Đến SaPa vào một ngày mát mẻ mùa hè, chu du khắp rừng núi hoang sơ, thanh bình, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị rừng núi.
SaPa là nơi sinh sống của nhiều người dân tộc thiểu số, do đó, văn hóa SaPa đa dạng và độc đáo ngay cả trong những món ăn. Cảnh sắc thiên nhiên SaPa khiến bạn lưu luyến, ẩm thực SaPa lại khiến bạn nhớ mãi không quên. Hãy lưu lại những món ăn đặc sắc không thể lẫn vào đâu trước khi đến SaPa nhé.
1. Ẩm thực SaPa: Thắng cố
Nghe tên món ăn thôi đã có nhiều tò mò. Đây là món ăn đặc sản của vùng rừng núi Tây Bắc SaPa. Du khách khi nghe tên sẽ muốn thử món ăn này ngay lập tức nhưng khi nhìn thấy và biết nguyên liệu làm nên món ăn này thì sẽ có chút ngập ngừng. Nhưng không là vấn đề vì món thắng cố được chế biến vô cùng sạch sẽ, không mang lại tác hại gì cho người thưởng thức.
Thắng cố là món ăn truyền thống của người H’Mông, xuất hiện cách đây từ 200 năm và trở thành món ăn phổ biến của các dân tộc vùng Tây Bắc. Thắng cố được nấu từ nhiều loại thịt khác nhau như trâu, bò, lợn… nhưng ngon nhất vẫn là thắng cố thịt ngựa của người H’Mong vùng Bắc Hà, Mường Khương.
Để chế biến một nồi thắng cố ngon, người dân nơi đây dùng nội tạng của ngựa: tiết, xương đem nấu nhừ cùng với 12 thứ gia vị như: thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng…và gia vị chính là cây thắng cố. Thưởng thức thắng cố ở SaPa bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt hương vị đặc trưng của món ăn miền núi Tây Bắc. Món thắng cố được ăn kèm với các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương nổi tiếng cay, nồng, mang lại cảm giác thơm ngon hơn.
2. Ẩm thực SaPa: Thịt lợn cắp nách quay
Đây lại là món ăn đặc sản nổi tiếng khác ở SaPa. Mặc dù thịt lợn được dùng chế biến món ăn này là lợn được nuôi trong gia đình người dân nhưng số lượng nuôi ít. Những chú lợn được nuôi này thường ăn những thức ăn của núi rừng, được thả tự nhiên nên thịt rất thơm ngon, săn chắc.
Công đoạn chế biến món ăn này cũng rất được chú trọng. Lợn cắp nách được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con nướng hoặc quay. Đặc biệt các gia vị tẩm ướp không thể thiếu lá nhội và hạt dổi hoặc hạt mắc khén. Những thứ gia vị này được trộn cùng muối, ớt xanh tạo nên một thức chấm đặc biệt khó cưỡng lại được.
Lợn sau khi quay có mùi thơm khó cưỡng từ khói củi với lớp mật ong bên ngoài. Phần thịt rất ngon, ngọt, da được quay giòn sần sật, chỉ nhìn thôi cũng thấy bụng đói cồn cào. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì giòn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống
Món thịt lợn cắp nách quay ngon hơn khi được ăn kèm cùng cơm hoặc thưởng thức riêng, nhấp thêm một chút rượu ngô, rượu táo mèo.
3. Các món ăn từ cá hồi, cá tầm
Cá hồi và cá tầm nổi tiếng thịt dai, thơm ngon, nhiều dinh dưỡng, là một trong những đặc sản không thể bỏ lỡ tại SaPa. Chình vì thành phần dinh dưỡng trong cá cao nên thực khách rất ưa chuộng các món ăn chế biến từ 2 loại cá này đặc biệt là món lẩu.
Nồi lẩu cá với khói nghi ngút, thịt cá săn chắc, không béo lại thơm ngon. Kèm với lẩu là rau rừng tươi ngon, không thể lẫn hương vị với bất kì chốn nào. Món lẩu cá hồi, cá tầm ngon ở phần chế biến nước dùng. Không chỉ cá được tẩm ướp kỹ càng mà gia vị được nếm cho lẩu vừa ăn. Nấu nước lẩu phải nhỏ lửa và hớt phần bọt để giữ nước lẩu luôn trong. Món ăn độc đáo này được ăn kèm với đậu phụ, củ quả, nấm, ngô chiên giòn, khoai bản nướng. Rau ăn kèm chủ yếu là rau rừng, rau nhà trồng như: cải mèo, ngồng su su, su hào, củ su su…
Ngoài lẩu, gỏi cá hồi cũng được nhiều thực khách mê mẩn. Để có món gỏi ngon thì nguyên liệu tươi sống là yếu tố tiên quyết. Tại Sapa, cá hồi đang bơi được bắt từ bể lên và chế biến ngay tại chỗ phục vụ thực khách nên luôn đảm bảo vị ngọt và độ tươi ngon hiếm có. Bạn có thể ghém miếng cá hồi với lá tía tô như cách ăn truyền thống hay thử một lối thưởng thức hoàn toàn mới với lá cây ô dây có vị chua đặc trưng chỉ có ở Sapa, dĩ nhiên không quên chấm với xì dầu thơm đậm cùng mù tạt cay nồng sẽ cho bạn trải nghiệm thật nhiều thú vị bất ngờ.
4. Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là một trong những món ăn phổ biến vùng rừng núi Tây Bắc. Món ăn này có thể để được lâu, là thức ăn dự trữ trong gian bếp của hầu hết người dân vùng cao. Đây là món ăn chơi không thể thiếu của thực khách khi đến SaPa hoặc mang về làm quà. Món thịt trâu gác bếp đặc biệt ở chỗ hương vị đặc trưng khi ăn chung với mắc khén cay nồng khó quên.
Điều khiến du khách thích thú là thịt trâu gác bếp SaPa bên ngoài có màu nâu sẫm nhưng khi xé ra bên trong có màu đỏ tự nhiên. Khi đưa miếng thịt trâu lên miệng thực khác sẽ cảm nhận được ngay vị cay nồng của mắc khén, hạt dổi quyện với mùi thơm của khói. Càng nhai càng thấm vị ngon của từng thớ thịt.
Người Mông ở SaPa chọn những mảng thịt to, phần thịt thăn hoặc ở bắp vai, lưng của con trâu để làm thịt gác bếp. Thịt đem ướp các loại gia vị như: muối, gừng, mắc khén (hạt tiêu rừng), nước lá rừng. Và cuối cùng treo lên gác bếp đem hun khói tới khi óng đen, quắt khô để bảo quản được lâu hơn.
5. Hạt dẻ rang, nướng
Khác với hạt dẻ rừng, hạt dẻ Sapa to đều gấp 4-5 lần hạt dẻ rừng. Loại hạt này có vỏ mỏng, bóng màu nâu sẫm, có chút lông tơ trắng, dóc vỏ, nhân hạt có màu vàng chanh, vị ngọt, bùi, thơm ngậy. Bạn có thể bắt gặp bất cứ đâu trên đường phố SaPa, các hàng hạt dẻ được bày bán. Hạt dẻ rang có 2 loại: rang thường và rang bơ. Bạn có thể chọn ăn vị tùy thích. Hạt dẻ rang xong, lớp vỏ nứt, bạn dễ dàng bóc tách phần hạt để thưởng thức.
Ẩm thực SaPa: Hạt dẻ SaPa
Vị béo ngậy, hương thơm ngào ngạt, món ăn dân dã nhưng chiều được khẩu vị của biết bao du khách. Người dân Sapa rang hạt dẻ bằng máy để phục vụ lượng lớn nhu cầu của thực khách. Khi rang, người bán cho thêm đá, sỏi nhỏ vào lò, rang chung với hạt dẻ nhằm giữ nhiệt giúp hạt dẻ chín đều. Hạt dẻ được rang đến khi lớp vỏ chuyển màu nâu sẫm, lớp vỏ hơi nứt, ruột thơm vàng là chín tới. Người bán sẽ rang nóng ngay khi bạn gọi mua, nên món ăn lúc nào cũng đều nóng hổi, hấp dẫn.
Ẩm thực SaPa: Hạt dẻ SaPa
Hãy để xe Sao Việt đồng hành cùng bạn trên những chuyến đi khám phá, thưởng ngoạn rừng núi SaPa hùng vĩ, thơ mộng và đầy điều kỳ thú.
Địa chỉ:– Hà Nội: 789 Đường Giải Phóng (Trụ sở chính) | 07 Phạm Văn Đồng | Quầy 36 Bến xe Mĩ Đình | 24 Ngô Gia Khảm (Bế n xe Gia Lâm) | 114 Trần Nhật Duật | Ngã tư Nội Bài – TP, Lào Cai: 333 Phố Mới | 43 Nguyễn Du | 39 Hòa An – Sapa: 69 Xuân Viên | 573 Điện Biên PhủEmail: [email protected] | [email protected]
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Cảnh sát thu giữ xe G63 cùng 18 căn chung cư, biệt thự trị giá hơn 100 tỷ đồng và nâng tổng số tài sản bị thu giữ trong vụ án Mr Pips Phó Đức Nam lên hơn 5.300 tỷ đồng.
Sáng ngày 26/12, UBND TP Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết công tác của Ban Vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh một số nội dung mà Hội Khuyến học cần làm tốt trong năm 2025 như đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khuyến học.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.