháp đột phá như đơn giản thủ tục đầu tư xây dựng, giao cho các chủ đầu tư uy tín (ví dụ: VinGroup...), Lựa chọn nhà thầu EPC và bất kể quy mô nào cũng phải hoàn thành trong 12 tháng… Ngoài ra, Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Nội nên đề xuất thiết kế điển hình cho từng quy mô. Khi thiết kế cụ thể sẽ điều chỉnh theo địa hình và quy mô.

Trao đổi với Phóng viên Pháp luật Plus, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội đô là một chủ trương đúng đắn và cấp thiết.

“Các cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch sau khi được di dời cần được ưu tiên phát triển các công trình công cộng như trường học, công viên, cây xanh,… tạo ra dư địa để phát triển kinh tế - xã hội, để thành phố có điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, để khuyến khích xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay trên các quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm và không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội đô, TP Hà Nội có thể cung cấp ưu đãi đặc biệt hoặc cấp phép ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân, hoặc doanh nghiệp muốn xây dựng các cơ sở giáo dục trên các quỹ đất di dời nhằm khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các trường học, trung tâm giáo dục và các cơ sở đào tạo khác.

Bên cạnh đó, TP Hà Nội nên ban hành các chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực giáo dục như hỗ trợ tài chính, giảm thuế, hỗ trợ xây dựng và cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dự án giáo dục. Chính sách nói trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư và tổ chức muốn tham gia vào lĩnh vực giáo dục.

Cuối cùng, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, TP Hà Nội cũng có thể khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức giáo dục và các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc xây dựng các cơ sở giáo dục thông qua mô hình công - tư bằng cách tăng cường nguồn lực và chất lượng giáo dục, đồng thời tạo ra sự đa dạng cho các lựa chọn của học sinh và phụ huynh.

txt3

Nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng cần đồng bộ những giải pháp, vừa đưa ra cơ chế chính sách, vừa thiết lập chế tài xử lý việc chậm di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch. Đặc biệt là cần có sự vào cuộc quyết liệt, thực chất của các cấp, ngành, địa phương có liên quan.

nongdan5

PGS.TS Bùi Thị An: Cần xử lý trường hợp cố tình chây ì, không muốn di dời

PGS.TS Bùi Thị An - Đại biểu quốc hội khóa XIII nhấn mạnh, việc di dời nhà máy, công ty ra khỏi nội đô theo Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2015. Do đó, doanh nghiệp nào nếu cố tình chây ì thì cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

“Nguyên tắc là phải yêu cầu họ di dời, tuy nhiên cần phải xem xét do một số công ty họ khó khăn như chưa có quỹ đất hay một lý do nào đó thì thành phố Hà Nội cần tạo điều kiện để họ di dời, làm sao để hài hoà lợi ích cả thành phố và doanh nghiệp”, PGS.TS Bùi Thị An chia sẻ.

Theo PGS.TS Bùi Thị An, cần phải kiên quyết làm, không thể chậm trễ nữa vì hiện tại mật độ dân số Hà Nội đang rất đông, năm sau tăng hơn năm trước, cơ sở hạ tầng như trường học, y tế gặp nhiều khó khăn. Cho nên cần phải làm rõ tại sao không di dời, nếu cố chây ì thì cần xử lý nghiêm theo pháp luật, còn nếu doanh nghiệp khó khăn thật thì thành phố và doanh nghiệp cùng nhau cung tháo gỡ…

N3

KTS Đào Ngọc Nghiêm: Các cơ quan quản lý Nhà nước giám sát phải chặt chẽ công tác phát triển quỹ đất trống

KTS Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ, nếu theo quy hoạch được phê duyệt, hiện đã có sự đồng bộ về hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học, không gian xanh… được đầu tư xây dựng tại các quỹ đất trống sau di dời. Nhưng trong quá trình triển khai thì chưa thể thực hiện được như quy hoạch, do những vướng mắc về cơ chế và đặc biệt là nguồn lực để thực hiện…

Theo đó, sau khi di dời nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, nhiều chung cư mới được xây dựng, thay cho công viên, trường học… có một phần nguyên nhân là do doanh nghiệp coi trọng vấn đề lợi nhuận. Trong khi đó, các công trình như cây xanh phục vụ người dân rõ ràng không thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này khiến quá trình thực hiện xây dựng công trình công cộng rất chậm.

