Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 30 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 30°C

Bác Hồ của chúng ta

Hình sự & tố tụng hình sự
03/09/2019 07:20
aa
Những gì đã tạo dựng, đã hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới?


Mỗi lần nói những lời trìu mến, thân thương về Bác Hồ kính yêu; mỗi dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người; nghiên cứu, học tập và làm theo Người, chúng ta, bạn bè ta, nhất là các khoa học, thường nêu câu hỏi: Những gì đã tạo dựng, đã hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới?

Tại sao ở trong con người Hồ Chí Minh lại kết hợp hài hoà, phong phú, bền chặt nhiều phẩm chất cao quý đến như vậy: Một người yêu nước, thương dân hết mực; một chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; một lãnh tụ cộng sản xuất sắc, nhân hậu, được nhiều người, nhiều dân tộc ngưỡng mộ, tôn vinh; một người hiền của mọi thời đại?

Quê hương yêu dấu

Bác Hồ của chúng ta
Quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Quê Bác nằm ở hạ lưu Sông Lam của xứ Nghệ, nơi hội tụ của các trung tâm văn hoá vùng Bắc Trung Bộ; nơi phát tích nhiều nền văn hoá cổ, một vùng văn hoá - dân tộc học đặc sắc. Cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn, một trong những lãnh tụ xuất sắc của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX từng ca ngợi quê hương mình: “Non nước châu Hoan đẹp tuyệt vời / Sinh ra trung nghĩa biết bao người”.

Bác Hồ của chúng ta sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Vùng quê ấy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thường xuyên đương đầu với muôn vàn thử thách, tàn phá do giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn gan góc, trong mất mát vẫn kiên cường, trong đói nghèo vẫn “đói sạch, rách thơm”; là “đất phên dậu”, “đất Cối Kê”, “thành đồng ao nóng của nước”.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông hung bạo từng tung hoành vó ngựa xâm lăng suốt cả một vùng đất rộng dài từ Á sang Âu, khi đất nước ở vào tình thế nước sôi lửa bỏng, ngàn cân treo sợi tóc, vua Trần Nhân Tông vẫn tin tưởng: “Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan Diễn do tồn thập vạn binh” (tạm dịch: Chuyện cũ Cối Kê ngươi nên nhớ, Hoan Diễn kia còn chục vạn binh). Nhìn trong lịch sử dân tộc, những tên tuổi lớn như Mai Hắc Đế, Hồ Quý Ly, Nguyễn Huệ-Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ... hoặc sinh ra hoặc khởi nghiệp và thành danh ở nơi này. Ở thời hiện đại, cùng với Hồ Chí Minh, nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lý Tự Trọng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sĩ Sách,… cũng là những người con ưu tú của đất Hồng Lam.

Bác Hồ sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học nguồn gốc nông dân. Ông Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ Bác, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cụ giáo Hoàng Đường đưa về nuôi dưỡng, cho ăn học, rồi gả người con gái yêu đầu lòng. Khi Bác cất tiếng khóc chào đời, khói lửa của phong trào Cần Vương - bên kia sông Lam là cuộc dấy nghĩa của Phan Đình Phùng, Cao Thắng, ở ngay núi Chung trước nhà là của Vương Thúc Mậu… dần lắng xuống.

Thân mẫu Bác thường ru con những câu ca da diết: “Con ơi nhớ lấy câu này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm/ Làm người đói sạch rách thơm/ Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”.

Lớn lên chút nữa, những cuộc đàm đạo văn chương, thế sự của thân phụ Bác với các vị túc nho như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân đã nhen lên trong tâm khảm Bác và người chị, người anh lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù lũ giặc sâu sắc.

Ông Nguyễn Sinh Sắc, dù đậu Phó bảng, dù được bổ làm quan vẫn trước sau đau đáu “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ” (Quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ nên càng nô lệ hơn). Chị gái của Bác - bà Nguyễn Thị Thanh, anh trai Bác - ông Nguyễn Sinh Khiêm, đều được học hành chu đáo, tham gia các hoạt động yêu nước, đều bị chính quyền thực dân, phong kiến cầm tù, quản chế. Truyền thống vẻ vang của quê hương và gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi ấu thơ của Bác, đến việc hình thành nhân cách, tư tưởng, đạo đức của Bác.

