Hình ảnh hai mẹ con vừa ôm nhau vừa khóc trước cổng trường thi có lẽ là một trong những khoảnh khắc xúc động và ám ảnh nhất những ngày vừa qua. Nó cũng “châm ngòi” cho cuộc tranh luận không hồi kết giữa các phụ huynh cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục.
Tấm ảnh châm ngòi cho tranh luận: Mẹ con ôm nhau khóc sau giờ thi Ảnh: Diệp Anh
Áp lực học hành: Cần hay không?
Những ngày này, chuyện thi cử, học hành của con cái trở thành một trong những chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm, bàn luận ở khắp các diễn đàn của phụ huynh trên cộng đồng mạng.
Sau khi facebook T. Trần chia sẻ câu chuyện của mình lên một nhóm kín, về việc anh vốn có xu hướng để các con học hành thoải mái nhẹ nhàng. Tuy nhiên, hậu quả là con gái anh trượt đại học, thường xuyên bỏ học. Con trai anh hiện tại lớp 8 cũng có kết quả học lực trung bình. “Từ hai đứa con, tôi rút ra một điều: nếu không tạo một sức ép đủ mạnh lên con cái, chúng sẽ không bao giờ ý thức được cái giá phải trả về sau này. Sai lầm của tôi là không tạo ra một kỉ luật cần thiết để các con trở nên hoang dã và bất chấp”, anh viết.
Câu chuyện của anh thu hút hàng trăm lượt thích và hơn 250 bình luận. Bên cạnh những ý kiến cương quyết phản bác việc “gò” con cái vào học hành vẫn có nhiều người tán đồng quan điểm của anh.
Anh Phạm T.T chia sẻ: “Mình là một ví dụ về việc bố mẹ không ép học, không đi họp phụ huynh, không biết lịch học của con luôn. Và kết quả là mình học cực kỳ đối phó chưa bao giờ được học sinh tiên tiến. Lớn lên vào đời vất vả mới thấy giá như bị ép học thì tốt. Tệ nữa là giờ không có kỹ năng để ép con vào kỷ luật”.
“Tôi đồng ý với tác giả và hiểu sự hối hận của tác giả do không rèn cho con tính kỉ luật. Hồi còn niên thiếu tôi uất ức vì sức ép và kỉ luật của gia đình, nhưng giờ tôi biết ơn cha mẹ vì điều ấy. Tôi có tố chất hơn bạn bè đồng lứa, nhưng chính sự rèn giũa của bố mẹ mới giúp tôi đi bền, đi xa. Giờ xã hội ngày càng đòi hỏi những trình độ cao hơn, kĩ năng chuyên sâu hơn, không có chỗ cho kẻ lười biếng”, bạn trẻ A.P. Nguyễn viết.
Tài khoản K. Trần cho rằng: “Kỷ luật là điều cần thiết, quan trọng là làm nó với tình thương chứ không phải với mục đích ganh đua. Hầu hết trẻ nào cũng thích chơi hơn học và một đứa nhóc thì khó mà đủ nhận thức để quyết định tương lai của chính nó. Các anh các chị nào hay bảo để con tôi tự do chọn lựa là rất không thực tế và phó mặc chuyện tương lai của con cái vào tay một đứa nhóc”.
Chị Võ.T H thì nhận định: “Thực ra ở đây các bậc phụ huynh cần hiểu vấn đề là: không áp lực, không gây sức ép cho con khi con mình không có đủ khả năng để học ở mức cao hơn trình độ con có (tức là bắt nó học ở cái lớp khó hơn hẳn trình độ của nó), chứ không phải là không ép khi con không thích học. Nói thật trẻ con nó chỉ thích chơi chứ không bao giờ thích học, người lớn còn thế nữa là trẻ con”.
Trong đó, ý kiến của thành viên Tom Dinh nhận được khá nhiều đồng thuận: “Em thấy đúng là cần có một sức ép đủ lớn thì trẻ con mới chú ý hơn đến việc học ạ. Nhưng cách tạo sức ép thế nào cho hợp lý thì khó quá”.
Đi “cáp treo” hay “gọt quả núi xuống thấp”?
Những tranh cãi của phụ huynh giữa việc “để con chơi” hay “ép con học” vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”, nhất là khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đang đến gần. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng không nên để con cái bị đè nặng bởi áp lực học hành. Tuy nhiên, Tiến sĩ Toán học Lê Thống Nhất cũng nhấn mạnh phải hiểu thật chính xác áp lực này là gì và nó đến từ đâu.
“Người ta đang nhầm lẫn giữa việc áp lực do mục tiêu rèn luyện hay áp lực do tâm lý, phương pháp rèn luyện. Nhiều người yêu cầu Bộ GD&ĐT phải giảm áp lực học hành bằng cách giảm tải chương trình, phải phấn đấu một kỳ thi nhẹ nhàng, tôi cho đó là sai lầm.
