Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Trận chiến quyết định ở Donbass và những nước cờ chiến thuật của Nga

Pháp luật 4 phương
26/05/2022 12:54
aa
Khi cuộc xung đột ở Ukraine bước vào giai đoạn mới, Nga đã thay đổi đáng kể chiến thuật nhằm tạo ra một thế trận có lợi hơn với hy vọng giành một chiến thắng mang tính quyết định.


Trận chiến quyết định ở Donbass và những nước cờ chiến thuật của Nga

"THÙNG THUỐC SÚNG" DONBASS

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 19/4 tuyên bố, chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine chính thức bước sang giai đoạn hai. "Một giai đoạn khác của chiến dịch đã bắt đầu, và tôi chắc rằng đây sẽ là một thời khắc rất quan trọng của toàn bộ chiến dịch đặc biệt này", ông Lavrov nói.

Tròn một tháng sau khi bắt đầu giai đoạn hai của chiến dịch quân sự với trọng tâm là mặt trận Donbass, Nga đang mở rộng tấn công khắp khu vực này.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksandr Motuzyanyk hôm 24/5 cho biết chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã bước vào giai đoạn "dữ dội nhất". Các lực lượng Nga đang tìm cách bao vây quân đội Ukraine tại thành phố Severodonetsk và Lysychansk, nằm hai bên bờ sông Siverskyi Donets ở miền Đông.

Ông Motuzyanyk cũng cho biết thêm, các trận chiến đang diễn ra ở miền Đông Ukraine có thể quyết định vận mệnh của Ukraine. "Tình hình ở mặt trận phía đông rất khó khăn. Vận mệnh của đất nước có thể được quyết định ở đó ngay bây giờ", ông Motuzyanyk nói.Sau khi bị đẩy lùi ở Kharkov, Nga bắt đầu tập trung tấn công nhằm bao vây lực lượng của Ukraine ở Lugansk và Donetsk, hai tỉnh thuộc vùng Donbass. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng đây là cuộc tấn công lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho hay, ước tính mỗi ngày có 50-100 binh sĩ của Ukraine hy sinh ở mặt trận miền Đông.

Thành phố Soledar ở Donbass bị tập kích hôm 24/5 (Ảnh: AFP).

Thành phố Soledar ở Donbass bị tập kích hôm 24/5 (Ảnh: AFP).

Ở giai đoạn hai của chiến dịch quân sự, Nga được cho là có nhiều lợi thế hơn so với giai đoạn đầu do chỉ tập trung lực lượng vào một mặt trận. Với sự vượt trội về hỏa lực, Nga cũng có ưu thế hơn ở địa hình rộng, trống trải.

Tuy nhiên, đà tiến công của Nga gặp trở ngại khi những cây cầu bị Ukraine phá hủy. Kiev cho biết, lực lượng của họ đã phá hủy hàng chục xe quân sự Nga tìm cách vượt sông Siversky Donets ở Lugansk. Ngoài ra, ở Donbass, Nga cũng sẽ phải đối mặt với khoảng 40.000 binh sĩ thuộc những đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Ukraine - lực lượng đã có kinh nghiệm chiến đấu 8 năm qua và đã quen thuộc với địa hình.

Nếu giữ được phòng tuyến Donbass, Ukraine gần như có thể chặn đứng chiến dịch quân sự của Nga và có thêm thời gian để củng cố lực lượng. Ngược lại, nếu Nga kiểm soát hoàn toàn Donbass, đó sẽ là bàn đạp để họ dễ dàng kiểm soát Kharkov, Odessa, lập một hành lang trên bộ nối đến bán đảo Crimea, ngăn Ukraine tiếp cận các vùng biển, và thậm chí đưa lực lượng trở lại Kiev một lần nữa.

Theo giới phân tích, dù nhận được nguồn hỗ trợ quân sự dồi dào từ phương Tây nhưng Ukraine sẽ đối mặt với những khó khăn rất lớn tại Donbass. Khác với Nga, họ không thể huy động toàn bộ lực lượng từ phía bắc sang phía đông vì vẫn cần phòng thủ ở Kiev và các khu vực xung quanh. Do vậy, các lực lượng của Ukraine đồn trú ở phía đông sẽ là lực lượng chủ đạo để đối phó với các cuộc tấn công của Nga trong bối cảnh các tuyến đường tiếp tế bị phá hủy.

