Trên mạng xã hội đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc một phụ huynh học sinh cho rằng “Toán học ổn là được, không cần lo chữ xấu”.
Theo phụ huynh này, qua trao đổi, cô giáo phản ánh con của chị học môn Toán khá ổn, tuy nhiên, môn Tiếng Việt thì còn kém bởi chữ viết gãy, không được đều nét. Cô giáo dặn dò gia đình kèm cặp thêm cho học trò này.
Đáp lại, phụ huynh viết: "Toán ổn là được rồi. Sau này dùng điện thoại với máy tính là chủ yếu nên không cần lo chữ xấu. Cám ơn cô giáo nhé!".
Quan điểm của phụ huynh trên gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, từ xưa đến nay, khi trẻ đi học được nắm rõ "nét chữ nết người", bởi vậy nên quá trình rèn chữ rất được chú trọng.
“Rèn chữ không chỉ là rèn chữ mà là rèn tính cẩn thận và kiên trì cho học sinh. Không cần phải quá cầu kỳ nhưng phải rõ ràng rành mạch. Nếu bảo rằng sau này gõ máy tính nên không cần rèn chữ vậy thì khỏi cho bé tập viết luôn vì ngay bây giờ Google đã có thể nhận dạng giọng nói thành chữ viết rồi, không cần gõ phím nữa đâu. Công nghệ ra đời để phục vụ con người chứ không phải để biến con người thành nô lệ”, một ông bố bình luận.
Đoạn hội thoại của cô giáo và phụ huynh.
Chị Nguyễn Thị Mai (30 tuổi, quận Đống Đa, Hà Nội) nêu: "Luyện viết chữ quan trọng là rèn cho con tính kiên nhẫn, chỉn chu trong việc học cũng giúp con sau này làm việc khác hoàn chỉnh hơn. Mình vẫn muốn con mình rèn luyện cách viết chữ, trẻ nhỏ mà, cái gì càng chỉn chu từ bé thì lớn lên tính cách ấy cũng đi theo”.
Bên cạnh đó, không ít phụ huynh đồng tình “không cần lo chữ xấu”. Theo anh Nguyễn Văn Thành (29 tuổi, quận Cầu Giấy), việc viết chữ đẹp không có nhiều tác dụng, rèn viết chữ đẹp vừa tốn thời gian mà nó cũng không ứng dụng thực tế. “Theo tôi chỉ cần viết được, đọc hiểu được là được rồi. Đâu phải chữ đẹp mới thành công, để dành trí óc rèn những kỹ năng và tư duy toán học và tự nhiên có tác dụng thực tế hơn”, anh Thành chia sẻ.
Một phụ huynh khác bày tỏ: “Viết chữ xấu có thể khắc phục được bằng máy tính, điện thoại còn các môn Toán, môn tự nhiên học không giỏi thì rất khó cải thiện. Chữ đẹp thì có giúp được có cơm ngon áo đẹp sau này không”.
Trong khi đó, chị Lê Thu Phương (34 tuổi, quận Long Biên) cho rằng, quan điểm trên có phần đúng, phần sai. Chị Phương lý giải: “Đúng là có thể họ cho rằng thời đại công nghệ số càng được nâng cấp thì con người phải theo kịp thời đại. Chuyển hoá từ viết tay sang đánh máy. Và giao lưu quốc tế qua văn bản mạng enternet.
Nhưng chữ viết là một nghệ thuật, nét đẹp riêng của dân tộc. Xưa vẫn có câu: “Nét chữ, nết người”. Con người được rèn luyện qua chữ viết sẽ có tính kiên trì, bình tĩnh, cẩn thận. Khi nhìn vào chữ viết, ta có thể đoán được tính cách của người đó. Nét đẹp từ tâm hồn thể hiện qua những con chữ. Thời đại mới luôn chạy theo cái mới nhưng không thể bác bỏ cái cũ được”.
Còn ý kiến Quý độc giả thì sao, mời chia sẻ phần Ý kiến bạn đọc dưới bài này.
Từ tấm bé, khi bắt đầu chập chững bước vào lớp 1, luyện chữ là bài học cơ bản đầu tiên ai cũng phải trải qua. Thế nhưng, ngày nay khi chúng ta chủ yếu gõ chữ bằng máy tính, điện thoại… đã có nhiều ý kiến cho rằng luyện chữ đẹp là không cần thiết. Vậy trong thời đại 4.0 liệu nét chữ có còn tạo nên nết người?
Cứ mỗi lần con ngồi lặng lẽ một mình, lòng con lại dâng lên một nỗi nhớ da diết. Nhớ giọng nói trầm ấm của Ba, nhớ ánh mắt hiền từ, nhớ bàn tay chai sạn từng dắt con qua những ngày thơ dại.
Ngày 13/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang làm rõ vụ rò rỉ khí nghi độc tại Công ty TNHH Zinc Oxide Corporation Việt Nam (Khu Công nghiệp Phú Mỹ 3, TP Phú Mỹ), khiến một công nhân tử vong và 41 người khác bị ảnh hưởng sức khỏ
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.