Khi nhắc đến chùa, chúng ta nghĩ ngay đến mục đích chính của ngôi chùa là thờ Phật. Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, đặc biệt một số khu vực Bắc Bộ thì sớm hòa nhập với những tín ngưỡng bản địa khác. Hệ thống Tứ Pháp là một tục thờ bản địa đóng vai trò quan trọng trong việc “Việt hóa” đạo Phật để gần gũi hơn với đời sống nông nghiệp.
Vào đầu Công nguyên, đất Việt bị lệ thuộc phương Bắc, với tên gọi Giao Châu.Nhà Hán chọn Luy Lâu (Thuận Thành Bắc Ninh ngày nay) làm trụ sở. Chính tại nơi này, có một câu chuyện đã thay đổi lịch sử Phật giáo nước nhà được nhiều sách cổ ghi lại như: Lĩnh Nam Chích Quái (do các soạn giả Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú soạn trong thế kỷ XIV-XV), Kiến Văn Tiểu Lục (Lê Quý Đôn)...
Câu chuyện xoay quanh cuộc đời người con gái tên là Man Nương. Thời trẻ, Man Nương đến chùa Phúc Nghiêm học đạo. Ngôi chùa này do vị sư Khâu Đà La, người Tây Trúc (Ấn Độ) trụ trì. Một đêm, khi nàng Man Nương ngủ quên ở thềm, Khâu Đà La bước qua người, và nàng thụ thai.
Man Nương sinh ra một hài nhi, rồi đem đến chùa trả cho Khâu Đà La. Nhà sư cầm cây tích trượng gõ vào thân cây dâu. Cây dâu mở ra, đón đứa trẻ vào thân cây. Khâu Đà La trao cho Man Nương cây gậy. Nhờ làm theo chỉ dẫn của Khâu Đà La, sau này Man Nương đã dùng cây gậy để cầu mưa giúp dân thoát nạn hạn hán.
Khi Man Nương đã ở tuổi 80, một ngày trời đất nổi cơn mưa lớn, cây dâu sư Khâu Đà La gửi đứa trẻ ngày nào đổ xuống trôi theo sông Dâu đến Luy Lâu thì dừng lại. Người dân tìm mọi cách vớt cây dâu mà không thể nào lay chuyển. Chỉ có Man Nương có thể kéo cây dâu lên bờ.
Thái thú Sĩ Nhiếp (khoảng 137-226) cho người lấy cây dâu tạc tượng bốn vị nữ thần là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện; đặt thờ ở bốn chùa, lần lượt là: chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Giàn, chùa Tướng. Trong cây dâu, con của Man Nương hóa đá, được đưa vào chùa Dâu thờ phụng, gọi là Thạch Quang Phật. Bà Man Nương qua đời vào ngày 8-4 âm lịch. Người dân tôn là Phật Mẫu Man Nương, thờ bà tại chùa Tổ (làng Mãn Xá, xã Hà Mãn, Thuận Thành).
Tại Hưng Yên, cụ thể huyện Văn Lâm cũng hình thành hệ thống Tứ Pháp với những nét văn hóa tâm linh độc đáo. Nơi đây hình thành một dải chùa chiền: Pháp Lôi – Pháp Vũ – Pháp Vân – Pháp Điện và các câu chuyện huyền ảo từ việc mua gỗ tạc tượng Tứ Pháp. Khi sự tích đã nhuốm màu huyền sử, việc thông qua các nghi lễ là minh chứng rõ nhất giải đáp các thông điệp tín ngưỡng, tôn giáo ẩn sâu trong đó.
Những nghi lễ độc đáo
Tục thờ Tứ pháp gắn liền với lễ truyền thống rước Tứ Pháp tại dải 4 chùa thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Các nghi lễ liên quan đến tứ pháp đặc biệt độc đáo thể hiện văn hóa sinh hoạt nông nghiệp của người dân từ xưa đến nay.
Nếu trước đây, mỗi khi tổng (đơn vị hành chính ngày xưa) chỉ khi hạn hán mới cầu đảo bốn bà Tứ Pháp ban mưa để cho hết hạn hán, mùa màng bội thu. Ngày nay, tục lễ được phục dựng lại 3 năm rước tổng một lần.
Đám rước với sự tham gia của 4 làng có 4 ngôi chùa: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Ngay từ sáng sớm, kiệu bà Pháp Lôi được rước từ làng Nhạc Miếu sang làng Hồng Cầu. Tất cả phù giá là những chàng trai được tuyển chọn, to béo, mình mặc khố điều. Cứ khoảng 300m, kiệu bà lại chạy một đoạn rồi dừng. Khi chạy trai kiệu sẽ kêu: Huế...Huế...(gọi tên tục của bà), còn người cờ lệnh đọc bài ca:
“Một vui vẻ ơi già
Hai vui vẻ ơi già
Ba vui vẻ ơi già”
Tiếng này là tiếng thứ ba ta cùng vui vẻ ơi...
Xong bài lệnh trai kiệu sẽ chạy tiếp tục và cứ một đoạn lại dừng lại và lặp lại tương tự. Người trong làng tương truyền rằng việc kiệu chạy mô phỏng tính cách vui vẻ của bà Lôi. Bà vốn là em út, hay mải chơi hái hoa bắt bướm nên phải chạy theo các chị.