NGA THAY ĐỔI CHIẾN THUẬT

Giới phân tích cho rằng, sau những thất bại ở giai đoạn đầu của chiến dịch, Nga đã rút ra kinh nghiệm, thay đổi chiến thuật ở mặt trận miền Đông. Điều dễ nhận thấy nhất, Nga dường như không còn theo đuổi chiến thuật "đánh nhanh, thắng nhanh".

Nga đang đạt được những bước tiến nhỏ tại Donbass do tốc độ tiến công chậm lại so với giai đoạn đầu nhằm giảm thương vong. Mặt khác, theo các chuyên gia phương Tây, Moscow khó có thể đạt bước tiến lớn ở mặt trận này dù đã kiểm soát đến 80% Donbass do chưa thể khắc phục hết những thiếu sót ở giai đoạn đầu và do thiếu binh sĩ. Các chuyên gia cho rằng, việc Nga huy động lực lượng từ Kharkov và Mariupol để tập trung cho mặt trận Donbass cũng không thể tạo nên sự khác biệt.

Washington Post dẫn nhận định của giới chức Lầu Năm Góc cũng cho rằng, chiến thuật của Nga hiện nay là tấn công bằng các đơn vị nhỏ và thu hẹp phạm vi mục tiêu, thay vì tấn công bằng các đơn vị cấp tiểu đoàn quy mô lớn như trước kia. Cụ thể, các đại đội Nga với khoảng vài chục đến vài trăm binh sĩ tiến hành các đợt tấn công vào Donbass, thay vì các đơn vị tác chiến cấp tiểu đoàn với quân số lên đến 1.000 người. Các đơn vị này tập trung tấn công và kiểm soát các khu dân cư như làng mạc hay các giao lộ, thay vì tìm cách bao vây cả một thành phố lớn.

Một khẩu pháo của Nga khai hỏa (Ảnh: Getty).

Một khẩu pháo của Nga khai hỏa (Ảnh: Getty).

Tuy chưa thể khắc phục triệt để những thiếu sót từng cản trở nỗ lực kiểm soát Kiev, trong đó có vấn đề hậu cần hay hệ thống chỉ huy, nhưng Nga đã điều chỉnh chiến thuật phù hợp với địa hình trống trải, bằng phẳng của vùng Donbass, giúp họ giành lợi thế trước quân đội Ukraine vốn bị áp đảo về khí tài.

Hiện giờ, lực lượng Nga tập trung bên ngoài phòng tuyến của Ukraine, liên tục pháo kích vào mục tiêu, phá hủy các hệ thống phòng thủ, loại bỏ sức kháng cự của đối phương sau đó mới tiến vào khi quân đội Ukraine buộc phải rút lui. Chiến thuật này của Nga được cho là đang gây áp lực lớn cho lực lượng của Ukraine trong bối cảnh họ cũng đã bắt đầu mệt mỏi sau 3 tháng liên tục chiến đấu trên nhiều mặt trận.

Để chuẩn bị cho trận chiến ở Donbass, Nga đã tấn công các tuyến kho vận của Ukraine ở miền đông và thủ đô Kiev để ngăn chặn vận chuyển lương thực, nhiên liệu và đạn dược nhằm làm suy yếu khả năng phản công của Ukraine.

Nga cũng tăng cường pháo kích và bắn rocket để cầm chân lực lượng Ukraine. Ben Barry, cựu đại tá quân đội Anh, hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho rằng điều này sẽ tiếp tục diễn ra ở mặt trận Donbass và pháo kích sẽ là yếu tố chính gây thương vong cho cả hai bên trong vài tuần, thậm chí vài tháng tới đây.

Nga đang dồn sức tấn công từ 2 hướng chính, từ Izyum ở miền bắc và từ phía tây xung quanh thành phố Severedonetsk, thuộc tỉnh Lugansk. Theo các nhà quan sát, Nga đang tìm cách buộc Ukraine phải tập trung lực lượng của mình ở các điểm chiến lược để sau đó trở thành mục tiêu pháo kích của Moscow. Tuy nhiên, theo ông Ben Barry, Ukraine vẫn có thể sử dụng các khu vực đô thị tại Donbass để làm chậm bước tiến của Nga, tương tự như từng làm ở Kiev.

CUỘC CHIẾN TIÊU HAO KÉO DÀI

Các phương tiện quân sự của Nga bị phá hủy tại Ukraine (Ảnh: Reuters).

Các phương tiện quân sự của Nga bị phá hủy tại Ukraine (Ảnh: Reuters).