Làm thế nào để con cái học hành không áp lực nhưng vẫn hiệu quả là câu hỏi luôn khiến phụ huynh đau đầu
Cũng là leo lên một đỉnh núi, có khi ta thấy mệt mỏi nhưng cũng có khi ta thấy nhẹ nhàng? Khi hưng phấn vui vẻ thì nhẹ nhàng còn khi không muốn leo mà cứ phải leo thì sẽ cảm thấy nặng nề từng bước. Điều này tương tự như động cơ học tập, thái độ học tập tốt sẽ góp phần giảm nhẹ áp lực. Việc hạ thấp độ cao một ngọn núi chưa hẳn là giải pháp hay để lúc nào cũng leo lên nhẹ nhàng. Đôi khi người ta thay đổi phương thức giúp ai cũng dễ tới đỉnh núi hơn, chẳng hạn bằng cáp treo. Phương pháp giảng dạy của thầy cô cùng với phương pháp học tập của học sinh sẽ là “cáp treo” làm giảm áp lực học tập.
Thời chúng tôi, mục tiêu rèn luyện khá cao khi học ở lớp chuyên toán (hồi đó gọi là lớp Toán Đặc biệt) nhưng với động cơ học tập và phương pháp học tập được thầy cô giúp tạo ra, chúng tôi không hề thấy áp lực, vẫn vui chơi khá nhiều, vẫn thoải mái mà vẫn đạt được mục tiêu.
Theo tôi, học sinh bị áp lực học tập có những lý do từ phụ huynh, từ những cách điều khiển con học không đúng cách, đôi khi theo kiểu nhồi nhét. Có những mục tiêu mà phụ huynh đặt thêm ra so với chuẩn của Bộ GD&ĐT mà không kể đến có phù hợp từng lứa tuổi hay không, con mình có năng lực hay không?
Nếu cứ giảm tải theo kiểu “gọt quả núi thấp xuống” thì sẽ hỏng hết giáo dục. Một bài học chúng ta đang nhận lấy đó là điểm 9, điểm 10, danh hiệu học sinh giỏi nhiều không đếm xuể ở các cấp tiểu học hay THCS. Thay bằng giúp học sinh leo lên thì thầy cô đã bồng bế học sinh lên. Thay vì động viên, khích lệ các em cố gắng thì thầy cô đã trao cho các em những “vinh quang” giả tạo. Những niềm vui giả dối đó có thực sự tốt cho các em hay chỉ góp phần xoá dần động cơ sự phấn đấu?”, TS Lê Thống Nhất phân tích.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho rằng bố mẹ nào cũng có kỳ vọng vào con cái, nhưng hãy ít thôi và luôn phải đồng hành, lắng nghe, hỗ trợ con. Hãy hiểu cho những nỗi niềm của con, đừng đặt mục tiêu con phải vào trường điểm, trường đại học hàng đầu, mà hãy động viên con cố gắng, nếu không đạt được vẫn có những lựa chọn khác phù hợp hơn. “Nhiều phụ huynh sai lầm khi cho rằng càng lên lớp trên mới càng quan trọng, và lơ là những năm học đầu đời. Theo tôi, ngay từ bậc tiểu học, cha mẹ và thầy cô đã cần phải sát sao, động viên con, khích lệ con và làm gương cho con, tạo cho con sự hứng thú, tự giác với việc học.
Thay vì suốt ngày cầm điện thoại, cha mẹ hãy cầm cuốn sách. Thay vì quát mắng bắt con học bài, hãy dành thời gian ngồi cùng con, chia sẻ với con niềm vui hoặc những băn khoăn khi đến trường”, TS Hoàng Ngọc Vinh bày tỏ quan điểm.
Đứng trên góc độ là một người chuyên nghiên cứu tâm lý tuổi trẻ vị thành niên, chuyên gia tư vấn Lê Thị Túy cho biết áp lực học tập không phải là vấn đề mới, nhưng các hành vi gây hại cho các em đang có xu hướng gia tăng. Trước đây, khi sống trong xã hội có yếu tố truyền thống nhiều hơn, một đứa trẻ được hỗ trợ tâm lý bởi bố mẹ, ông bà, họ hàng, làng xóm.
Ngày nay, trong xã hội đô thị hóa, mỗi gia đình sống trong các căn hộ biệt lập, trách nhiệm chính trong việc giáo dục con cái thuộc về bố mẹ. Nhưng chính bố mẹ cũng không có thời gian tâm sự với con. Nếu có thì cũng chỉ được vài câu rồi lại chăm chú vào điện thoại, máy tính… Bởi vậy, những đứa trẻ ngày càng cô đơn, không có môi trường để giải tỏa những căng thẳng. “Sức ép từ áp lực học hành, thi cử càng cho thấy sự cần thiết và gấp rút hình thành các văn phòng tư vấn tâm lý học đường tại các trường học.
Nó không chỉ giúp các em giải toả được những vấn đề trong học hành mà còn về sức khoẻ giới tính, tình yêu, tình dục, cách xử lý các mối quan hệ bạn bè và trong xã hội...”, chuyên gia tư vấn của Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ Hạnh phúc nêu giải pháp.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long – Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương ký Quyết định số 44/QĐ-HĐPH phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025.
Theo luật sư Đặng Xuân Cường: "Bị can Vũ Văn Lịch khai nhận đang nợ nần, mất phương hướng trong cuộc sống và xem việc vào tù như một lối thoát khỏi bế tắc. Nhưng với người làm nghề luật, hành vi này không thể và không nên được hiểu một cách đơn giản.
Tính đến 15 giờ ngày 28/4, toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chi trả đối với 3,41 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, bảo đảm nhanh gọn, thuận lợi, an toàn, đúng quy định.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sáng 28/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 02 bị can: Trần Phú Hào - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.