“Các cơ quan quản lý Nhà nước giám sát phải chặt chẽ công tác phát triển quỹ đất trống, hiện nay phần lớn doanh nghiệp mới thực hiện xây dựng các công trình như trường học, công viêc… một cách đối phó, dè dặt. Theo đó, các cơ quan ban, ngành trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch phải có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các công trình kinh doanh với các công trình công cộng.

Hiện nay, chúng ta mới đặt năng vấn đề hạ tầng kỹ thuật phải được đảm bảo khi một dự án khu đô thị mới được đưa vào vận hành, trong khi các hạ tầng xã hội khác như cây xanh, trường học, nhà văn hóa… vẫn chưa được giám sát chặt chẽ và xử lý vi phạm với mức độ tương xứng”, KTS Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ thêm.

nongdan4

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: 6 điểm cần lưu ý khi di dời cơ sở ô nhiễm và không phù hợp quy hoạch

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho biết, khi chứng kiến những cảnh tắc đường, ô nhiễm diễn ra hàng ngày, ai trong số chúng ta cũng mong muốn các cơ sở này có thể sớm di dời để tạo ra chất lượng sống tốt hơn cho Thủ đô.

Tuy nhiên, để quỹ đất sau di dời được sử dụng hiệu quả và mang đến những giá trị bền vững, lâu dài, cần có nhiều điểm phải lưu ý khi thực hiện.

Thứ nhất, trước khi di dời cơ sở sản xuất, cần tiến hành một đánh giá chi tiết về tác động môi trường của chúng như xác định các nguồn ô nhiễm và các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác động này. Đảm bảo rằng quyết định di dời được đưa ra dựa trên cơ sở khoa học và có lợi cho môi trường.

Thứ hai, khi chọn vị trí mới cho các cơ sở di dời cần dựa trên một số tiêu chí quan trọng như vùng đất xa khu dân cư, gần các khu vực công cộng, và có thể tiếp cận dễ dàng bằng các tuyến giao thông chính.

Thứ ba, sau khi di dời cơ sở sản xuất, đất cũ có thể được tối ưu hoá để phục vụ các mục đích công cộng khác như xây dựng trường học, công viên, cây xanh và các dự án khác. Chúng ta cần xem xét và lập kế hoạch chi tiết để sử dụng lại đất một cách hiệu quả và bền vững.

Thứ tư, để giảm áp lực giao thông cho trung tâm thành phố, cần đảm bảo rằng việc di dời cơ sở sản xuất không gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các khu vực mới. Điều này có thể đòi hỏi các biện pháp như xây dựng hạ tầng giao thông mới, cải thiện phương tiện công cộng và khuyến khích việc sử dụng phương tiện không gây ô nhiễm.

Thứ năm, trước khi tiến hành di dời, cần tiến hành các cuộc họp và tương tác với cộng đồng để thông báo và lắng nghe ý kiến của người dân về kế hoạch di dời nhằm giúp tạo ra sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương và đảm bảo rằng quyết định được đưa ra có lợi cho toàn bộ cộng đồng.

Thứ sáu, khi tiến hành di dời cơ sở sản xuất, cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến môi trường, xây dựng và quy hoạch đô thị như việc xin phép, thực hiện quy trình đánh giá tác động môi trường, và đảm bảo rằng các tiêu chuẩn an toàn và môi trường được tuân thủ.

Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội: Kiến nghị khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo công tác di dời

Vừa qua, Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội thực hiện khảo sát công tác thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn quận Đống Đa vào tháng 5/2023.

Sau đợt khảo sát, Ban Đô thị HĐND thành phố đã kiến nghị UBND thành phố khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo công tác di dời; chỉ đạo các sở, ngành của Thành phố chủ động làm tốt hơn công tác tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích di dời các cơ sở gây ô nhiễm và không phù hợp quy hoạch, trong đó đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Phân công rõ trách nhiệm từng ngành, từng cấp và chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Chỉ đạo việc thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch phải gắn với việc quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ đất sau di dời theo quy hoạch, ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Thực hiện kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường. Riêng đối với các cơ sở không phù hợp quy hoạch, UBND Thành phố cần chỉ đạo liên ngành chủ động công bố công khai thông tin quy hoạch để đối tượng phải di dời biết và chủ động thực hiện.

Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Đàm Văn Huân cho rằng, để thúc đẩy nhanh việc di dời theo kế hoạch, UBND thành phố cần ban hành danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội đảm bảo đúng quy định.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đảm bảo rõ nhiệm vụ, rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, trách nhiệm cơ quan phối hợp, rõ tiến độ, lộ trình thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, nguyên tắc quy định của pháp luật.

Đặc biệt, Sở Tài nguyên và Môi trường không tiếp tục gia hạn sử dụng đất cho các cơ sở bị di dời; tham mưu cơ chế quản lý khu vực các đơn vị đã di dời tránh tình trạng lấn chiếm, tập trung phế thải không đúng nơi quy định; chủ trì cùng các sở, ngành, UBND 12 quận và 5 huyện có đề án thành lập quận (Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng) lên danh mục các cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp phải di dời không phù hợp quy hoạch theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ.

HẾT

bài liên quan
Lộ diện doanh nghiệp trúng đấu giá lô "đất vàng" gần 2.300m2 ở Đà Nẵng

Lộ diện doanh nghiệp trúng đấu giá lô "đất vàng" gần 2.300m2 ở Đà Nẵng

Khu đất 3 mặt tiền, rộng hơn 2.200m2 ở Đà Nẵng vừa được đấu giá thành công với mức giá cao. Doanh nghiệp trúng đấu giá sẽ xây dựng trường mầm non.
Cơ sở sản xuất bún, bánh ướt “hành” hàng xóm

Cơ sở sản xuất bún, bánh ướt “hành” hàng xóm

Gần 100 hộ dân thuộc thôn Tây Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế suốt 4 năm qua bị cơ sở sản xuất bún tại địa phương này “đầu độc” vì mùi hôi thối trong quá trình sản xuất.
Bài 2 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Vấn đề "nóng hổi", vì sao chậm trễ?

Bài 2 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Vấn đề "nóng hổi", vì sao chậm trễ?

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế; nguồn lực Nhà nước còn hạn chế trong đầu tư hạ tầng tại nơi di chuyển đến… được coi là những vấn đề nổi cộm khiến lộ trình di dời cơ sở ô nhiễm khỏi nội đô tiếp tục chậm chạp.
Bài 1 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Chậm chạp, có nơi "mọc lên" nhà cao tầng

Bài 1 - Di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô: Chậm chạp, có nơi "mọc lên" nhà cao tầng

Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách nhưng đến nay việc di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu dân cư trên địa bàn TP Hà Nội vẫn đang chậm so với yêu cầu.
Khu đất 157 Đức Giang buộc di dời, dự án của PCC-1 Group "lay lắt" mãi chưa xong

Khu đất 157 Đức Giang buộc di dời, dự án của PCC-1 Group "lay lắt" mãi chưa xong

Quá trình hình thành dự án tại 157 Đức Giang, phường Thượng Thanh (Hà Nội) đã có từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn đang trong tình trạng “lay lắt".
Hà Nội: 9 cơ sở nhà đất sắp phải di dời khỏi khu vực nội đô

Hà Nội: 9 cơ sở nhà đất sắp phải di dời khỏi khu vực nội đô

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về danh mục 9 cơ sở nhà đất phải di dời khỏi khu vực nội đô theo quy hoạch.
Mới nhất
Đọc nhiều
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Trong tổng diện tích 24.158,71m2 đất được UBND TP Hà Nội giao cho huyện Đan Phượng, có 1.559,07m2 đất để dùng xây dựng nhà ở xã hội.
Bị công an phát hiện nghi chở pháo lậu, đối tượng xuất trình thẻ nhà báo giả

Bị công an phát hiện nghi chở pháo lậu, đối tượng xuất trình thẻ nhà báo giả

Thấy chiếc xe đang di chuyển có biểu hiện nghi vấn nên lực lượng chức năng dừng để kiểm tra
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.