Sau này, trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, được hoà mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc; được tiếp xúc với chủ nghĩ Mác-Lenin và ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng của dân tộc, của quê hương lên tầm cao mới: chủ nghĩa yêu nước mang nội dung nhân bản sâu sắc; giải phóng dân tộc đi liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người; đề cao con người là nhân tố quyết định của lịch sử; cách mạng dân tộc, dân chủ phải phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa; sức mạnh dân tộc phải gắn liền với sức mạnh thời đại; đặc biệt coi trọng vai trò “là gốc”, “là người chủ” của nhân dân, sức mạnh to lớn đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là những đóng góp hết sức quan trọng của Người đối với giá trị văn hoá Việt Nam và cả nhân loại.

Một con người của “nền văn hóa tương lai”

Bác Hồ của chúng ta
Người thanh niên Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tour (Pháp), tháng 12/1920

Năm 1987, Đại hội đồng UNESSCO làn thứ 24 tại Paris, nước Pháp đã ra Nghị quyết 24C/18.65 về việc kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990, đúng 100 năm Ngày sinh của Người, vinh danh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới”[1]. Nhưng 64 năm trước, năm 1923, nhà thơ Xô viết Osip Mandelstam đã viết về Nguyễn Ái Quốc - tên Người lúc đó, trên tạp chí Ogoniok, số 39: “Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không phải là văn hoá châu Âu mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”… “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”[2].

Dẫu bôn ba bốn biển năm châu, dẫu xa quê khi còn rất trẻ, Người luôn yêu quý, luôn khắc khoải về đất nước, quê hương. Người nhớ nằm lòng nhiều làn điệu hát ví, hát giặm, hát phường vải của quê nhà. Người sử dụng rộng rãi, linh hoạt, tài tình các thể loại văn học truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hoá dân dã như tập Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, tập cổ, thơ lục bát, thơ tự vịnh, thơ cổ điển, thơ mừng tuổi, thơ chúc tết, chúc thọ.

Người ưa lẩy Kiều và đã vận dụng nghệ thuật dân gian này đến độ sáng tạo, tinh tế. Người không nhận mình là một nhà thơ, nhà văn “Ngâm thơ ta vốn không ham”... Người làm thơ, viết văn, viết báo, chụp ảnh, ký hoạ có khi là để mưu sinh, nhưng cao hơn là để phong phú hóa, thanh bạch hóa cuộc sống thường nhật gian khổ, khó khăn của mình, là để phục vụ cách mạng.

Trong thơ văn, Người hay dùng tục ngữ, ca dao, dân ca, lối nói ví von, so sánh sinh động, dễ hiểu của nhân dân lao động. Người yêu mến và say sưa nghiên cứu các tác phẩm văn chương cổ điển của Việt Nam, Trung Quốc, Pháp và các nước khác. Người nhắc nhở mình và mọi người “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Văn chương, thơ ca của Người giản dị, chân chất, nhân văn như tính mộc mạc, đằm thắm của người Nghệ, lại có cái sâu sắc, thâm thuý, uyên bác của các nhà hiền triết phương Đông, phương Tây; cổ điển và hiện đại, xứ sở và dân tộc, bình dân và bác học... hoà quyện một cách nhuần nhuyễn, sống động, tài tình.

Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân lên hầu khắp các châu lục, nhiều quốc gia, nhiều nền văn hoá, thông thuộc nhiều thứ tiếng nước ngoài. Vậy mà, một đêm ở Thái Lan xa xôi, Người thốt lên “Xa nhà chốc mấy mươi niên / Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”. Người vẫn giữ cho mình giọng Nghệ nằng nặng, trầm ấm, chân chất, vang vọng của quê nhà. Sau hàng chục năm xa quê, ngày trở lại, Người xúc động nói: “Quê hương nghĩa trọng tình cao / Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”.

