Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

6 câu hỏi về Hồ sơ Panama

Pháp luật 4 phương
06/04/2016 17:31
Văn Việt
aa
Vào ngày chủ nhật, một loạt hãng tin cùng hé lộ tài liệu rò rỉ của một công ty luật ở Panama, cáo buộc nhiều người có ảnh hưởng trên thế giới dùng các công ty nước ngoài che giấu tài sản hoặc trốn thuế.


Tin nên đọc

Theo công bố của các hãng tin, tài liệu có tên Hồ sơ Panama nêu tên các chính trị gia thế giới, các lãnh đạo doanh nghiệp, người nổi tiếng có các các giao dịch tài chính dường như không hợp pháp, làm dấy lên lo ngại về tình trạng tham nhũng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều người có tên trong tài liệu rò rỉ ngay lập tức phủ nhận cáo buộc họ vi phạm luật.

Hàng chục ngàn người Iceland biểu tình đòi thủ tướng nước này từ chức vì có tên trong tài liệu Panama. Ảnh: Reuters
Hàng chục ngàn người Iceland biểu tình đòi thủ tướng nước này từ chức vì có tên trong tài liệu Panama. Ảnh: Reuters

Hồ sơ Panama là gì?

Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu, hoặc 2,6 terabyte dữ liệu được một nguồn tin giấu tên cung cấp cho tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung hơn một năm trước. Thông tin được lấy từ công ty Mossack Fonseca, hãng luật lớn thứ tư thế giới.

Tờ Süddeutsche Zeitung sau khi nhận được tài liệu đã chia sẻ với Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), một tổ chức phi chính phủ, cùng hơn 100 tờ báo và 400 phóng viên tại 80 quốc gia. Sueddeutsche Zeitung cho biết trong 11,5 triệu tài liệu có 4,8 triệu email.

Công ty luật của Panama hoạt động tại 42 quốc gia trên toàn thế giới với đội ngũ nhân lực khoảng 600 người. Họ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực tài chính, có quan hệ hợp tác với nhiều tập đoàn lớn như Deutsche Bank, HSBC, Société Générale, Credit Suisse, UBS, Commerzbank và Nordea. Công ty này hiện đã "góp tay" trong hoạt động của 300.000 công ty nhỏ khác, chủ yếu ở các khu vực được ưu đãi thuế.

Những cáo buộc nghiêm trọng nhất?

215.000 công ty vỏ bọc nước ngoài và 14.153 khách hàng có mối liên hệ với Mossack Foseca. 143 chính trị gia, trong đó có 12 lãnh đạo chính trị cấp cao, cùng gia đình và phụ tá thân cận của họ, bị cáo buộc dùng các công ty vỏ bọc để trốn thuế, che giấu số tài sản khổng lồ.

Danh sách các chính trị gia, người nổi tiếng có mặt trong Hồ sơ Panama gồm: Tổng thống Argentina Mauricio Macri, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, Vua Saudi Arabia Salman; cựu vương Qatar Hamad bin Khalifa al-Thani và cựu thủ tướng Hamad bin Jassim bin Jaber al-Thani; ngôi sao bóng đá người Argentina Lionel Messi.

Bạn bè Tổng thống Putin cũng bị cáo buộc trốn thuế trong Hồ sơ Panama. Ảnh chụp chuyến thăm của ông Putin tới Ngôi nhà âm nhạc ở St Petersburg cùng với Roldugin (trái) năm 2009. Ảnh: Sputnik
Bạn bè Tổng thống Putin cũng bị cáo buộc trốn thuế trong Hồ sơ Panama. Ảnh chụp chuyến thăm của ông Putin tới Ngôi nhà âm nhạc ở St Petersburg cùng với Roldugin (trái) năm 2009. Ảnh: Sputnik

Nghệ sỹ cello Sergei Roldugin, bạn của Tổng thống Nga Putin cũng có mặt trong tài liệu. Ông được Guardian mô tả là trung tâm của kế hoạch trị giá 2 tỷ USD, "trong đó có tiền của các ngân hàng nhà nước Nga được giấu ở nước ngoài".

