Một người phụ nữ đã gây tranh cãi trên mạng xã hội khi cho rằng bức tượng nàng Juliet ở Verona (Ý) đã bị quấy rối quá nhiều, bởi các du khách đã không ngừng sờ chạm vào vòng một của tượng.
Bức tượng bị sờ chạm vòng một suốt... nửa thế kỷ
Nguyên nhân của việc du khách không ngừng sờ chạm vào vòng một của bức tượng khắc họa nàng Juliet xuất phát từ niềm tin rằng chạm vào vòng một của tượng, người ta sẽ nhận được may mắn. Bức tượng đã được thực hiện từ năm 1969 bởi nghệ sĩ điêu khắc Nereo Costantini và được đặt ở ngoài sân của một công trình kiến trúc cổ nằm ở thành phố Verona (Ý) từ năm 1972.
Công trình này được giới thiệu là "ngôi nhà của nàng Juliet" và trở thành một điểm đến hấp dẫn du lịch tại Verona. Ngôi nhà cổ vốn thuộc về một gia đình từng sinh sống ở Verona - nhà Capello (một tên họ khá giống với tên họ Capulet của nàng Juliet).
Chính sự tương đồng về tên họ đã giúp nhà chức trách Verona nảy ra ý tưởng kết hợp giữa những gì thuộc về yếu tố giả tưởng trong văn chương, với một công trình cổ của một gia đình từng sinh sống tại địa phương. Từ đó, "ngôi nhà của nàng Juliet" ra đời và trở thành điểm đến hấp dẫn du lịch.
"Casa di Giulietta" (Ngôi nhà của nàng Juliet) là một điểm đến trứ danh của tình yêu lứa đôi. Nơi này được cho là giúp đem lại phước lành cho các cặp tình nhân, dù câu chuyện tình của Romeo và Juliet quá bi kịch.
Người ta tin rằng việc đặt chân tới ngôi nhà của nàng Juliet chính là chuyến viếng thăm tới "thánh địa tình yêu". Đến đây cùng với "một nửa" sẽ giúp tình yêu đôi lứa bền lâu và gặp nhiều may mắn.
Công trình "ngôi nhà của nàng Juliet" cũng rất hấp dẫn về mặt kiến trúc - nội thất. Công trình được phục dựng hồi thế kỷ 20, các đồ đạc bên trong công trình mang phong cách nội thất của Ý hồi thế kỷ 16-17.
Công trình từng tồn tại trong trạng thái bị bỏ hoang suốt một thời gian dài, sau đó, chính quyền thành phố Verona quyết định phục dựng, rồi biến nơi này trở thành "ngôi nhà của nàng Juliet". Họ tận dụng sự tương đồng giữa tên họ của gia đình sở hữu công trình trước đây và tên họ của nàng Juliet trong vở kịch "Romeo và Juliet".
Khi trùng tu công trình, người ta đã cho xây dựng thêm ban công và gọi là "ban công tình yêu", giống như những gì được khắc họa trong vở kịch. Trong câu chuyện tình yêu của Romeo và Juliet, ban công nhà nàng Juliet chính là nơi bắt đầu của cặp tình nhân trẻ tuổi.
Đáng chú ý hơn cả trong "ngôi nhà của nàng Juliet" là bức tượng đồng được thực hiện dựa trên những hình dung về nàng Juliet. Bức tượng gốc được thực hiện vào năm 1972 đã bị tổn hại qua năm tháng do bị du khách sờ chạm quá nhiều.
Bức tượng gốc từng xuất hiện những lỗ hổng và vết nứt ở ngực phải, cổ tay, cánh tay... Để "cứu" bức tượng, nhà chức trách địa phương đã chuyển bức tượng gốc tới bảo tàng Castelvecchio nằm trong thành phố, để tượng được phục chế và trưng bày trong không gian bảo tàng.
Một bức tượng mới được đặt làm giống hệt tượng cũ, với chi phí vào khoảng hơn 27.000 USD. Bức tượng mới đã thay thế cho bức tượng cũ kể từ năm 2014. Với bức tượng mới, du khách vẫn giữ niềm tin "truyền thống", vẫn tiếp tục sờ chạm vòng một của tượng để lấy may. Bức tượng mới sau 8 năm đưa vào sử dụng cũng đã bị biến màu ở khu vực quanh... vòng một.
Thương bức tượng bị "sàm sỡ"
Mới đây, một người phụ nữ đã thu hút sự quan tâm trên mạng xã hội sau khi bày tỏ sự lo lắng, thương cảm đối với bức tượng nàng Juliet. Cô cho rằng bức tượng đã bị... quấy rối bởi hàng loạt du khách trong suốt nhiều năm tháng.
Ngay lập tức, đăng tải của người phụ nữ đã thu hút sự quan tâm tranh luận của cư dân mạng. Có nhiều cư dân mạng lên tiếng đồng tình với quan điểm của người phụ nữ, họ cho rằng việc sờ chạm vào vòng một của bức tượng là hành động thiếu văn minh, thiếu tôn trọng.
Trong khi đó, cũng có nhiều người không đồng tình với quan điểm trên, họ cho rằng việc sờ chạm vào vòng một của tượng bắt nguồn từ một niềm tin đã có từ lâu, rằng hành động này giúp đem lại may mắn, vì vậy, không nên soi xét, suy diễn một hành động... vô hại theo cách nghiêm trọng hóa vấn đề.
Link gốc: https://dantri.com.vn/van-hoa/tranh-cai-chuyen-buc-tuong-bi-sam-so-vong-mot-suot-nua-the-ky-20220402092537496.htm
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Tỉnh Phú Thọ sẽ tiến hành sáp nhập nhiều phường ở thành phố Việt Trì, các xã ở huyện Đoan Hùng, huyện Cẩm Khê và thành lập thị trấn Tân Phú thuộc huyện Tân Sơn.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.