Người không quên lối đi nhỏ vào nhà ngày xưa nơi có hàng râm bụt, cây bưởi, luống rau, luống lạc trước nhà, cây mít, hàng cau phía sau, chiếc võng tuổi thơ, chiếc rương gỗ nhỏ - của hồi môn ít ỏi của mẹ, khung cửi của bà, của mẹ, chiếc phản gỗ và mấy pho sách của cha, những câu chuyện kể của ông bà… Người nhớ và ghi sâu công đức người thầy khai tâm của mình, những kỷ niệm với người bạn câu cá, ông thợ rèn, bạn thả diều, chăn trâu, đánh trận giả…Người nhớ và nhắc giúp nghệ sỹ quê nhà hai câu cuối của một bài hát dân ca, về cách phát âm, cách luyến láy một số từ giọng Nghệ khi hát xướng. Trong bữa ăn thường nhật, Người ưa món tương, cà, nhút, vừng của quê nhà.

Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới

Bác Hồ của chúng ta
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm với các chiến sĩ hải quân Liên Xô trên chiến hạm Rạng Đông tại thành phố Leningrad vào tháng 8/1957

Năm 15 tuổi, Nguyễn Sinh Cung cùng cha, mẹ và anh Khiêm vào Huế; năm 18 tuổi (1908), Anh tham gia các cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tại kinh đô Huế. Năm 1910, trong tên gọi Nguyễn Tất Thành, trên con đường mở mang tầm nhìn, khao khát con đường cứu nước, Bác của chúng ta dừng chân dạy học ở Trường Dục Thanh, thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở đây lập ra nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng.

Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành xuống tàu biển sang phương Tây, như sau này Người kể lại “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”([3])

Trước đó, Phan Bội Châu đi về phương Đông, nhưng một thực tế hết sức phũ phàng là nước Nhật “đồng chủng”, “đồng cừu” đang phản bội người da vàng, xâm lược Trung Quốc, Triều Tiên, ra lệnh trục xuất chính Phan và các du học sinh Việt Nam yêu nước. Cải cách của Khang, Lương ở Trung Quốc thất bại, cho thấy Trung Quốc không thể đi theo con đường Duy Tân của Nhật Bản.

Cách mạng Tân Hợi (1911) của Tôn Văn tuy lật đổ được ngai vàng đế chế, nhưng đã không lật đổ được quyền chiếm hữu ruộng đất và ách bóc lột của địa chủ phong kiến, ách nô dịch của đế quốc tư bản nước ngoài.

Nhiều trí thức Việt Nam đương thời cũng sang Pháp, có người chỉ lo học hành, kiếm sống, làm giàu; có người vừa học chữ, vừa tìm đường cứu nước, cứu dân.

Luật sư, Tiến sĩ Phan Văn Trường và Phó bảng Phan Châu Trinh tiêu biểu cho nhóm thứ hai. Tuy nhiên, sống và hoạt động ở Pháp nhiều năm, từng tiếp xúc với các lực lượng cánh tả Pháp, vậy mà các ông vẫn không tìm được con đường đúng đắn giải phóng dân tộc, không đến được với chủ nghĩa Mác-Lenin như Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc. Theo báo cáo của Trung ương Đảng Xã hội Pháp thì năm 1913 đã có 7 người Việt Nam vào Đảng Xã hội Pháp, năm 1919 có 80 người Việt Nam tham gia Đảng này, nhưng đến năm 1920 chỉ còn 20 người, duy chỉ có Nguyễn Ái Quốc (vào Đảng Xã hội Pháp năm 1918) trở thành người cộng sản[4].

Trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc được hòa mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á. Với sự thông minh, mẫn tiệp, nhạy cảm với cái mới, trăn trở, khát khao tìm con đường đúng đắn để cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc, gạn lọc, đón nhận những tư tưởng tiến bộ của văn hóa phương Tây: chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, chủ nghĩa duy lý thế kỷ Ánh sáng, tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Pháp, Anh, Mỹ…

Ở Pháp, Người cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường gửi Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Versailles (1919); viết Bản án chế độ thực dân Pháp (1920); bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba (tức Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và đương nhiên, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920); sáng lập báo Người cùng khổ (Le Paria, 1922), ngay bài viết cho số đầu tiên, Người tuyên bố sứ mệnh tờ báo là “giải phóng con người”.

Hơn 10 năm ở trời Tây, vừa vất vả lao động kiếm sống, vừa đau đáu tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc càng nhận thức rõ: chủ nghĩa tư bản, bè lũ đế quốc, thực dân là những kẻ đã gây ra mọi áp bức, bóc lột, đau khổ cho công nhân, nông dân và các tầng lớp khác ở cả thuộc địa và ở ngay chính quốc. Theo Người: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ Ba.

