Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Toan tính của ông Trump khi ra lệnh sát hại Tướng Iran

Pháp luật 4 phương
06/01/2020 16:15
Phạm Huân/VOV-Washington
aa
Tổng thống Trump quả quyết việc ông ra lệnh hạ sát Tướng Soleimani là nhằm “ngăn chặn một cuộc chiến” chứ không phải “bắt đầu một cuộc chiến” với Iran.


Căng thẳng giữa Mỹ và Iran tiếp tục bị đẩy lên nấc thang mới, sau cái chết của Tướng Soleimani, nhân vật quyền lực số 2 ở Iran, trong vụ không kích cuối tuần qua của Mỹ. Vụ không kích khiến Tướng Soleimani thiệt mạng tại sân bay quốc tế Baghdad, Iraq, còn khiến dư luận lo ngại sẽ đẩy khu vực Trung Đông vào tình thế nguy hiểm với nguy cơ một cuộc xung đột vũ trang đang ngày càng hiện hữu.

Bước đi mạo hiểm của ông Trump

Đây rõ ràng là một bước đi mạo hiểm song đầy toan tính của Tổng thống Donald Trump. Tướng Soleimani được coi là nhân vật quyền lực thứ hai, chỉ xếp sau Lãnh tụ tinh thần tối cao của người dân Iran, Đại giáo chủ Khamenei. Bên cạnh đó, Tướng Soleimani còn được người dân Iran tôn vinh là một anh hùng, song từ lâu giới chức quân sự và tình báo Mỹ xem ông như một “cái gai trong mắt” cần phải loại bỏ.

Một số người thuộc hàng ngũ thân cận của Tổng thống Trump, trong đó có hai cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn và John Bolton, cũng như các cố vấn “không chính thức”, gồm Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman, đã không ngừng thúc giục ông chủ Nhà Trắng thực thi hành động quân sự chống Iran và thúc đẩy thay đổi chế độ ở Tehran.

Tuy nhiên, trong gần ba năm cầm quyền vừa qua, Tổng thống Trump chọn cách phớt lờ lời khuyên của họ, quả quyết rằng Mỹ không tìm kiếm chiến tranh với Iran. Thay vào đó, ông Trump áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm làm tê liệt nền kinh tế Iran, kiềm chế những tham vọng khu vực của Chính quyền Tehran và buộc Iran quay trở lại bàn đàm phán để ký kết một thỏa thuận có lợi cho Mỹ, thay thế cho Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.

dot_co_hadv

Người biểu tình Iran đốt cờ Mỹ và Anh tại thủ đô Tehran sau vụ không kích hôm 3/1. Ảnh: AP

Thế nhưng đến nay, về cơ bản, Chính quyền Trump nhận ra chính sách “gây áp lực tối đa” của mình đã thất bại. Chính sách đó có thể đã khiến Iran bị tổn thương, song không thể cô lập hoặc ngăn chặn ảnh hưởng thậm chí ngày càng gia tăng của Iran trong khu vực.

Phát biểu tại buổi họp báo mới đây, Tổng thống Trump quả quyết việc ông ra lệnh hạ sát tướng Soleimani là nhằm “ngăn chặn một cuộc chiến” chứ không phải “bắt đầu một cuộc chiến” với Iran. Tổng thống Trump còn biện minh việc hạ lệnh tấn công tướng Soleimani nhằm cứu mạng sống của nhiều người khác, đồng thời tuyên bố Chính quyền của ông theo đuổi mục đích hòa bình và ổn định trên thế giới. Tuy nhiên, theo tôi, mục tiêu quan trọng nhất của Tổng thống Trump là giữ vững sự tín nhiệm từ lực lượng cử tri ủng hộ ông.

Bởi vì, lực lượng này một mặt mong muốn rút quân đội Mỹ ra khỏi các điểm nóng trên thế giới, mặt khác tỏ ý hài lòng trước sự quyết đoán của Tổng thống Trump khi quyền lợi của Mỹ bị đe dọa. Ngoài ra, việc ông Trump ra lệnh hạ sát Tướng Soleimani còn nhằm gián tiếp ủng hộ đồng minh thân cận nhất tại Trung Đông, ông Benjamin Netanyahu, trong bối cảnh Israel sắp bước vào cuộc bầu cử lần thứ ba trong vòng 12 tháng.

Phản ứng của dư luận nước Mỹ

Quyết định tấn công của Tổng thống Trump đã dẫn tới nhiều phản ứng khác nhau, đặc biệt là trong quốc hội Mỹ. Phe Dân chủ cho rằng ông Trump đã hành động mà không có sự cho phép của quốc hội và việc không tham vấn trước với quốc hội có thể dẫn tới những quyết định vội vàng và thiếu cân nhắc. Các nghị sỹ Dân chủ cũng cho rằng hành động của Tổng thống Trump có thể dẫn tới việc Iran trả đũa và khiến nước Mỹ rơi vào một cuộc chiến khác ở Trung Đông, điều đi ngược lại cam kết của ông Trump đó là sẽ chấm dứt các cuộc chiến tranh không hồi kết.

Trong khi đó, nhiều nghị sỹ Cộng hòa cho rằng việc sát hại Tướng Soleimani là một thắng lợi lớn của Tổng thống Trump và sẽ khiến người dân Mỹ được an toàn hơn. Các nghị sỹ Cộng hòa bảo vệ quyết định của ông Trump và cho rằng việc tham vấn với quốc hội sẽ có thể làm lộ thông tin và ảnh hưởng tới cuộc tấn công, do đó Tổng thống cần quyết định nhanh chóng và đó là một quyết định đúng đắn.

