Trong bối cảnh ngành hàng hải gặp nhiều khó khăn, nhưng cả hai chỉ tiêu kinh doanh quan trọng nhất của VIMC là doanh thu, lợi nhuận năm 2022 đều vượt kế hoạch đề ra.
Theo thông tin từ Tổng giám đốc VIMC, trong năm 2022, sản lượng vận tải biển toàn Tổng công ty ước đạt 21,8 triệu tấn, đạt 113% kế hoạch; sản lượng hàng thông qua cảng biển của VIMC ước đạt 124 triệu tấn, đạt 93% so kế hoạch.
Trong khi đó, doanh thu hợp nhất ước đạt 15.041 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 3.129 tỷ đồng, vượt 124% so với kế hoạch.
Trong đó, lợi nhuận khối vận tải biển năm 2022 chiếm tỷ trọng cao nhất, ước đạt 1.869 tỷ đồng. Khối cảng biển ước đạt lợi nhuận 1.550 tỷ đồng.
Một số đơn vị vận tải biển có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nổi bật bao gồm Công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (Vosco) đạt lợi nhuận 659 tỷ đồng, bằng 130% so với năm ngoái; Công ty Vận tải biển VIMC (VIMC Shipping) đạt lợi nhuận 415,5 tỷ đồng, bằng 246%; Công ty cổ phần Vận tải Biển Vinaship (Vinaship) đạt lợi nhuận 319 tỷ đồng, bằng 176%.
Năm 2022 là thời điểm thị trường nội địa và quốc tế gặp nhiều khó khăn khi giá thuê tàu hàng đi xuống, giá cước vận tải liên tục giảm mạnh; thị trường vận chuyển container nội địa sản lượng hàng hóa luôn ở mức thấp, trong khi tuổi tàu VIMC cao (trên 20 năm) khó cạnh tranh hãng tàu nước ngoài.
Mục tiêu mới trong năm 2023
Nói về tình hình trong năm 2023, lãnh đạo VIMC cho biết, thị trường tàu hàng rời, tàu container sẽ suy giảm mạnh do lạm phát cao và gia tăng ở nhiều quốc gia, suy thoái toàn cầu ảnh hưởng tới năng lực mua sắm hàng hoá, lượng hàng tồn kho tích trữ nhiều.
Lĩnh vực cảng biển của VIMC cũng sẽ tiếp tục gặp nhiều bất lợi do nguồn hàng có nguy cơ suy giảm bởi các yếu tố đầu vào của thị trường và số lượng đơn hàng sụt giảm khiến các nhà máy phải hoạt động cầm chừng, đóng cửa; xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại bắt đầu từ quý 4/2022.
Trước bối cảnh đó, VIMC đưa ra kịch bản điều hành sản xuất kinh doanh của năm 2023 bao gồm sản lượng vận tải biển khoảng 17,7 triệu tấn; sản lượng khối cảng biển đạt 134,7 triệu tấn; doanh thu hợp nhất 13.354 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 2.330 tỷ đồng.
Mục tiêu của VIMC năm 2023 là hoàn thiện hệ sinh thái với trọng tâm phát triển hệ thống cảng nước sâu làm cơ sở hình thành và phát triển chuỗi dịch vụ cho hàng container và hàng rời; nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, đảm bảo tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm như: dự án đầu tư bến 3, 4 Lạch Huyện, dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, dự án cảng Liên Chiểu.
Ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói, nếu coi thương hiệu Vinalines trước kia là điển hình về sự yếu kém của một doanh nghiệp nhà nước, thì tên mới VIMC là hình ảnh về sự hồi sinh của một doanh nghiệp nhà nước.
Phương án cổ phần hóa công ty mẹ Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) theo hướng giảm vốn nhà nước xuống còn 36% được trình Chính phủ từ quí 2-2015 và bị “treo” từ đó. Mới đây, Chính phủ ra quyết định hoàn toàn khác theo phương án mới được trình là: Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại đây, cho phép doanh nghiệp giữ quyền chi phối tại nhiều cảng lớn còn lại.
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 chủ cơ sở dùng chất cấm có thể gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh để sản xuất giá đỗ nhưng dán mác “Vì sức khỏe người tiêu dùng”.
Năm 2024, Tiền Giang có thêm 18 xã nông thôn mới nâng cao, vượt 80% kế hoạch; 10 xã nông thôn mới kiểu mẫu, vượt 42,9%; 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 100% kế hoạch.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.