Khách hàng của Mossack Fonseca cũng bao gồm các phụ tá thân cận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, theo BBC. Ngoài ra, còn có 8 thành viên cả đương chức lẫn cựu lãnh đạo thuộc Bộ Chính trị Trung Quốc và Ian Cameron - người cha đã qua đời năm 2010 của đương kim Thủ tướng Anh David Cameron.

Ông Ian Cameron điều hành một quỹ đầu tư nước ngoài, nhưng nhờ công ty luật Mossack Fonseca mà đã né được thuế ở Anh, theo Guardian.

Có người Mỹ nào bị điểm mặt?

Khoảng 3.500 người có cổ phần trong các công ty nước ngoài cung cấp cho công ty luật Mossack Fonseca địa chỉ ở Mỹ, nhưng tờ New York Timescho rằng điều này không có nghĩa họ là công dân Mỹ. Theo McClatchy, ít nhất 200 người có hộ chiếu Mỹ có tên trong tài liệu, với nhiều người đã về hưu, sử dụng công ty ở nước ngoài để mua bất động sản tại Mỹ Latinh.

Gần 3.100 công ty hợp tác với công ty luật được McClatchy gọi là "chuyên gia nước ngoài" sống ở Mỹ.

Nhưng chưa rõ có bao nhiêu công dân Mỹ có tên trong những cáo buộc mà các hãng tin đưa ra. Cho đến nay các tài liệu không liên hệ các chính trị gia hay những người có ảnh hưởng ở Mỹ với Massack Fonseca.

Một lý do khiến ít người Mỹ có tên trong tài liệu rò rỉ có lẽ bởi việc thành lập công ty bình phong ở Mỹ rất dễ. James Henry, chuyên gia kinh tế và cố vấn cấp cao của mạng Tư pháp thuế Mỹ, cho rằng "người Mỹ không cần đi đến Panama".

"Về cơ bản, chúng ta cũng có một ngành công nghiệp tạo ra các công ty vỏ bọc để ẩn trốn một cách bí mật", ông Henry nói.

Hồ sơ Panama có cung cấp bằng chứng tội phạm?

Điều này không rõ ràng. Tuy nhiên, một số nước đã bắt đầu điều tra về thông tin có trong tài liệu bị rò rỉ. Đó là Mỹ, Pháp, Đức, Australia, Áo, Thụy Điển và Hà Lan.

Việc đầu tư vào một công ty nước ngoài, thường không phải là việc bất hợp pháp. Dù vậy, cách sử dụng vốn đầu tư có thể bị biến tướng để trốn thuế và rửa tiền.

ICIJ cho rằng nhiều hãng luật, ngân hàng và cầu thủ ngoại quốc thường không tuân thủ các quy định luật pháp, được thiết kế nhằm đảm bảo họ không tham gia vào các doanh nghiệp phi pháp, trốn thuế hoặc tham nhũng chính trị. Theo tài liệu Panama, ICIJ phát hiện 33 cá nhân và công ty nằm trong danh sách đen của Mỹ do có hoạt động làm ăn với các tay trùm ma túy ở Mexico, các tổ chức mà Washington coi là khủng bố như nhóm chiến binh Hezbollah và các nước bị cấm vận như Iran, Triều Tiên.

Mossack Fonseca nói gì?

Trong tuyên bố dài trên Guardian, công ty Mossack Fonseca bảo vệ cho hoạt động của mình và dường như đe dọa sử dụng "hành động pháp lý" với các cơ quan truyền thông đăng tải Hồ sơ Panama.

Công ty này khẳng định luôn "tuân thủ tốt nhất các giao thức quốc tế" để đảm bảo các công ty có liên kết không bị biến thành công cụ cho những hành động bất hợp pháp. Mossack Fonseca nói các tờ báo đã sử dụng tài liệu do "xâm nhập trái phép mà có được”.

"Sử dụng thông tin/tài liệu thu được một cách trái phép là hành động bất hợp pháp. Chúng tôi sẵn sàng theo đuổi các biện pháp hình sự và dân sự có thể trong sự việc này", Carlos Sousa, phát ngôn viên của công ty, tuyên bố.

Hậu quả?

Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã phải tuyên bố từ chức sau khi hàng nghìn người biểu tình hôm 3/4 tập trung trước quốc hội Iceland ở thủ đô Reykjavik và phe đối lập trong chính phủ đang lên kế hoạch tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông.