Khi Kiệu bà Pháp Lôi qua trường Tiểu Học, tương truyền xưa là nơi bà hái hoa bắt bướm, mỗi lần đi qua kiệu dừng lại để mô phỏng tích này. Học sinh và người dân dừng hai bên đường lễ bà, các cháu chui qua kiệu để cầu sự may mắn. Có một tích khác là việc mua gỗ chạy mưa của người dân khi mua khúc gỗ thứ tư để tạc tượng thờ bà Lôi nơi đây.
Khi rước bà Pháp Lôi đến chùa Hoàng Cầu - nơi bà Pháp Vũ, đám rước bà Pháp Vũ đứng chờ sẵn ngoài sân chùa để chào em gái. Trước khi gặp kiệu chị, kiệu bà Lôi sẽ quay vài vòng thể hiện sự vui mừng khi em út gặp gỡ chị ba.Trai kiệu sẽ lễ 3 lễ bằng việc hạ 3 lần, thể hiện là bà Lôi có lời chào đến chị mình và kiệu bà Pháp Vũ chào lại em để đáp lễ.
Khi kiệu hai bà Pháp Lôi và Pháp Vũ được rước xuống chùa Cả là chùa thờ bà Pháp Vân (chị cả trong bốn bà).Trai kiệu của bà Pháp Vân sẽ ra sân chùa đón hai em của mình.Tại đây, các kiệu bà thực hiện nghi lễ chào nhau, mỗi lần 3 lễ. Cờ lệnh hô bài ca:
“Ba bà xuống ngự chùa Vân
Cơn mưa cơn gió xoay vần
Để cho thiên hạ dễ làm ăn
Ta cùng vui vẻ già...”
Riêng bà Pháp Điện thì chỉ ngự tại chùa Pháp Điện làng dưới chứ không ra ngoài nên khi ba bà Lôi – Vân – Vũ cùng tụ họp để xuống bà Điện. Người xưa quan niệm, bà Pháp Điện đi đến đâu, nhìn vào làng nào thì làng đó cháy.Vì vậy, riêng bà Pháp điện chỉ được rước đến cổng chùa rồi chạy vào. Đứng trước cổng để chào các chị em của mình rồi qay vào nhà. Các cụ xưa quan niệm, bốn bà thương nhau khôn xiết, bịn rịn gặp nhau mà trời đổ mưa nên mới thành lễ cầu mưa như hiện tại.
Trong lúc rước các bà Tứ Pháp xuống thăm bà Pháp Điện (em thứ hai), người dân hai bên đường đều chuẩn bị mâm lễ, hoa thơm, đặc biệt một chậu nước. Họ sẽ té nước lên đoàn rước với ý nghĩa cầu mưa, cầu may mắn. Ai được nước té lên người sẽ nhận được may mắn trong năm đó. Một nét văn hóa khá giống lễ hội té nước của Thái Lan.
Khi đến chùa Pháp Điện, cờ lệnh sẽ đọc bài ca:
“Ba bà xuống chơi chùa Tông
Bốn bà công đồng để rồng lấy nước làm mưa
Chảy tràn đồng Chưa, chảy xuống đồng Chuối
Xối xuống đồng Văn
Để cho thiên hạ dễ làm ăn
Ta cùng vui vẻ già ơi...”
Dấu tích Phật giáo buổi đầu và tín ngưỡng phồn thực
Mặc dù chuyện Man Nương sinh ra Tứ Pháp là huyền tích, nhưng câu chuyện trên phản ánh nhiều sự thật lịch sử. Trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giả Nguyễn Lang đã chứng minh thời kỳ đầu Công nguyên, Luy Lâu (gần với hệ thống Tứ Pháp Hưng Yên và chùa Dâu) đã là một trung tâm Phật giáo lớn.
Mặt khác, tục thờ có những biểu hiển của tín ngưỡng phồn thực dân gian xưa như: Các trai tráng rước kiệu đều cởi trần, đóng khố, to béo. Việc cầu mưa để tạp sự sinh sôi cũng là minh chứng cho nhu cầu “phồn thực”, lao động sản xuất của người dân. Đặc biệt qua hiện tượng “thụ thai” nơi cửa chùa của Man Nương khi gặp Khâu Đà La. Như vậy, ngay từ buổi đầu của Phật giáo hiện tượng “Việt hóa” Phật và ghép cùng tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện sớm và được giữ gìn đến ngày nay.
Người xưa thường gửi gắm những triết lý, những “mã văn hóa” qua các câu chuyện cổ. Cuộc gặp gỡ giữa Man Nương và Khâu Đà La thực chất là cuộc gặp gỡ giữa đạo Phật và văn hóa bản địa. Ở buổi đầu của lịch sử, người Việt theo tín ngưỡng đa thần, tôn sùng các lực lượng tự nhiên. Phật giáo, với những triết lý mới đã hòa vào văn hóa bản địa thông qua hình tượng Khâu Đà La và Man Nương.
Sự hòa trộn này đã sản sinh ra một dạng thức đặc biệt của việc thờ phụng Phật giáo - thờ bốn lực lượng thiên nhiên mây, mưa, sấm, chớp. Sâu xa hơn, đó là mong ước về mưa thuận gió hòa của cư dân bản địa. Trong hệ thống chùa Tứ Pháp, nữ thần đứng ở vị trí trung tâm. Điều ấy phản ánh tư duy của nền nông nghiệp lúa nước, coi trọng sự sinh sôi, nảy nở, đề cao vai trò người phụ nữ. Sau những màu huyền tích ấy là mong ước cuộc sống sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa của người dân.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.