Từ cuối năm 2015 đến nay, khu Trung tâm hành chính của thị xã Mường Lay đang xảy ra nguy cơ sạt lở đặc biệt nghiêm trọng
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, từ ngày 28/7, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có mưa rào và giông rải rác, có nơi mưa to đến rất to và giông; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên khu vực ven sông, suối, sườn đồi và ngập úng ở vùng thấp.
Trong những năm gần đây, một số địa phương thuộc tỉnh Điện Biên như các xã, thị trấn của huyện Tuần Giáo, huyện Mường Chà… mỗi khi có mưa lớn đều gây thiệt hại nặng.
|
Trung tâm hội nghị văn hóa, Sân vận động, Công viên thể thao văn hóa… trước nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở. (Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN) |
Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, từ ngày 28/7, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có mưa rào và giông rải rác, có nơi mưa to đến rất to và giông; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên khu vực ven sông, suối, sườn đồi và ngập úng ở vùng thấp.
Trong những năm gần đây, một số địa phương thuộc tỉnh Điện Biên như các xã, thị trấn của huyện Tuần Giáo, huyện Mường Chà… mỗi khi có mưa lớn đều gây thiệt hại nặng.
Đặc biệt, từ cuối năm 2015 đến nay, khu Trung tâm hành chính của thị xã Mường Lay đang xảy ra nguy cơ sạt lở đặc biệt nghiêm trọng.
Nguyên nhân đã được xác định là do đơn vị tư vấn tính toán, thiết kế sai trong quá trình san ủi núi để tạo mặt bằng xây dựng.
Cho đến thời điểm này, Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công vẫn đang gấp rút hoàn thành phương án chống sạt lở cho khu vực này. Bởi vậy, nếu mưa lớn kéo dài, dự báo sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ cho các địa phương này, nếu không có các biện pháp chủ động ứng phó.
Theo thống kê của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình, cơn bão số 1 đổ bộ trực tiếp vào Ninh Bình đêm 27, rạng sáng 28/7 đã gây thiệt hại nhiều về tài sản, hoa màu của người dân, rất may không có thiệt hại về người.
Do ảnh hưởng của bão số 1, tỉnh Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 12, mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa đo được từ 13 giờ ngày 27/7 đến 07 giờ ngày 28/7 bình quân từ 100 đến 235mm.
Nước trên các triền sông lúc 7 giờ sáng 28/7, sông Hoàng Long tại Bến Đế ở mức 1,12m, (thấp hơn báo động 1 1,88m), tại Gián Khẩu 1,00m (thấp hơn báo động 1 là 1,50m), trên sông Đáy tại Ninh Bình: 0,92m (thấp hơn báo động 1 là 1,58m).
Tính đến sáng 28/7, trên địa bàn tỉnh chưa có thiệt hại về người, tuy nhiên thiệt hại nhiều về tài sản.
Cụ thể, hệ thống lưới điện trung áp 22KV và 10KV bị hư hỏng chưa khắc phục được, toàn tỉnh bị mất điện, hàng nghìn nhà dân bị tốc mái; hàng chục nghìn cây lâu năm bị đổ, trên 34.000ha diện tích lúa mùa mới cấy bị ngập, hàng nghìn ha hoa màu bị hư hại.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đã khẩn trương triển khai nhiều phương án đối phó với cơn bão số 1 nên hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Cụ thể, tỉnh đã tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi diễn biến của bão số 1, thường xuyên báo cáo tình hình về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Tỉnh đã kêu gọi toàn bộ 126 tàu, thuyền với 374 thuyền viên vào nơi tránh trú bão an toàn; 274 lều với 392 lao động khai thác, nuôi, trồng thuỷ, hải sản ở bãi bồi ven biển được di dời đến nơi tránh trú bão an toàn.
Tại khu vực ngoài đê Bình Minh II đến Bình Minh III có 1.224 nhân khẩu, lực lượng Biên phòng phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Kim Sơn đã di dời được toàn bộ số nhân khẩu trên vào nơi tránh trú bão an toàn.
Trên địa bàn tỉnh đã vận hành 5 máy bơm tiêu nước, vận hành 50 cống tiêu và hạ mức nước tại các hồ chứa đã hạ mực nước xuống dưới ngưỡng tràn theo phương án.
Đến thời điểm 10 giờ ngày 28/7, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn bị mất điện lưới, duy chỉ có một phần thành phố Ninh Bình được cấp điện trở lại.
Theo Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Nam, tính đến 9 giờ ngày 28/7, bão số 1 đã làm gần 28.500ha lúa bị ngập, trong đó có 12.903ha lúa bị ngập trắng; diện tích hoa màu bị đổ gẫy và dập nát là gần 3.000ha; hơn 9.100 cây xanh, cây ăn quả bị đổ; gần 1.000 nhà bị tốc mái; hàng loạt cột điện bị đổ; nhiều biển hiệu quảng cáo bị vỡ…
Hiện các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do bão số 1 gây ra.
Ông Hoàng Mạnh Thường, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Nam cho biết, tính đến 7 giờ ngày 28/7, tổng lượng mưa trung bình đo được trên địa bàn tỉnh Hà Nam là 144.5mm; lượng mưa lớn nhất đó được là tại thị trấn Quế, huyện Kim Bảng 170mm; sức gió mạnh nhất đo được vào 1 giờ 45 ngày 28/7 là cấp 7, giật trên cấp 9. Ông Thường nhận định, khả năng mưa sẽ tiếp tục kéo dài đến ngày mai./.