“Nổ” mình có khả năng chạy chế độ thương binh để hưởng trợ cấp hàng tháng, Tạ Thị Vân cùng đồng phạm đã lừa đảo hơn 1000 người tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, chỉ có 321 trường hợp làm đơn tố cáo với tổng số tiền bị trục lợi gần 13 tỷ đồng
Chiêu trò lừa đảo của nữ quái Tạ Thị Vân (SN 1962), trú tại TP Vinh (Nghệ An) là bộ đội phục viên, có chồng công tác tại Ban chỉ huy quân sự 1 huyện thuộc tỉnh Nghệ An. Sau đó, ông này được chuyển đến công tác tại Tỉnh đội Nghệ An.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Lấy gia thế của gia đình, Vân “nổ” có quen biết nhiều người làm chế độ chính sách từ Trung ương đến địa phương, có thể “chạy” nâng hạng thương binh, chế độ thương binh, chất độc da cam. Lợi dụng nhiều cựu chiến binh, thanh niên xung phong có nguyện vọng được làm thủ tục hưởng trợ cấp hàng tháng (thương binh, nhiễm chất độc hóa học) nhưng bị mất, thất lạc giấy tờ, hồ sơ, Vân đứng ra hứa sẽ “giúp đỡ”.
Trước sự ăn nói thuyết phục cùng tin tưởng Vân có chồng công tác trong quân đội, nhiều cựu chiến binh đã đưa tiền cho người đàn bà này. Với mỗi trường hợp, Vân thu từ 12-30 triệu đồng, tùy loại chế độ trợ cấp hàng tháng.
Để việc lừa đảo của mình được dễ dàng, Vân câu kết với Hồ Thanh Tùng (SN 1958), trú xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đứng ra thu tiền của các cựu chiến binh, cựu TNXP. Các tay chân của Vân đã tích cực đi tìm “con mồi” để thực hiện việc lừa đảo.
Để những người này tin tưởng giao hồ sơ và tiền, Vân và Tùng hẹn họ đến bệnh viện Quân y 4 khám thực thể để làm chế độ thương binh, làm chế độ chất độc da cam thì đến bệnh viện Ba Lan (cũ) để khám nhưng thực chất chỉ khám sức khỏe bình thường. Cả hai cam đoan trong vòng 6 tháng đến 1 năm sẽ có quyết định hưởng chế độ.
Tuy nhiên, trên thực tế hai người này sau khi thu hồ sơ, tiền của các cựu chiến binh và đưa họ đi khám thì không làm gì cả. Biết Vân và Tùng không có khả năng làm chế độ thương binh, chất độc da cam nhưng Nguyễn Phúc Hồng (SN 1954), trú xã Nam Thái, huyện Nam Đàn (Nghệ An) vẫn đứng ra gom hồ sơ của các cá nhân có nhu cầu về cho hai người này.
Hồng còn nâng giá tiền thu của các cựu chiến binh để hưởng phần chênh lệch. Tin tưởng vào đường dây chạy thương binh này, hơn 1.000 cựu chiến binh hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã nộp hồ sơ, tiền để mong hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Trong đó có 5 cá nhân đứng ra gom hồ sơ, tiền của những người có nhu cầu nộp lại cho Tạ Thị Vân, Hồ Thanh Tùng hoặc Nguyễn Phúc Hồng.
Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra chỉ có 321 cựu chiến binh làm đơn tố cáo hành vi của nhóm đối tượng này ra cơ quan cảnh sát điều tra. Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2012 - 2014, nhóm bị cáo này đã lừa đảo chiếm đoạt gần 13 tỉ đồng của các cựu chiến binh, cựu TNXP. Trong đó, Tạ Thị Vân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền chiếm đoạt gần 10,5 tỉ đồng; Hồ Thanh Tùng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền gần 13 tỉ đồng; Nguyễn Phúc Hồng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền hơn 5,5 tỉ đồng.
Lĩnh án
Sau khi lừa đảo tiền tỷ của nhiều người, biết sự việc được cơ quan chức năng phát giác, Vân liền bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 20/10/2016, Tạ Thị Vân bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại Hà Nội. Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã tách hành vi của Tạ Thị Vân thành một vụ án và đưa ra xét xử vào ngày 5/2/2018. Với tội lừa đảo chiếm đoạt của 95 nạn nhân với số tiền 3,7 tỉ đồng, Vân bị tuyên phạt 14 năm tù.
Trong số hơn 300 người nộp tiền, hồ sơ cho Tạ Thị Vân, Hồ Thanh Tùng, Nguyễn Phúc Hồng có 5 người đứng ra thu hộ. Khi sự việc bị vỡ lỡ, 5 người này bị sức ép từ các cựu chiến binh, cựu TNXP nên phải xoay tiền trả nợ. Đến ngày 8/3/2018, Hồ Thanh Tùng bị bắt giữ theo lệnh truy nã.
Tháng 10/2018, Nguyễn Phúc Hồng cũng sa lưới. Từ lời khai của Tùng và Hồng cũng như các chứng cứ thu thập được, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An tiếp tục khởi tố Tạ Thị Vân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Tại phiên tòa, một người đứng ra thu hộ tiền cho Vân kể khổ, “vì tin tưởng vào công việc và khả năng của chồng Vân nên đã đứng ra thu tiền của nhiều cựu chiến binh. Đến khi sự việc bị vỡ lỡ, tôi là người đứng ra chịu sào trách nhiệm.
Để có tiền trả lại cho người dân, tôi phải bán xe, bán nhà, trong khi đó việc bà Vân không hoàn trả lại khoản tiền đó khiến tôi lâm vào cảnh khốn đốn. Không những bị mất tiền, tôi còn cảm thấy muối mặt với bà con lối xóm vì việc làm của mình.
