Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) tại cuộc họp mới đây của Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện kế hoạch lấy ý kiến nhân dân và việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Quang cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo.
Liên quan tới 22 luật và nhiều văn bản pháp lý
Đại diện cơ quan soạn thảo, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Đào Trung Chính cho biết, dự thảo Luật hoàn thiện sau khi tiếp thu ý kiến nhân dân có 16 chương, 242 điều, trong đó bổ sung mới 17 điều, bỏ 11 điều và tăng 1 mục so với dự thảo xin ý kiến nhân dân. Một số nội dung lớn được nhiều ý kiến góp ý tập trung vào nhóm vấn đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tài chính đất đai, giá đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại…
Đáng chú ý, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết, trong quá trình tiếp thu, còn một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, như thu hồi đất trong trường hợp người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính; các trường hợp cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hỗ trợ cho đối tượng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp…
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có liên quan tới 22 luật, nhiều văn bản pháp lý, vì vậy, cơ quan soạn thảo cần rà soát, bổ sung nội dung liên quan đang thực hiện theo quy định của các luật hiện hành (Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư…). Để bảo đảm tính khả thi của Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua, lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng kiến nghị đưa những nội dung, quy định mới vào các dự án luật đang được xây dựng, soạn thảo theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; hoặc thực hiện một luật sửa nhiều luật đối với những luật chưa có kế hoạch bổ sung, sửa đổi.
Từ thực tế “10 ý kiến thì có tới 8 ý kiến quan tâm đến thu hồi đất”, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho rằng, dự thảo Luật nên quy định danh mục các loại đất thu hồi càng cụ thể càng dễ áp dụng, vừa an dân, giữ ổn định xã hội, vừa đáp ứng được quy định của Hiến pháp về quyền sử dụng đất của người dân.
Cùng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư và môi trường đầu tư kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề cho thuê đất, thu hồi đất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế… “Các quy định về đất đai phải tạo yên tâm cho doanh nghiệp đầu tư, triển khai dự án sản xuất, kinh doanh. Luật Đất đai (sửa đổi) cũng cần có cơ chế khả thi nhằm thu hút hiệu quả nguồn lực đầu tư nước ngoài”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, vấn đề được người dân rất quan tâm là phương pháp định giá đất, đây là “nút thắt” trong thu hồi, bồi thường, tái định cư; vai trò của chính quyền cấp xã trong quản lý, sử dụng đất. Các quy định trong dự thảo Luật về vấn đề này đã được tiếp thu, hoàn thiện đầy đủ, khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn…
Xác định mức độ quan tâm đối với từng nhóm vấn đề
Tại cuộc họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí đã tổ chức khoa học, bài bản, thực chất và trách nhiệm để việc lấy ý kiến nhân dân thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực đất đai, qua đó, phát huy đầy đủ trí tuệ của nhân dân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt là các tầng lớp nhân dân đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hơn 10 triệu lượt ý kiến tham gia được gửi về cơ quan soạn thảo.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là sản phẩm trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp… Việc tiếp thu ý kiến đóng góp vào nội dung dự thảo Luật phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong toàn bộ dự án luật, bám sát thực tiễn và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, không “đẽo cày giữa đường”. Cơ quan soạn thảo phải nỗ lực rất cao, rất cụ thể, bảo đảm về tiến độ thời gian, tính chính xác khi tổng hợp, tiếp thu những nhóm vấn đề được bộ, ngành, địa phương, nhân dân quan tâm, đóng góp ý kiến.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo tổng hợp, thống kê chính xác số lượng ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); xác định mức độ quan tâm của người dân, xã hội đối với từng nhóm vấn đề, thể hiện qua số lượng ý kiến đóng góp. Đơn cử như những chính sách, chủ trương đặt ra trong Nghị quyết 18-NQ/TW; những vấn đề mới, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn; những nhóm vấn đề vẫn còn vướng mắc. Trong tiếp thu các ý kiến đóng góp, Phó Thủ tướng đề nghị cơ quan soạn thảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị chuyên môn để tham chiếu vào từng điều, mục cụ thể trong dự thảo Luật, thể hiện được “hồn cốt” của các luật chuyên ngành, đồng bộ, thống nhất trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục tiếp thu một số ý kiến được nêu tại cuộc họp như quy định phân loại đất công, đất an ninh - quốc phòng đi kèm theo cơ chế, chính sách phù hợp để đơn giản hóa thủ tục hành chính; chính sách tiếp cận đất đai đối với người nước ngoài nhằm huy động, thu hút các nhà đầu tư lớn mà không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, bảo đảm bình đẳng của doanh nghiệp; cơ chế cho thuê đất, trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần; có đánh giá tác động của các quy định mới trong dự thảo Luật.
Link gốc: https://baophapluat.vn/du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-tiep-thu-day-du-nhung-khong-deo-cay-giua-duong-post470879.html
Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngày 28/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 674/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 663/QĐ-TTg ngày 25/3/2025 phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.
Sáng 21/3, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính chủ trì họp Tổ công tác số 7 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đối với 9 bộ, cơ quan Trung ương.
Trong năm 2024, tỉnh Kiên Giang đã triển khai hiệu quả các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, mại dâm, ma túy và HIV/AIDS. Từ đó giúp kéo giảm 8,8% số vụ việc vi phạm trật tự xã hội, tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt 90,41%.
Từ ngàn đời nay, lòng hiếu thảo với cha mẹ luôn là nền tảng căn bản làm nên giá trị con người. Muốn đánh giá nhân cách của một người, điều trước tiên là phải nhìn vào sự hiếu hạnh của họ đối với cha mẹ mình. Tuy vậy, trong nhịp sống hiện đại, đạo hiếu đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định khởi tố 22 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cây xanh Công Minh.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.