Đó là những phản ứng trong giới nghị sỹ Mỹ, còn đối với các chuyên gia phân tích và các nhà quan sát thì quyết định của Tổng thống Trump là khá gây tranh cãi. Một số nhà phân tích cho rằng đây là một nước đi khá mạo hiểm khi Iran hoàn toàn có thể trả đũa và buộc Mỹ phải có những động thái đáp trả khiến hai bên có thể lâm vào một cuộc chiến mà hậu quả có thể sẽ không lường được. Điều này cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình tranh cử của ông Trump, đặc biệt khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11/2020. Cũng có ý kiến cho rằng, quyết định của Tổng thống Trump nhằm gây sức ép buộc Iran bước vào đàm phán và đó có thể là một lợi thế của ông Trump trước bầu cử.

Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh quyết định của Tổng thống Trump nhưng dù thế nào thì động thái này cũng đã khiến căng thẳng giữa Iran và Mỹ gia tăng và dư luận Mỹ cũng đang dõi theo những diễn biến tiếp theo với những lo ngại nhất định.

Những kịch bản tiềm năng

Quốc hội Iraq tối 5/1 vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ nước này hủy bỏ thỏa thuận an ninh với liên minh chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) do Mỹ dẫn đầu, đồng nghĩa với việc chấm dứt cho phép Mỹ và lực lượng nước ngoài hiện diện quân sự ở Iraq. Nghị quyết yêu cầu chính phủ tiến hành chấm dứt sự đồn trú của mọi binh sĩ nước ngoài ở Iraq, đồng thời đảm bảo sự độc quyền của nhà nước về vấn đề vũ khí.

Không chỉ có nghị quyết này mà trước đó Iraq cũng đã có phản ứng với việc Mỹ sát hại Tướng Soleimani với việc Bộ Ngoại giao Iraq triệu tập Đại sứ Mỹ liên quan đến vụ việc, đồng thời cho rằng hành động của Mỹ “vi phạm rõ ràng chủ quyền của Iraq và mọi luật pháp quốc tế và thông lệ chi phối mối quan hệ giữa hai nước, và (vi phạm yêu cầu) cấm sử dụng lãnh thổ Iraq để tấn công các nước láng giềng”. Bộ Ngoại giao Iraq cũng chính thức khiếu nại lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bảo an về vụ việc.

Những diễn biến này cho thấy mục tiêu dài hạn của Iran đã được thực hiện đó là đuổi Mỹ khỏi Iraq và động thái này ảnh hướng lớn tới mối quan hệ Mỹ-Iraq, đồng thời kết quả này giúp Iran tăng tầm ảnh hưởng với Iraq, kéo theo đó là khủng bố và xung đột ở Iraq". Mỹ được cho là đã sử dụng Iraq là mặt trận chống lại Iran còn Iran mở ảnh hưởng tại Iraq trên mọi mặt trận từ văn hóa, chính trị, tôn giáo. Cắt đứt quan hệ với Mỹ cũng có nghĩa Iraq sẽ mất sự tiếp cận về hỗ trợ quân sự nhiều mặt. Ngược lại, Mỹ cũng sẽ mất đi một mặt trận để chống lại tầm ảnh hưởng của Iran ở khu vực cũng như cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Mỹ hiện có 5.000 binh sỹ ở Iraq thuộc lực lượng liên quân quốc tế chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hai năm đã trôi qua kể từ khi Iraq tuyên bố đánh bại Tổ chức này tuy nhiên lực lượng liên quân vẫn đồn trú tại đây nhằm phòng tránh sự trỗi dậy của tổ chức này, chính vì vậy, việc quốc hội Iraq thông qua nghị quyết trục xuất hàng ngàn binh sĩ Mỹ tại các căn cứ ở nước này sẽ khiến khả năng Tổ chức nhà nước Hồi giáo trỗi dậy, dẫn tới khả năng xảy ra các cuộc tấn công khủng bố không chỉ nhắm vào Mỹ mà còn các đồng minh và đối tác của nước này.

Vụ tiêu diệt Tướng Soleimani đã giúp xóa bỏ một kẻ thù quan trọng của Washington tại Trung Đông, nhưng đã khiến quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iraq rơi xuống mức thấp nhất từ trước đến nay, và khiến tương lai của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu trong khu vực trở nên không rõ ràng.

Còn đối với căng thẳng Mỹ-Iran, có nhiều ý kiến cho rằng việc Mỹ sát hại Tướng Soleimani, quan chức quân sự cao nhất của Iran, là lời tuyên chiến chính thức của Mỹ với Iran. Trên thực tế, Mỹ và Iran trong thời gian qua đã có nhiều va chạm gián tiếp hoặc thông qua các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở khu vực, và vụ sát hại Tướng Soleimani đã đưa xung đột lâu dài giữa Mỹ và Iran ra công khai. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra hiện tại đó là cuộc chiến giữa hai nước sẽ như thế nào và mức độ sẽ ra sao.

Cả Mỹ và Iran dường như đều không muốn một cuộc xung đột toàn diện có thể dẫn tới việc Mỹ phát động chiến dịch không kích kéo dài trong lãnh thổ Iran hoặc sử dụng tới bộ binh. Điều này sẽ khó xảy ra vì sẽ gây thiệt hại nặng nề cho cả đôi bên. Tuy nhiên, việc không bên nào muốn là kẻ thua cuộc sẽ khiến cả hai có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công trả đũa dẫn tới một vòng xoáy bạo lực vượt khỏi tầm kiểm soát của các bên.

Một số chuyên gia cho rằng mọi kịch bản đều có thể xảy ra, tuy nhiên, mức độ của cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ phụ thuộc vào hành động của Iran và cách cá nhân Tổng thống Trump sẽ phản ứng như thế nào./.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.