Từng bước một, trong cuộc đấu tranh vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lê-nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.”[5] Người khẳng định: “Muốn giải phóng dân tộc phải tự mình làm lấy”.

Người tin tưởng ở con đường đi của mình, tin tưởng ở sức mạnh của nhân dân, của dân tộc. Điều này, rất khác với quan điểm của Phan Bội Châu, của Phan Chu Trinh; vượt qua những giáo lý Khổng, Mạnh hẹp hòi, duy tâm; vượt qua sự hạn chế của chủ nghĩa yêu nước đã khá lỗi thời của các sĩ phu phong kiến và các nhà cách mạng có xu hướng dân chủ tư sản, tiểu tư sản đương thời. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đến với chủ nghĩa cộng sản khoa học, chủ nghĩa Mác-Lenin.

Người bắt gặp, đón nhận Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lenin, và sự kiện này không hề là ngẫu nhiên, may mắn. Đó là một tất yếu khách quan mang tính khoa học và cách mạng. Chính Phan Châu Trinh, trong một bức thư đề ngày 18 tháng 2 năm 1922 gửi từ Mác-xây cho Nguyễn Ái Quốc đang ở Paris, đã viết: “Thân tôi tựa như chim lồng, cá chậu…Cảnh tôi như hoa sắp tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, mà hơi tàn cũng phải gào cho hả, may ra có tỉnh giấc hồn mê”. Cuối thư, Cụ ví Nguyễn Ái Quốc “như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hành, lý thuyết tinh thông…không bao lâu nữa cái chủ nghĩa anh tôn thờ (ý nói chủ nghĩa Mác-Lenin) sẽ thâm căn cố đế trong đám dân tình chí sĩ nước ta”[6].

Điều mà cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc cùng các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và cả dân tộc mong mỏi, đã theo bước chân của Nguyễn Tất Thành-Văn Ba-Nguyễn Ái Quốc, qua thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc; qua ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lenin và cách mạng Tháng Mười Nga, đã lan tỏa, “sâu rễ bền gốc” ở Việt Nam.

Để có chuyến trở về nước lịch sử của Nguyễn Ái Quốc ngày 28 tháng 1 năm 1941. Để có Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945 với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Người có tầm nhìn cao rộng và sâu xa, xuyên qua lịch sử, bao quát không gian, thấy sáng tương lai, mở ra những bước ngoặt vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam từ cảnh nô lệ lầm than ra ánh sáng độc lập tự do, từ một đất nước ít ai biết đến trở thành người chiến sĩ tiêu biểu cho cả loài người tiến bộ yêu mến và khâm phục.

Đó là tầm nhìn mang ý nghĩa chiến lược, nhìn thấy con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gặp gỡ và hòa nhập với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa quyện vào nhau trong không gian và thời gian, ở một nước và trên toàn thế giới” [7].

Từ Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An, Hồ Chí Minh đã hòa mình cùng cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân, dân tộc mình; vươn ra biển lớn để từ một người yêu nước chân chính thành người cộng sản chân chính, một nhà văn hóa lớn của phương Đông và phương Tây.

Từ thế giới, Người lại trở về với nhân dân mình, dân tộc mình, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; lập nên nước Việt Nam dân chủ, cộng hòa; làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; tạo những tiền đề quan trọng cho trân “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 trên bầu trời Hà Nội, cho Đại thắng mùa xuân 1975 hội tụ ở Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Người để lại cho muôn đời sau tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh, con đường Hồ Chí Minh. Người là đóa sen đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và là đóa sen đẹp, thanh cao, mẫu mực của nhân loại.

PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

[1] Đại hội đồng UNESCO 24, họp từ 20/10-20/11/1987 ở Paris đã ra Nghị quyết tại Tiểu mục18.65, mục 18.6 .

[2] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, Tập 1, trang 477.

[3] Theo cuốn sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện”của tác giả T.Lan, bản in năm 1976 của Nhà xuất bản Sự thật.

[4] Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ Tĩnh, 1990, trang 146.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập X, trang 126-128 (Bài “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê-nin, đăng trên Tạp chí Các vấn đề phương Đông, Liên Xô, 1960, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày sinh V.I. Lê-nin).

