Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm 3 điều.
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV, chiều 15/11, Quốc hội nghe Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc.
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, qua hơn 03 năm thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sau đây gọi là Luật năm 2015) với nhiều quy định mới, có thể khẳng định công tác xây dựng pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Chẳng hạn, chỉ tính riêng số lượng luật, pháp lệnh, từ ngày 01/7/2016 (ngày Luật năm 2015 có hiệu lực) đến ngày 30/6/2019 đã có 44 luật và 01 pháp lệnh được ban hành theo quy trình quy định của Luật năm 2015; nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương đã nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của pháp luật, tập trung hơn nguồn lực và thời gian chuẩn bị, nhờ đó chất lượng VBQPPL đã được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, quá trình thi hành Luật năm 2015 trong thời gian qua cũng đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục xử lý. Do đó, mục đích của việc sửa đổi là nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về ban hành VBQPPL nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tăng cường trách nhiệm của từng cơ quan và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL, nhất là trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh. Tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Luật năm 2015 thời gian qua.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, dự thảo Luật gồm 3 điều, cụ thể như sau: Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Điều 2: Bổ sung, thay thế một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Điều 3: Điều khoản thi hành.
Sau khi chỉnh lý theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 lần này sửa đổi, bổ sung 46 điều về nội dung và 06 điều về kỹ thuật của Luật năm 2015 (giảm 03 điều so với dự thảo Luật đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37). Dự thảo Luật sửa 04 điều của Luật năm 2015 (Điều 47, 58, 92, 121), trong đó bổ sung sự phù hợp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản và dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước là một trong các nội dung phải thẩm định, thẩm tra.
Toàn cảnh Phiên họp.
Về xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn, trong thời gian qua, đã phát sinh một số trường hợp cần phải ban hành ngay văn bản để xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn như: trường hợp ban hành văn bản để bãi bỏ VBQPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội; kéo dài thời gian thực hiện văn bản; ban hành thông tư để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn (điều chỉnh giá xăng, dầu, lệ phí trước bạ ô tô, xe máy…). Vì vậy nhiều bộ, ngành, địa phương cho rằng quy định như Luật hiện hành là cứng nhắc, chưa sát thực tế và đề nghị bổ sung một số trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn để đáp ứng nhu cầu thực tế trong công tác xây dựng, ban hành VBQPPL ở nước ta hiện nay. Với lý do đó, dự thảo Luật sửa các Điều 146, 147, 148 của Luật năm 2015, theo đó sửa đổi khoản 2 Điều 146 để cho phép thêm 03 trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, cụ thể là: để bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; để kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn; phải ban hành ngay văn bản để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo yêu cầu về thời hạn thực hiện quy định trong điều ước quốc tế đó. Sửa đổi khoản 3 Điều 147 để bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết định cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật năm 2015.
Về ban hành thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật, Luật năm 2015 chỉ cho phép quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch và VBQPPL của chính quyền địa phương khi được giao trong luật. Trong quá trình áp dụng quy định này, các bộ, ngành, địa phương gặp một số khó khăn, lúng túng, nhất là trong việc sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục hành chính trong các thông tư của cấp bộ và VBQPPL của địa phương đã được ban hành trước ngày Luật năm 2015 có hiệu lực (01/7/2016) và quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của HĐND cấp tỉnh về biện pháp đặc thù của địa phương quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015. Về vấn đề này, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 02 điều (Điều 14 và Điều 172) của Luật năm 2015, cụ thể là: Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14, theo đó bổ sung trường hợp ngoại lệ cho phép địa phương được quy định thủ tục hành chính trong trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 172 để quy định về sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính đã ban hành trước ngày Luật năm 2015 có hiệu lực theo hướng cho phép sửa đổi, bổ sung các VBQPPL có quy định thủ tục hành chính được ban hành trước ngày 01/7/2016 với điều kiện không được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng.
Về đánh giá tác động thủ tục hành chính của dự Luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, theo quy định của Luật năm 2015 thì cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết có nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo, tờ trình và các tài liệu liên quan đến dự án, dự thảo, trong đó có bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính. Dự thảo Luật sửa đổi lần này chỉ bổ sung quy định để cho phép hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thủ tục hành chính trong các nghị quyết về biện pháp có tính chất đặc thù của địa phương quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015, không quy định thủ tục hành chính để áp dụng trực tiếp với người dân và doanh nghiệp, không làm phát sinh chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính, do vậy không đặt ra nhiệm vụ đánh giá tác động thủ tục hành chính trong dự thảo Luật.
Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, sau một thời gian lấy ý kiến các bộ, ngành, nhân dân và các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi đã có nhiều ý kiến gửi về Cục.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trong ổ nhóm chuyên trộm cắp chó trên địa bàn huyện.
Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh bắt giữ 15 đối tượng mua bán tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Tối 23/11, Công an thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết trong đợt thực hiện cao điểm đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy, liên tiếp những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông bất ngờ phát hiện nhiều lái xe dương tính với ma túy.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.