Đây là bài học đắt giá trong cuộc đời tôi. Vì tin tưởng Vân, tôi đã mất tất cả”. Đại diện những bị hại tham dự phiên tòa yêu cầu các bị cáo phải hoàn trả lại số tiền đã lừa đảo. Họ cho rằng, vì tin tưởng và thiếu hiểu biết, chúng tôi đã vay mượn tiền bạc để đưa cho Vân và đồng bọn.
Việc đó khiến gia đình lâm vào cảnh khốn khổ, cuộc sống bị đảo lộn. Sau nhiều ngày nghị án, mới đây TAND tỉnh Nghệ An đã ra phán quyết cuối cùng đối với đường dây chạy chế độ thương binh lớn nhất tỉnh này.
Xem xét vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án, HĐXX tuyên phạt Tạ Thị Vân 13 năm tù, tổng hợp bản án đang thi hành, bị cáo phải chịu mức án 27 năm tù; Hồ Thanh Tùng 19 năm tù; Nguyễn Phúc Hồng 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. HĐXX cũng buộc các bị cáo phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các cựu chiến binh, cựu TNXP nói trên.
Việc làm giả hồ sơ thương binh diễn ra khá công khai
Tại báo cáo của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH tại phiên chất vấn của UBTVQH nêu rõ, tính đến 4/2017, kết quả thanh tra tại 5 quân khu và 29 địa phương đã phát hiện 1.800 hồ sơ giả mạo. Qua phản ánh của cử tri, thì việc làm giả hồ sơ thương binh diễn ra khá công khai. Hiện tượng “cò mồi” xuất hiện nhiều, và không khó để liên hệ với những đối tượng này.
Những người có nhu cầu tìm đến đối tượng “cò mồi”, điền vào hồ sơ họ cung cấp, và nộp một khoản tiền. Số tiền phải nộp tùy thuộc vào loại thương binh và loại giấy tờ cần làm giả. Thậm chí, các đối tượng cò mồi còn giá tiền cụ thể tuỳ theo mức độ thương tật. Nhiều hành vi làm giả đã được tiến hành trắng trợn, gây bức xúc trong xã hội.
Ví dụ như, có những đối tượng chưa một ngày phục vụ trong quân ngũ nhưng cũng nghiễm nhiên trở thành thương binh; có trường hợp vết thương do tai nạn lao động, giao thông cũng đi giám định thương tật để hưởng chế độ với người có công; có những trường hơp chiến đấu ở cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nhưng lại làm giả hồ sơ nhiễm chất độc da cam…
Trong khi đó, thực tế, còn nhiều trường hợp người có công, vì nhiều những nguyên nhân khách quan (không giữ được giấy tờ gốc, có người làm chứng) nên chưa công nhận được, đang làm chúng ta rất day dứt.
Từ thực tế đó, cử tri đặt câu hỏi: Bản thân các đối tượng giả mạo có tự làm được hồ sơ không? Tại sao quy trình xác nhận thương binh rất chặt chẽ, trải qua nhiều khâu, được nhiều cơ quan xác nhận những vẫn có hàng trăm hồ sơ thương binh giả mạo có thể trot lọt? Có hay không có sự câu kết với cán bộ có thẩm quyền? Nếu có thì ai đã tiếp tay cho những đối tượng này cần được làm rõ.
Công an Thành phố Hà Nội đã đạt thành tích xuất sắc trong đấu tranh triệt phá nhóm đối tượng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn quảng cáo, lôi kéo người dân tham gia đầu tư tiền kỹ thuật số.
Con gái học ở nước ngoài, một phụ huynh đã chuyển tiền cho con gái với số tiền lớn, nhưng không ngờ đã bị "sập bẫy" đối tượng giả mạo con gái, lừa đảo, chiếm đoạt số tiền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định đang thụ lý điều ra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra trên địa bàn tỉnh Nam Định và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thủ tướng yêu cầu Thành lập ngay tổ phản ứng nhanh sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam lên 46%, Tổ phản ứng do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu.
Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Cục C10 - Bộ Công an) đã tổ chức sinh hoạt chính trị và hoạt động xã hội tình nghĩa năm 2025 tại Kiên Giang với nhiều hoạt động như: Thăm và tặng quà cho 02 Mẹ Việt Nam Anh hùng,
Trong khuôn khổ Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2025", ngày 3/4, tại Đền thờ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND huyện Ngọc Hiển long trọng
Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định khởi tố 22 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cây xanh Công Minh.
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định khởi tố 22 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cây xanh Công Minh.
Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.
Sau vài lần đầu tư có lãi, người phụ nữ tiếp tục dồn tiền đầu tư với số tiền lớn, tuy nhiên khi số tiền lên đến gần 20 tỷ thì không thể rút, người phụ nữ mới biết mình bị lừa.
Ngày 2/4, Công an tỉnh Bình Phước tổ chức khám nghiệm, điều tra, làm rõ vụ án mạng xảy ra tại xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, khiến một người chết, một người bị thương.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang truy nã Nguyễn Ngọc Cảnh về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
Công an tỉnh Lào Cai vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc xyanua và tàng trữ trái phép vật liệu nổ với số lượng lớn, tạm giữ 47 đối tượng liên quan.
Do mâu thuẫn cá nhân, nhóm thanh thiếu niên tại xã Bình Minh (Vĩnh Thuận – Kiên Giang) gồm 10 người đã sử dụng 3 dao tự chế (loại dao phóng lợn) để giải quyết.
Ngày 2/4, thông tin từ lãnh đạo UBND xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) xác nhận, lực lượng chức năng đã bắt giữ anh chồng dùng gậy sắt đánh em dâu tử vong.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.