Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024), ngày 2/2, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức dâng hương và nghe giới thiệu về quá trình thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội).
Khoảng đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Marx–Lenin và tư tưởng Nguyễn Ái Quốc được truyền bá sâu rộng trong nước, có sức ảnh hưởng lớn tới lớp thanh niên ưu tú. Năm 1925, Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng ra đời và phát triển mạnh mẽ với phong trào “Vô sản hóa” sôi nổi. Trước tình hình đó, Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng nhận thấy phong trào cách mạng cần phải có một tổ chức chặt chẽ với cương lĩnh rõ ràng, phương pháp hoạt động đúng đắn...
Năm 1928, những thành viên tiên tiến trong ban lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ và Tỉnh bộ Hà Nội của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội thuê căn nhà số 5D trên phố Hàm Long làm trụ sở bí mật. Giữa bốn ngôi nhà liền kề chung một khoảng sân sau cùng bếp và khu phụ, căn số 5D có địa thế hoàn hảo khi ngay bên hông là một hẻm nhỏ thông ra phố Lê Văn Hưu. Phía sau nhà có một khoảng vườn um tùm cây cối mọc dại nên ít người qua lại. Nếu có bất trắc, các đồng chí có thể nhanh chóng thoát ra phía sau an toàn.
Cơ sở hoạt động này được giao cho vợ chồng đồng chí Trần Văn Cung (tức Quốc Anh) và đồng chí Nguyễn Thị Liên sinh sống và quản lý. Đồng chí Quốc Anh bấy giờ đang làm việc tại nhà máy, còn đồng chí Liên ở nhà nội trợ và bảo vệ cơ sở. Là người gốc Nghệ An, họ hoàn hảo trong vai một cặp vợ chồng từ quê ra thành phố kiếm sống. Đồ đạc trong nhà không có gì nhiều ngoài bộ tràng kỷ, giường chiếu, hòm đựng đồ... đều do những hội viên của tổ chức đóng góp.
Bên trong căn nhà số 5D diễn ra những cuộc họp xoay quanh vấn đề tổ chức Đảng Cộng sản ở Việt Nam để lãnh đạo quần chúng, thống nhất tư tưởng và phương hướng hoạt động. Các đồng chí thường ngồi họp tại bộ tràng kỷ ở phòng khách vào đêm muộn, phân công đồng chí Liên ngồi chơi hóng gió bên ngoài nhằm phát hiện bất thường, ra mật hiệu nếu có biến.
Mốc son tháng 2
Một đêm cuối tháng 3/1929, một cuộc họp quan trọng diễn ra, quyết định thành lập Chi bộ 5D Hàm Long - Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Chi bộ gồm 8 thành viên nòng cốt là đồng chí Trần Văn Cung, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc, Dương Hạc Đính (tức Hoàng Hạc) và Nguyễn Văn Tôn (tức Kim Tôn).
Đồng chí Trần Văn Cung được bầu làm Bí thư Chi bộ. Tại cuộc họp này, Chi bộ đã đề ra một số nhiệm vụ như đưa vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ra Đại hội Thanh niên Bắc Kỳ lần 2 để vận động các đại biểu tán thành; vận động các đại biểu địa phương bầu trong số các đồng chí đi dự đại hội thanh niên toàn quốc; thông qua kỳ bộ thanh niên để lãnh đạo các phong trào và phát triển tổ chức công hội, nông hội và tuyên truyền; giữ bí mật để phát triển thêm Đảng viên...
Vừa thành lập, Chi bộ đã chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng đặc biệt trong các xí nghiệp để rèn luyện và phát triển Đảng viên. Tiêu biểu như phong trào đấu tranh của các chị em tại chợ Đồng Xuân, phong trào đình công của công nhân Avia tại Hà Nội, công nhân nhà máy sợi Hải Phòng, dệt Nam Định, gạch Hưng Ký (Yên Viên), nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), xưởng ôtô Đà Nẵng...
Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng chính thức ra đời tại nhà số 312 phố Khâm Thiên với Ban Chấp hành Trung ương lâm thời gồm các đồng chí trong Chi bộ 5D Hàm Long. Chi bộ 5D Hàm Long trở thành nòng cốt của Đông Dương Cộng sản Đảng, tiếp tục lãnh đạo phong trào ở Hà Nội và cả nước. Sự kiện này tác động để An Nam Cộng sản Đảng ra đời vào tháng 7/1929, và tổ chức Đông dương Cộng sản Liên Đoàn thành lập vào tháng 9/1929.
Tất cả là tiền đề dẫn tới ngày 3/2/1930 - mốc son của lịch sử dân tộc. Tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) diễn ra Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì, với mục tiêu thành lập một Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam tiến hành giải phóng dân tộc, giai cấp, xã hội và con người, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Địa chỉ đỏ
Năm 1959, nhà 5D phố Hàm Long trở thành nhà lưu niệm và đến năm 1964 Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cách mạng. Trải qua nhiều lần trùng tu, đến năm 2000 nhà 5D phố Hàm Long được khôi phục kiến trúc, nội thất như thời điểm thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên. Hiện nay di tích nhà 5D Hàm Long gồm phòng lưu niệm, phòng trưng bày, phòng khánh tiết, phòng làm việc và khu phụ trên diện tích hơn 500m2.
Nơi giáo dục truyền thống cách mạng
Ngày nay, ngôi nhà 5D Hàm Long đã trở thành một di tích cách mạng quan trọng gắn liền với lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc. Nơi đây trở thành một địa chỉ đỏ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đã thi hành xong 83,86% về việc và 51,46% về tiền.
Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp...
Để đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, đồng thời, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản.
Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.