Khu vực TP HCM được quy hoạch bao quanh bởi 3 tuyến vành đai (VĐ), giúp giảm ùn tắc nội thành và liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dù đã được quy hoạch nhiều năm, các tuyến VĐ vẫn còn bề bộn.
VĐ2 nằm trọn trong địa phận TP HCM, dài 64km, còn một số đoạn chuẩn bị đầu tư khép kín. VĐ3 đi qua TP và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, dài hơn 76km, đang được triển khai với kế hoạch hoàn thành năm 2026.
Đặc biệt, được quy hoạch từ 2011, VĐ 4 đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đang được nghiên cứu dài gần 207km, trong đó Long An 78km, Bình Dương 47,5km, Đồng Nai 45,6km, Bà Rịa - Vũng Tàu 18,1km, TP HCM 17,3km; tổng mức đầu tư ước tính 107.000 tỷ đồng.
VĐ4 đã được Thủ tướng giao các địa phương là cơ quan thẩm quyền triển khai đoạn qua địa bàn theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Quá trình nghiên cứu, một phương án khác được tính đến là gộp toàn tuyến làm dự án chung. Cách này thuận lợi là sẽ trình Quốc hội một lần, đồng bộ làm toàn tuyến. Tuy nhiên, VĐ4 mức vốn rất lớn nên khó thu hút nhà đầu tư, trong khi nhiều phần việc các địa phương triển khai thời gian qua sẽ phải dừng.
Do vậy, ngành giao thông 5 địa phương hiện thống nhất đề xuất triển khai dự án theo phương án chia đoạn, tương ứng các địa bàn để đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là đồng bộ các dự án thành phần nhằm thống nhất quy mô, kỹ thuật, chiều rộng, thời gian thu hồi vốn... Và chính sách cho tuyến VĐ này cũng hiện đang không đồng bộ, vì riêng TP HCM đang được áp dụng một số chính sách riêng theo Nghị quyết 98, trong khi các tỉnh khác thì chưa.
Nói cách khác, nguy cơ dự án có thể rơi vào tình trạng khúc lớn, khúc nhỏ, không đồng bộ, thiếu chuẩn cao tốc.
Tại buổi làm việc mới đây, lãnh đạo TP HCM nêu quan điểm, VĐ4 cần đầu tư đầy đủ dải dừng khẩn cấp cùng các yêu cầu kỹ thuật liên quan. Khi đạt chuẩn cao tốc, quá trình khai thác tuyến đường sẽ an toàn hơn và tăng hiệu quả đầu tư, tránh như một số dự án chỉ 2 - 4 làn hạn chế, vừa mới hoàn thành đã phải tính đến chuyện mở rộng. Toàn tuyến VĐ4 đi qua 5 địa phương cần đồng bộ về chiều rộng bởi hiện nhiều đoạn chưa thống nhất, có thể ảnh hưởng việc khai thác sau này. “Chúng ta thiếu tiền nhưng có thể cắt giảm các dự án chưa thực sự cần thiết để ưu tiên cho VĐ4, đừng vì vấn đề kinh phí mà làm không chuẩn cao tốc dẫn đến bất cập khi khai thác”, lãnh đạo UBND TP HCM nêu ý kiến.
Quan điểm trên nhận được một số ý kiến đồng tình. Ngay tại cuộc họp, một lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá VĐ4 là dự án đặc biệt quan trọng liên kết vùng, thống nhất đề nghị VĐ4 phải đạt chuẩn cao tốc.
Vẫn biết có một số lúc “cái khó bó cái khôn”, như vấn đề tiền chưa dồi dào; nhưng với dự án quan trọng như VĐ4, cần có sự tư vấn tổng thể, thống nhất phương thức đầu tư, tiêu chuẩn kỹ thuật... để báo cáo Hội đồng điều phối vùng trước khi trình Quốc hội; để VĐ4 được xây dựng sao cho hợp lý nhất, phát huy hiệu quả tốt nhất, có tầm nhìn phù hợp nhất, tránh trình trạng vừa làm xong đã lại phải mở rộng.
UBND tỉnh Bắc Kạn vừa kiến nghị Chính phủ xem xét, giao Bộ Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng dài 90 km quy mô 4 làn xe.
Một nhóm đối tượng chuyên trộm cắp các thiết bị chiếu sáng trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hải Phòng triệt phá, bắt giữ nhiều đối tượng.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chương trình công tác, kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Một vụ tai nạn giao thông trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng giữa một xe ô tô con và một ô tô 16 chỗ khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa phát đi Thông báo truy tìm đối tượng Nguyễn Văn Thiệu, nghi phạm liên quan đến vụ án mạng xảy ra trên địa bàn xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc vào đêm ngày 12/10.
Quyết định số 1161/QĐ-TTg ngày 11/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
"Thủ khoa" đầu vào trường THPT Lê Hồng Phong bị cho thôi học, sau khi nhà chức trách phát hiện điểm thực tế của em này thấp hơn 15 điểm so với công bố.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.