Liên Xô và Nga ngày nay là những cường quốc hàng đầu thế giới về tàu ngầm. Họ đang giữ nhiều kỷ lục thế giới về chế tạo tàu ngầm.
Thời kỳ Liên Xô đánh dấu một loạt kỷ lục thế giới về tàu ngầm như: tàu ngầm lớn nhất - tàu ngầm đề án 941 Akula (nặng 48 nghìn tấn), tàu ngầm nhanh nhất - tàu ngầm thuộc đề án 661 Anchar (tốc độ đạt 44,7 hải lý/h), tàu ngầm lặn sâu nhất - tàu ngầm đề án 685 “Plavnhich” (lặn sâu 1250 mét).
Hiện nay, các tàu ngầm thuộc Hải quân Nga bao gồm 8 dự án, trong đó có 2 dự án quan trọng hàng đầu là “Yasen – 885” và “Borei-955”.
Dưới đây là 7 tàu ngầm huyền thoại của Liên Xô và Liên bang Nga qua các thời kỳ.
1. Tàu ngầm “Chiulen” – Hải cẩu
|
Tàu ngầm "Hải cẩu" của Liên Xô (Ảnh: Topwar) |
Đây là một trong những tàu ngầm thành công nhất của Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhiệm vụ chính của tàu ngầm Nga ở Biển Đen là phá hủy hệ thống thông tin liên lạc của đối phương và ngăn chặn tuyến đường hàng hóa chiến lược ở Istanbul.
Để tiêu diệt các tàu thuyền không được bảo vệ, tàu ngầm Hải cẩu sử dụng pháo hoặc mìn, còn đối với các tàu chiến và tàu hộ tống thì sử dụng ngư lôi.
Trong những năm 1915 – 1917, tàu ngầm Hải cẩu đã tiêu diệt 8 tàu hơi nước và 33 thuyền buồm khác nhau của đối phương. Năm 1920, trong cuộc di tản Crưm của quân Bạch vệ, những chiếc “Chiulen” này đã được tìm thấy ở Tunisia.
Năm 1924, một thảo thuận về việc thu hồi lại những tàu ngầm của Liên Xô đã được kí, nhưng vì nhiều lí do, những chiếc Hải cẩu này đã không được hoàn trả lại.
2. Tàu ngầm Crab – “Cua biển”
|
Tàu ngầm "Cua biển" của Hải quân Liên Xô được thiết kế khá đặc biệt (Ảnh: Warfiles.ru) |
Đây là tàu ngầm thả mìn đầu tiên trên thế giới. Tàu ngầm “Crab” có thể "kín đáo" thực hiện rải các bãi mìn trên đường di chuyển của tàu đối phương. Tàu mang theo 60 quả địa lôi và hoạt động như một tàu ngầm thông thường (có một ống ngư lôi).
“Crab” đã được đưa vào sử dụng năm 1915 và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động tác chiến ở biển Đen. Loại tàu ngầm này đã thực hiện rải các bãi mìn thành công, gần khu vực Bosphorus. Một tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tiêu diệt tại khu vực này.
Năm 1918, tàu ngầm “Crab” đã bị phát hiện và bị đánh chìm ở khu vực Sevastopol. Năm 1923, nó đã được vớt lên, nhưng không thể sử dụng được nữa.
3. Tàu ngầm “Panther” – Báo đen
|
Ngày 31 tháng 5 năm 1919, chiếc “Panther” đã đánh chìm tàu khu trục “Victoria” của Hải quân Anh.(Ảnh: Warfiles.ru) |
Tàu ngầm Báo đen, thuộc lớp “Bars”, được đưa vào hoạt động cuối năm 1916, đã thực hiện nhiều chiến dịch trinh sát đối phương. Tàu ngầm này được sử dụng nhiều trong thời kỳ Nội chiến Xô Viết.
Ngày 31/5/1919, chiếc “Panther” đã đánh chìm tàu khu trục “Victoria” của Anh. Đây là chiến thắng đầu tiên của các thủy thủ tàu ngầm Nga và là chiếc tàu chiến lớn nhất bị đánh chìm bởi lực lượng tàu ngầm Nga. Chỉ huy của tàu ngầm Báo biển trên, A.N Bakhtin đã được trao Huân chương Sao Đỏ vào năm 1922.
Năm 1923, tàu ngầm “Panther” đã được đỏi tên thành “Kamissar” và vào năm 1934 tàu ngầm này đổi thành B-2. Kể từ năm 1940, nó được sử dụng như một trạm thu phí nổi và bị thải hồi vào năm 1955.