Ông Rob Lee, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Pennsylvania, Mỹ, cho rằng bằng cách thu hẹp mục tiêu, chỉ tập trung vào vùng Donbass và khu vực Đông Nam Ukraine, Nga có thể dồn lực lượng lớn hơn cho một mặt trận nhằm chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, Phillips O'Brien, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học St Andrews, Scotland, cho rằng khi đẩy mạnh chiến dịch ở miền Đông Ukraine nhằm giành một chiến thắng mang tính quyết định, Nga sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn lực trước sự kháng cự mạnh của Ukraine, đặc biệt là khi luồng vũ khí phương Tây đổ vào Ukraine càng nhiều.

Hiện tại, mặt trận Donbass vẫn ở thế giằng co khi cả hai phe đều không thể tập hợp lực lượng để tiến hành những trận đánh quyết định, mà chủ yếu sử dụng hỏa lực tầm xa để bào mòn sinh lực đối phương.

Ông John Arterbury, chuyên gia an ninh châu Âu tại Navanti, nhận định, trận chiến tại Donbass sẽ gây thêm áp lực cho quân đội Nga, trong khi Ukraine sẽ phải chịu nhiều tổn thất về vũ khí, đặc biệt trong bối cảnh quân đội nước này không thể thay thế xe tăng và vũ khí hạng nặng với tốc độ nhanh như Nga do còn phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây.

Theo cố vấn chính phủ Ukraine Oleksandr Danylyuk, giao tranh hiện nay ở mặt trận miền Đông ác liệt đến mức nguồn khí tài của Ukraine cạn kiệt rất nhanh, từ đạn dược đến xe bọc thép, máy bay không người lái và nhiên liệu. Ông Danylyuk thừa nhận, các lực lượng Nga đã "chuyển sang một chiến lược tốt hơn trước rất nhiều". "Họ đã bắt đầu coi các lực lượng Ukraine như đối thủ nặng ký, điều này không tốt cho chúng tôi", quan chức này cho biết. Đó là lý do tại sao Kiev vẫn không ngừng kêu gọi phương Tây đẩy nhanh tốc độ viện trợ quân sự.

Những tuần tới được đánh giá sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với cục diện xung đột Nga - Ukraine khi cả hai bên đều chạy đua với thời gian để đạt được lợi thế. "Nga phải đạt được những gì họ muốn sớm nhất có thể trước khi Ukraine được trang bị thêm những khí tài quan trọng. Hiện tại, lực lượng Nga đang vượt trội về hỏa lực, nhưng đến một thời điểm nào đó, Ukraine có thể cân bằng cục diện khi có trong tay vũ khí phương Tây", chuyên gia O'Brien nói.

Việc Nga đạt được những bước tiến nhưng nhỏ và chậm rãi ở Donbass khi vũ khí phương Tây viện trợ Ukraine tiếp tục đổ về đây đang tạo ra thế giằng co và có thể là yếu tố khiến cuộc chiến miền Đông kéo dài.

Simon Schlegel, chuyên gia cấp cao tại viện nghiên cứu Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, bình luận hai bên sẽ tiếp tục giao tranh, nhưng không thể tung ra những đòn quyết định để thay đổi cục diện. "Tình hình sẽ rất giống những gì đã diễn ra ở miền Đông Ukraine giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 2/2022", ông Schlegel nói và cho rằng đây là điều cả Nga và Ukraine đều không mong muốn nhưng buộc phải chấp nhận nó trong một thời gian dài trước khi gỡ được bế tắc đàm phán.

Minh Phương/báo Dân trí

Theo New York Times, Vox, AFP

Link gốc: https://dantri.com.vn/the-gioi/tran-chien-quyet-dinh-o-donbass-va-nhung-nuoc-co-chien-thuat-cua-nga-20220526044657718.htm

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Sáng 2/10, Đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam do Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn trở lại Lào Cai trao tặng những phần quà ý nghĩa hỗ trợ học sinh tại các điểm bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.
Thương hiệu HAMYY SKIN công bố Giấy chứng nhận và ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp "Made in Việt Nam"

Thương hiệu HAMYY SKIN công bố Giấy chứng nhận và ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp "Made in Việt Nam"

Ngày 29/09/2024, lễ ra mắt sản phẩm và các giấy phép công bố thuộc thương hiệu HAMYY SKIN với mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của người Việt đặt tiêu chuẩn quốc tế.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.