Ông Gunnlaugsson trước đó nhấn mạnh sẽ không từ chức cũng như khẳng định không che giấu tài sản hay trốn thuế. Tài liệu rò rỉ cho rằng ông thành lập một công ty nước ngoài ở British Virgin Islands cùng với một đối tác mà sau này ông cưới làm vợ. Sau đó ông bán cổ phần của mình trong công ty cho vợ với giá 1 USD ngay trước khi luật mới, yêu cầu ông kê khai tài sản để tránh xung đột lợi ích, có hiệu lực.

Nhiều người có tên trong tài liệu rò rỉ cũng khẳng định không làm gì sai. Phát ngôn viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, tuyên bố đây là hành động nhằm bôi nhọ lãnh đạo, gây bất ổn với Nga. Vợ của ông Peskov cũng có tên trong tài liệu là người sở hữu một công ty ở nước ngoài.

Một số nước như Australia, New Zealand và Anh tuyên bố cơ quan thuế của họ đã sẵn sàng vào cuộc điều tra các cáo buộc tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền. Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng tới các cá nhân, việc công bố Hồ sơ Panama có thể dẫn tới xóa bỏ "thiên đường thuế" Panama.

Panama cùng Bahrain, Nauru và Vanuatu là bốn quốc gia từ chối tham gia quy tắc minh bạch hóa tài chính toàn cầu. Tài liệu bị rò rỉ sẽ biến Panama thành tâm điểm chỉ trích khi từ chối trao đổi tự động các dữ liệu thuế với các nước khác, và cũng gây áp lực lên các doanh nghiệp chân chính xem liệu họ có nên tiếp tục hợp tác với quốc gia này.

bài liên quan
Chuyên trang Điện tử truyền thông Pháp luật Plus chuyển về trụ sở mới

Chuyên trang Điện tử truyền thông Pháp luật Plus chuyển về trụ sở mới

Do nhu cầu công việc, Chuyên trang Điện tử truyền thông Pháp luật Pháp luật+ (Báo Pháp luật Việt Nam) chuyển về trụ sở mới.
Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản sau phản ánh của Pháp luật Plus

Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản sau phản ánh của Pháp luật Plus

UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Luật sư Hà Trọng Đại: Bảo vệ lẽ phải bằng trái tim và bản lĩnh

Luật sư Hà Trọng Đại: Bảo vệ lẽ phải bằng trái tim và bản lĩnh

Trong lĩnh vực pháp luật đầy thử thách, Luật sư Hà Trọng Đại đã khẳng định vị thế của mình bằng sự tận tâm, bản lĩnh và trái tim nhiệt huyết với nghề.
Kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc dạ dày Nexium 40mg giả trên toàn quốc

Kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc dạ dày Nexium 40mg giả trên toàn quốc

Cục Quản lý Dược vừa ban hành Công văn và thông báo tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả Nexium 40mg.
Phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan"

Phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan"

Ngày 20/5/2025, Cục Trẻ em (Bộ Y tế) vừa phát động chiến dịch "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan", nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ trong 1.000 ngày đầu đời.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thiếu tướng Trương Sơn Lâm được điều động giữ chức Chủ tịch MobiFone

Thiếu tướng Trương Sơn Lâm được điều động giữ chức Chủ tịch MobiFone

Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký quyết định điều động Thiếu tướng Trương Sơn Lâm, Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Bộ Quốc phòng công bố bản đồ khu vực hạn chế, cấm bay đối với máy bay không người lái

Bộ Quốc phòng công bố bản đồ khu vực hạn chế, cấm bay đối với máy bay không người lái

Bộ Quốc phòng vừa công bố bản đồ trực tuyến khu vực cấm, hạn chế với phương tiện bay không người lái như flycam, UAV, drone.
Đến ngày 30/6, công bố đồng loạt tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Đến ngày 30/6, công bố đồng loạt tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đến ngày 30/6, cả nước đồng loạt công bố hệ thống tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn quốc và đi vào hoạt động từ ngày 1/7.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu to lam lam viec voi 2 tinh an giang kien giang

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang

Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
tien giang dieu tra vu chu doanh nghiep gao nghi bi lua hon 420 ty dong

Tiền Giang: Điều tra vụ chủ doanh nghiệp gạo nghi bị lừa hơn 420 tỷ đồng

Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.