4. Tàu ngầm K-21
|
Tàu ngầm K-21 là lực lượng tấn công hàng đầu của Hạm đội Biển Bắc trong Thế chiến II.(Ảnh: Topwar) |
K-21 là một trong những tàu ngầm nổi tiếng nhất của Hạm đội Phương Bắc trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Một chiến tích nổi tiếng nhất của K-21 là nỗ lực tấn công con tàu lớn nhất của Đức – chiến hạm “Tirpitz” vào tháng 7/1942. Tuy nhiên, vì bám đuổi với khoảng cách rất lớn cho nên nỗ lực tiêu diệt chiến hạm Đức không thành công.
Tuy vậy, K-21 đã có 4 chiến công khác: tiêu diệt bằng địa lôi một tàu chiến Na Uy “Besskheym” và một tàu săn ngầm lớn của Đức Uj 1110, sử dụng pháo hạ 2 và làm hỏng 3 chiếc thuyền máy của Na Uy.
Ngày 23/10/1942, K-21 được tặng Huân chương Sao Đỏ. Năm 1954, con tàu đã phải ngừng hoạt động. Từ năm 1983, nó được trưng bày tại Bảo tàng hải quân của hạm đội Biển Bắc ở Severomorsk.
5. Tàu ngầm K-162
|
K-162 được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay của Liên Xô . (Ảnh: Warfiles.ru) |
K-162 là tàu ngầm duy nhất và đầu tiên trên thế giới được thiết kế than tàu bằng titanium. Chi phí để đóng con tàu này là rất lớn (hơn 2 triệu rúp). Biệt danh của K-162 là “Cá vàng”.
Năm 1969, K-162 đã được đưa vào biên chế của Hạm đội Biển Bắc. Năm 1971, K-162 đã thiết lập một kỷ lục về tốc độ di chuyển dưới nước. Ở độ sâu 100 mét, K-162 bơi với vận tốc 83km/h.
Vào những năm 70, “Cá vàng” ở tốc độ tối đa, có thể thoát khỏi bất cứ loại ngư lôi được thiết kế diệt tàu ngầm nào. Năm 1989, K-162 đã được loại ra khỏi biên chế Hải quân Liên Xô, trong năm 2010, thân tàu ngầm này được chuyển đi để tái sử dụng.
6. Tàu ngầm K-3
|
Tàu ngầm nguyên tử K-3 được sử dụng như một bảo tàng của Hải quân Nga (Ảnh: Topwar) |
K-3 là tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Hải quân Liên Xô. Tàu ngầm này được đưa vào hoạt động từ năm 1958. Vào tháng 7/1962, K-3 đã thực hiện một chiến dịch dưới băng ở Bắc Cực. K-3 đã di chuyển 1300 dặm với 178 giờ dưới lớp băng và chỉ nổi lên 3 lần.
K-3 trở thành chiếc tàu đầu tiên của Liên Xô di chuyển qua Bắc Cực. Thuyền trưởng tàu ngầm K-3, thiếu tướng A.I Petelin và chỉ huy trưởng R.A Timofeev đã được trao tặng danh hiệu Anh Hùng Liên Xô.
Trong tháng 10/1962, K-3 cũng nhận được danh hiệu danh dự “Leninski Komsomol”. Năm 1967, khi đang tác chiến tại khu vực bán đảo Faroe, một đám cháy lớn đã xảy ra trên K-3, làm thiệt mạng 38 thủy thủ.
Năm 1987, K-3 được đưa ra khỏi biên chế chiến đấu và chuyển thành tàu huấn luyện. Năm 2011, K-3 được sử dụng như một bảo tàng, tuy nhiên do thiếu kinh phí tu sửa, năm 2013, con tàu đã được đem vào tái chế.
7. Tàu ngầm “Akula”
|
Tàu ngầm lớn nhất thế giới "Akula" thuộc Dự án 941 của Nga.(Ảnh: Topwar) |
“Akula” hay “Cá mập” là loạt 6 tàu ngầm có uy lực mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay. Tổng cộng Nga có 6 chiếc tàu ngầm loại “Akula” này. Trong đó, tàu ngầm lớn nhất là chiếc tàu ngầm đề án 941 Akula (trọng lượng ngập nước là 48 nghìn tấn), nặng gấp 3 lần so với các tàu ngầm Hoa Kỳ.
Vũ khí chính của tàu bao gồm 20 tên lửa đạn đạo R-39 với nhiều loại đầu đạn. Một tàu ngầm “Akula” có thể nhắm bắn 200 mục tiêu ở khoảng cách 900 km.
Tàu ngầm đề án 941 Akula là một phần của Hạm đội Biển Bắc, và hình thành cơ sở của hạm đội tàu ngầm Liên Xô thời kỳ những năm 80-90.
Sau khi thỏa thuận cắt giảm vũ khí SALT-2 được kí, 3 trong số 6 tàu ngầm “Akula” đã được loại khỏi biên chế. Số phận của những chiếc còn lại đang là một câu hỏi chưa có lời đáp.