Ngày đầu tiên của năm mới, người già dặn có 1 số việc không nên làm để cả năm được bình an, hạnh phúc, đầu xuôi đuôi lọt.
Khi còn bé, cứ vào dịp Tết, ông bà, cha mẹ lại nhắc nhở chị em chúng tôi không nên làm cái này, không nên làm cái kia vào ngày mùng 1 Tết. Ông bà, cha mẹ đều cho rằng, việc thực hiện những điều này là để tránh "dông" cả năm. Như vậy, năm mới sẽ nhiều tốt lành, may mắn, tài lộc hơn.
Lớn lên, có nhiều kiêng kỵ vào ngày đầu năm mới chúng ta vẫn thực hiện, có cái đã quên, có cái không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Nhưng nhưng phong tục, những kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới vẫn khiến mọi người cảm thấy trân trọng và muốn làm theo.
Đó không còn là chuyện tin hay không tin mà là nét đẹp truyền thống, là ký ức tuổi thơ, là sự ấm áp của gia đình và là những mong muốn tốt lành, khát khao kỳ vọng của chúng ta vào năm mới.
Hãy xem người già thường dặn chúng ta kiêng kỵ những điều gì vào ngày đầu năm mới nhé!
1. Người già dặn không thúc giục mọi người thức dậy vào mùng 1 Tết
Lý do cho điều này là vì nếu bạn thúc giục ai đó làm việc gì trong ngày đầu tiên của năm mới thì cả năm người đó sẽ vô cùng bận rộn, luôn bị hối thúc, giục giã, cuộc sống sẽ căng thẳng, mệt mỏi.
Do đó, người già cho rằng đừng nói lời thúc giục ai đó vào ngày đầu năm mới và đương nhiên, việc đầu tiên mà mọi người thúc giục nhau trong ngày chính là "giục dậy nhanh, dậy sớm".
Xét trên thực tế, điều này cũng cân nhắc ở việc cả năm mọi người làm việc vội vã, bận rộn, tích tụ nhiều sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Do đó, nghỉ Tết được thư giãn, sống chậm, có thể ngủ đủ giấc để sạc lại pin và dự trữ năng lượng trong năm mới cũng rất tốt.
Do đó, người già cảm thấy để cho con cái ngủ thêm chút nữa, không cần vội vã thúc giục gây áp lực cho nhau ngay ngày đầu năm mới.
Như vậy, năm mới có thể sẽ bắt đầu bằng sự bực dọc, mệt mỏi, khiến cho "dông" cả năm.
2. Người già dặn tránh trang trí nhà cửa, động thổ vào mùng 1 Tết.
Theo phong tục truyền thống, người già cho rằng việc chỉnh giường, thay cửa, trang trí nhà cửa vào ngày đầu năm là không phù hợp. Người ta cho rằng, việc động thổ, sửa chữa nhà cửa ngày mùng 1 Tết thì cả năm sẽ làm ăn không thuận lợi.
Lý do cho điều này có thể giải thích, vào ngày Tết là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, quây quần với gia đình, chia sẻ tâm sự với người thân.
Do đó, chúng ta đừng làm việc gì khiến mình bận rộn, không còn thời gian nghỉ ngơi và quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm của người thân. sợ cả năm làm ăn không thuận lợi.
Nếu động thổ vào ngày đầu năm mới sẽ bừa bộn, đồ đạc trong nhà va vào nhau cũng sẽ làm xáo trộn tâm trạng tốt đẹp của chúng ta trong ngày đầu naowis.
Thậm chí, động thổ vào ngày này còn chẳng tìm được người làm, khiến mọi việc dở dang, không may mắn.
3. Người già dặn không nói những lời khó chịu vào ngày mùng 1 Tết
Đây là điều mà người già hay dặn con cháu nhất. Vì ngày Tết là ngày Tết và ai cũng cầu mong những điều may mắn nên hãy tránh nói những lời không may mắn, nếu chửi bới, cãi vã, mất bình tĩnh, hay nói những lời tục tĩu.
Những điều này sẽ phá hủy bầu không khí hài hòa của năm mới và tâm trạng vui vẻ của mọi người. Người già dặn con cháu sẽ chúc nhau một năm mới vui vẻ và cầu mong sự bình an, hạnh phúc trong năm mới.
Con người muốn gặp vận may thì trước hết phải nói điều tốt, làm người tốt, làm việc tốt, có như vậy người ta mới được người khác chấp nhận, người khác mới sẵn lòng kết giao với mình, mọi việc sẽ thuận lợi. thông suốt.
4. Người già dặn không vay tiền, đòi nợ vào ngày mùng 1 Tết
Trong văn hóa truyền thống, điều cấm kỵ nhất là vay tiền hoặc đòi nợ vào ngày đầu năm mới. Người già tin rằng nếu ai đó mượn tiền hoặc đòi nợ của bạn vào ngày mùng 1 Tết, bạn rất có thể sẽ phải đối mặt với cả năm bị thất thoát tiền bạc, cả năm phải đi vay mượn.