[6] Bác Hồ với đất Quảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

[7] Lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại buổi gặp mặt với đại biểu cán bộ và nhân dân Nghệ Tĩnh ngày 19 tháng 5 năm 1985.

bài liên quan
Giáng sinh của nhiều cảnh đời

Giáng sinh của nhiều cảnh đời

Giáng sinh là mùa để các em học sinh trổ tài viết thư gửi ông già Noel. Nhiều bức thư của các em có thể khiến người lớn phải nhói lòng trước những hoàn cảnh tội nghiệp hoặc mỉm cười trước những lời lẽ ngộ nghĩnh.
Khai mạc Giải Bóng đá các cơ quan Trung ương mở rộng - Cúp báo Đại biểu Nhân dân

Khai mạc Giải Bóng đá các cơ quan Trung ương mở rộng - Cúp báo Đại biểu Nhân dân

Chiều 14.12, tại Hà Nội, Giải Bóng đá các cơ quan Trung ương mở rộng - Cup Báo Đại biểu Nhân dân lần thứ 21 đã chính thức khai mạc. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao, mở rộng giao lưu hữu nghị giữa các cơ quan, đơn vị.
Ca sĩ Sulli qua đời: "Tôi đã nói với họ mình kiệt sức rồi"

Ca sĩ Sulli qua đời: "Tôi đã nói với họ mình kiệt sức rồi"

Đó là tâm sự nghẹn ngào của ca sĩ Sulli nói tại show thực tế Jinri Store vào tháng 10 năm ngoái. Một sự thật đau lòng.
Việt Nam gặp Indonesia: Thầy trò ông Park sẽ có 3 điểm ở Bali!

Việt Nam gặp Indonesia: Thầy trò ông Park sẽ có 3 điểm ở Bali!

Đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng quan trọng trước Malaysia trên sân Mỹ Đình. Thầy trò ông Park sẽ đá ra sao và có được kết quả như thế nào trên chuyến làm khách đến Bali trước đối thủ Indonesia. Chúng ta cùng nghe những nhìn nhận của các chuyên gia bóng đá trong nước về trận đấu tại bảng G vòng loại World Cup 2022 này.
HLV Park Hang Seo nghi phóng viên quay lén buổi tập của tuyển Việt Nam

HLV Park Hang Seo nghi phóng viên quay lén buổi tập của tuyển Việt Nam

Buổi tập làm quen sân thi đấu Kapten I Wayan Dipta tối 14/10 của đội tuyển Việt Nam kéo dài chỉ hơn 1 giờ đồng hồ nên HLV Park Hang Seo muốn tận dụng từng phút giây của khoảng thời gian quý giá này.
Việt Nam - Malaysia 1-0: Chiến thắng đầu tiên của tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup

Việt Nam - Malaysia 1-0: Chiến thắng đầu tiên của tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup

Tuyển Việt Nam được các doanh nghiệp thưởng 1 tỷ đồng với chiến thắng đầu tiên tại vòng loại World Cup.
Mới nhất
Đọc nhiều
Cần làm rõ việc đổ phế thải xây dựng lấp bờ đầm tại xã Bát Tràng

Cần làm rõ việc đổ phế thải xây dựng lấp bờ đầm tại xã Bát Tràng

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục tấn phế thải xây dựng được đổ ngày đêm san lấp bờ đầm thuộc thôn 4, Bát Tràng, (Gia Lâm, Hà Nội).
“Bí quyết” nào giúp người có vàng cho vay thu hồi được nợ?

“Bí quyết” nào giúp người có vàng cho vay thu hồi được nợ?

