Cuối tuần qua, Ban soạn thảo đã tiếp thu các ý kiến xác đáng để hoàn thiện dự thảo luật báo cáo Chính phủ. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi tiếp thu góp ý của nhân dân đã tăng 3 mục, bổ sung mới 22 điều, bỏ 12 điều so với dự thảo trước. Thậm chí, có nội dung được sửa toàn bộ như các qui định về các trường hợp thu hồi đất tại Điều 75 dự thảo mới. Những nội dung này chưa được qui định tại Điều 78 của dự thảo luật công bố để lấy ý kiến nhân dân.
Ông Lê Minh Ngân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Cơ quan soạn thảo phải gạn đục khơi trong, phải dựa trên các tiêu chí để những ý kiến nào tiếp thu là những ý kiến có chất lượng. Một điều rất quan trọng là chúng tôi phải đánh giá tác động các ý kiến đó, phải đảm bảo các yếu tố nêu trên và phù hợp với thực tiễn trong quá trình để triển khai, giải phóng được nguồn lực đất đai, đáp ứng cho phát triển kinh tế xã hội".
"Ý kiến rất đa dạng và của các tầng lớp nhân dân ở nhiều năng lực, trình độ và địa bàn khác nhau, vì vậy hoạt động lấy ý kiến cũng phải quán triệt một nguyên tắc đó là phù hợp với quy định của hiến pháp, nguyên tắc cơ bản nhất của hệ thống pháp luật và những quy định trong các văn kiện điều lệ của đảng. Ví dụ như Nghị quyết 18 là căn cứ chính trị để chúng ta phải bảo toàn căn cứ của nghị quyết và tinh thần của Hiến pháp 2013", Luật sư Nguyễn Văn Đỉnh nói.
Sau 2 tháng rưỡi, có hơn 12 triệu lượt góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); hơn 1,1 triệu ý kiến về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; hơn 1 triệu ý kiến về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; hơn 979.000 ý kiến về tài chính đất đai, giá đất; hơn 888 nghìn ý kiến về thu hồi đất, trưng dụng đất.
Một điểm đặc biệt của quá trình lấy ý kiến cho dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là sự đồng hành của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra. Quá trình tiếp thu được tiến hành cùng lúc với quá trình tổ chức lấy ý kiến. Điều này đã phát huy cao độ tinh thần chủ động, đổi mới trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Phúc - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá: "Đã đổi mới rất mạnh mẽ, hội đồng dân tộc và các ủy ban khác ngoài việc tham gia cùng ủy ban kinh tế tại các phiên họp ở các diễn đàn, các cuộc lấy ý kiến thì họ chủ động tổ chức các hội thảo để kiến nghị của đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện trong cái dự thảo mới của Luật Đất đai này".
"Bên cạnh việc sửa Luật Đất đai, chúng ta cũng nên tính đến phương án là một luật sửa nhiều luật, bởi vì hệ thống pháp luật nó là một tổng thể rất nhiều các ngành luật…", PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Trường Đại học Luật Hà Nội đề xuất.
Cơ quan soạn thảo cho biết, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhân dân cho đến khi hoàn thiện dự thảo luật đất đai sửa đổi để thu nhận tối đa trí tuệ, tâm huyết của nhân dân đối với một trong những luật quan trọng này.
Theo Luật Đất đai mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ? Nếu trẻ em được tặng cho nhà đất thì khi làm thủ tục có cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg ngày 22/10/2024 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai.
Triển khai điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020-2024, Bộ Tài nguyên & Môi trường cho phép các địa phương có thể giữ nguyên bảng giá cũ nếu đang áp dụng tốt, không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội.
Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, việc đầu tư hoàn thiện 2 nút giao ngã tư Vũng Tàu và Cổng 11 là rất cần thiết, cấp bách vì hiện nay lưu lượng phương tiện trên quốc lộ 51 rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Toàn tỉnh đã có gần 500 trường hợp vi phạm bị lập biên bản. Trong đó, có 90 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 72 trường hợp chạy quá tốc độ, 68 trường hợp không có giấy phép lái xe, tổng số tiền phạt ước tính hơn 1,2 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối tượng Bùi Thế Dũng về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.