Trên thực tế, ngày Tết mọi người đang sum họp, vui chơi thoải mái, nếu có người đến vay tiền, đòi nợ chắc chắn sẽ phá hủy bầu không khí. Điều này khiến mọi người bực mình và chắc chắn người đi vay hay đòi nợ đều sẽ tốn công vô ích.
Cho dù khó khăn đến đâu, người già khuyên nên tránh đi vay hay đòi nợ vào mùng 1 Tết.
5. Người già dặn không dùng kéo vào ngày mùng 1 Tết
Nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao ngày mùng 1 Tết dao dùng được (vào việc chế biến thức ăn) mà kéo lại không dùng được?
Theo lý giải, trước đây, kéo là dụng cụ may vá phổ biến nhất trong cuộc sống, thiết kế đóng mở đơn giản, thiết thực và tiện lợi. Tuy nhiên, người ta cho rằng, lưỡi kéo tạo thành "1 cái miệng" sắc nhọn, tựa như câu nói "bất hạnh từ miệng mà ra".
Do đó, kiêng dùng kéo thực chất là nhắc nhau kiêng dùng những lời lẽ ác độc làm tổn thương người khác đồng thời gây hại cho chính mình, không gây rắc rối trong ngày đầu tiên của năm mới khiến cho cả năm đều xui xẻo.
Trên thực tế, ngày Tết thường có trẻ em nên việc cất những vật sắc nhọn như kéo, không mang ra sử dụng cũng là cách để mọi người được an toàn, tránh tai nạn trong ngày đầu năm khiến cả năm bị xui xẻo.
6. Người già dặn không để tủ lạnh trống rỗng vào ngày mùng 1 Tết
Truyền thống dân gian là vào ngày đầu năm mới, các hũ gạo trong nhà phải đổ đầy thóc, gạo và không để trống. Điều này tượng trưng cho một cuộc sống tươi đẹp, giàu có và viên mãn trong năm mới.
Ngày nay lương thực không chỉ đựng bởi thùng gạo mà vật "chứa lương" nhiều nhất của mọi người là "tủ lạnh".
Do đó, người già nhắc con cháu nên chất đầy lương thực vào tủ lạnh trong ngày Tết, đảm bảo ngày mùng 1 Tết tủ lạnh không bị trống rỗng.
Điều này sẽ ngụ ý gia đình cả năm làm ăn phát đạt, không thiếu cơm ăn áo mặc, ấm no, sung túc.
7. Người già dặn không mặc quần áo đen trắng vào ngày mùng 1 Tết
Trong văn hóa truyền thống, người ta tin rằng việc mặc quần áo màu đen hoặc trắng trong các lễ hội là không phù hợp.
Trang phục màu trắng và màu đen thường để mặc trong các đám tang, do đó, ngày mùng 1 Tết mặc đồ đen, đồ trắng sẽ khiến gia đình không được may mắn, tốt lành.
Người già dặn con cháu vào ngày đầu năm mới là ngày vui vẻ và tốt lành, gặp gỡ mọi người, lan tỏa sự may mắn và hạnh phúc cho nhau nên mặc quần áo màu đỏ là tốt nhất.
Màu đỏ sẽ tỏa ra năng lượng tích cực, vui vẻ, hạnh phúc, khiến cho cả năm cũng tốt lành, rực rỡ....
8. Người già dặn không đi ăn ngoài một mình vào ngày mùng 1 Tết
Ngày Tết đã là một ngày lễ quan trọng để đoàn tụ gia đình, đoàn viên, ấm áp. Vì vậy, bạn đừng cô lập và tách mình ra khỏi gia đình, bạn bè, cộng đồng trong ngày Tết, đặc biệt là ngày mùng 1 Tết.
Điều này có thể khiến bạn "dông" cả năm, khiến cho thời gian của bạn sau này càng thêm cô độc, buồn bã.
Ngay cả những người già cô đơn vào ngày này đều tìm đến nhau để tìm niềm vui và sự an ủi từ bạn bè, cộng đồng.
Như vậy, những phong tục, cấm kỵ này đối với ngày mùng 1 Tết cho dù qua bao lâu vẫn còn nguyên giá trị. Chúng là những mong mỏi của mỗi người về năm mới tốt lành, an khang, thịnh vượng, yêu thương và ấm áp.
Dù là người già hay trẻ em, khi thực hiện điều này đều cảm nhận được sự chờ mong vào một cuộc sống mới cát tường, cảm thấy Tết ở trong tâm khảm.
Phòng CSGT Hà Nội khuyến cáo người dân đi đúng làn đường, phần đường, chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông và hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông.
Để thực hiện hành vi trộm cắp của mình, các đối tượng này đã lợi dụng đêm tối, giả vờ làm những người đi đánh bắt cá, soi ếch, khi phát hiện thấy chó chạy ngoài đường thì dùng kích điện hoặc thòng lọng để bắt trộm.
Bị lực lượng chức năng ở Bình Dương kiểm tra nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, nam thanh niên bất ngờ đấm thẳng vào mặt cán bộ CSGT khi đang làm nhiệm vụ.
Quá trình điều tra, công an TP Bảo Lộc đã bắt giữ 'nữ quái' cải trang đột nhập vào một trường học trộm cắp nhiều điện thoại, máy tính và tiền của học sinh.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.