Theo quy định của pháp luật vay vàng thì phải trả bằng vàng, nhưng do thời gian gần đây giá vàng tăng phi mã dẫn tới nhiều câu chuyện “giở khóc, giở cười” liên quan đến việc trả nợ, thậm chí nhiều trường hợp “cù nhầy” chỉ trả phần gốc vay bằng tiền mặt...
Sau sáp nhập, Đồng Nai thuộc Top 3 tỉnh đông dân nhất nước

Sau sáp nhập, Đồng Nai thuộc Top 3 tỉnh đông dân nhất nước

Việc sáp nhập Đồng Nai và Bình Phước hình thành đơn vị hành chính đông dân thứ ba cả nước, mở rộng không gian phát triển và tăng liên kết vùng Đông Nam Bộ.
Tin bài khác
Quảng Ninh: Bắt giữ nhiều đối tượng người nước ngoài nhập cảnh trái phép

Quảng Ninh: Bắt giữ nhiều đối tượng người nước ngoài nhập cảnh trái phép

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh vừa triệt phá đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, bắt giữ 01 đối tượng và 10 người đàn ông quốc tịch Trung Quốc.
Hành trình truy bắt đối tượng bị truy nã trong vụ nổ súng khiến một Công an hy sinh ở Quảng Ninh

Hành trình truy bắt đối tượng bị truy nã trong vụ nổ súng khiến một Công an hy sinh ở Quảng Ninh

Sau gần một ngày phát lệnh truy nã đối tượng Bùi Đình Khánh đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ tại TP Thanh Hóa.
Đã bắt được đối tượng Bùi Đình Khánh tại Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng Bùi Đình Khánh tại Thanh Hóa

Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đã truy bắt thành công đối tượng Bùi Đình Khánh tại Thanh Hóa vào lúc hơn 22h tối qua ngày 18/4.
Trao Quyết định thăng hàm vượt cấp cho Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Trao Quyết định thăng hàm vượt cấp cho Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Chiều ngày 18/4, Đoàn đại biểu Đảng ủy Công an Trung ương do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đến viếng và trao Quyết định thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải tại nhà riêng, thôn Cao Xá, thị trấn Trần Cao (Phù Cừ, Hưng Yên), cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh đã anh dũng hi sinh trong khi truy bắt nhóm tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Ninh.
Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho Thiếu tá anh dũng hy sinh khi truy bắt tội phạm ma túy tại Quảng Ninh

Cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho Thiếu tá anh dũng hy sinh khi truy bắt tội phạm ma túy tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 794/QĐ-TTg ngày 18/4/2025 cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho ông Nguyễn Đăng Khải, cấp bậc: Thiếu tá, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an, đã hy sinh trong thực thi nhiệm vụ đấu tranh, bắt giữ đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
Đề nghị điều tra 2 vụ xe tải tông gãy thanh chắn đường sắt ở Trảng Bom

Đề nghị điều tra 2 vụ xe tải tông gãy thanh chắn đường sắt ở Trảng Bom

Hai tài xế xe tải tại Trảng Bom (Đồng Nai) bị điều tra do cố tình tông gãy thanh chắn đường sắt khi tàu đến gần, gây hư hỏng tài sản và vi phạm nghiêm trọng an toàn giao thông.
Ninh Bình: Truy bắt nhóm đối tượng đua xe, gây rối trật tự công cộng

Ninh Bình: Truy bắt nhóm đối tượng đua xe, gây rối trật tự công cộng

Công an tỉnh Ninh Bình đang phối hợp điều tra, xử lý nhóm đối tượng gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, chiếm đoạt tài sản.
Khởi tố 3 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép, thu lợi hơn 13 tỷ đồng

Khởi tố 3 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép, thu lợi hơn 13 tỷ đồng

Theo cơ quan công an, từ tháng 4/2024 đến khi bị phát hiện, các đối tượng: Trần Tiến Chung, Phạm Ngọc Phúc và Trịnh Ngọc Tuấn đã thực hiện hành vi khai thác không đúng nội dung giấy phép và khai thác ngoài khu vực mỏ được cấp phép của Công ty TNHH Tiến Chung để thu lợi bất chính hơn 13 tỷ đồng.
Thanh Hoá: Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ Campuchia

Thanh Hoá: Bắt đối tượng lừa đảo trở về từ Campuchia

Sau khi lừa đảo ở Việt Nam, Nguyễn Hoàng Anh đã bỏ trốn sang Campuchia và tiếp tục tham gia vào khu Tam Thái Tử để lừa đảo. Tại đây, do “không đủ chỉ tiêu” của bọn chủ giao nên Nguyễn Hoàng Anh thường xuyên bị đánh đập, tra tấn dã man. Không chịu nổi, đối tượng này đã tìm cách trốn về Việt Nam và bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.