Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 diễn ra vào ngày 4/7, để tăng tiếp cận tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng kiến nghị, các giải pháp từ phía các cơ quan, bộ, ngành khác cần được quan tâm, chẳng hạn như giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp thông qua xúc tiến thương mại, khai thác thị trường trong nước, cải thiện về điều kiện tiếp cận tín dụng thông qua bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; thúc đẩy đầu tư công để có sự lan tỏa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.
Nhìn lại nửa đầu năm, Thống đốc cho biết, NHNN đã theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế vĩ mô và bám sát chỉ đạo của Chính phủ để điều hành linh hoạt, duy trì thanh khoản tốt để sẵn sàng nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng cấp tín dụng. Đến 27/6, tín dụng tăng 4,03% và tăng 9,08% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, về cơ cấu tín dụng, tín dụng vào kinh doanh bất động sản trong 5 tháng đầu năm tăng 14%, cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường vừa qua cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, đáng chú ý là tín dụng cho tiêu dùng bất động sản trong 5 tháng lại giảm 1,32%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng tới 15%.
Hình ảnh minh họa
Như vậy cho thấy tới thời điểm hiện tại, nhà đầu tư bất động sản là cá nhân và người mua nhà để tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng đầu tư nên tín dụng còn đang thấp, bởi vậy việc tháo gỡ các khó khăn pháp lý, điều chỉnh giá nhà, giá bất động sản cũng là một trong những giải pháp để có thể thúc đẩy cầu tiêu dùng và đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.
“Bên cạnh đó, sau liên tiếp các lần hạ lãi suất điều hành vừa qua, hiện lãi suất đã trở về mức trước đại dịch Covid-19. NHNN cũng là một trong số ít các ngân hàng trung ương trên thế giới giảm lãi suất trong bối cảnh các nước vẫn giữ lãi suất ở mức cao (đến 15/6, trên toàn thế giới có 101 lượt tăng lãi suất).
Cùng với đó, hiện NHNN đang chỉ đạo các TCTD rà soát thủ tục, hồ sơ để tăng khả năng tiếp cận tín dụng.
Về cơ cấu thời hạn trả nợ, đến nay đã thực hiện cơ cấu cho vay cho 2.800 khách hàng và hiện các TCTD đang tiếp tục triển khai. Hiện nay, NHNN đang xem xét và sớm thông báo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, Thống đốc thông tin.
Về gói cho vay cho nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng, Thống đốc cho biết, NHNN đã nhận được 3 công văn công bố 15 dự án của các tỉnh Bắc Giang, Trà Vinh và Tây Ninh. Trong đó có 5 dự án đã được cấp phép xây dựng. Ngoài ra, có 3 địa phương là Bình Định, Phú Thọ và Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố 9 dự án. Các địa phương cấp phép xây dựng các dự án cũng sẵn sàng được các TCTD cho vay. Đến nay đã có một số ngân hàng như BIDV, Argibank đã bắt đầu cho vay trong gói tín dụng này.
Ngoài ra, các công việc khác như tái cơ cấu ngân hàng, thúc đẩy chuyển đổi số… NHNN đang tiếp tục thực hiện theo kế hoạch và theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, qua phân tích đánh giá thấy được tăng trưởng kinh tế quý II cải thiện, đóng góp của của khu vực thương mại và dịch vụ là quan trọng, cho thấy việc khai thác cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện cầu nước ngoài đang yếu là hướng đi đúng. Trong trung và dài hạn, để tăng cường tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng đề ra cần tiếp tục tập trung khai thác động lực này.
Thống đốc nhấn mạnh, tăng tiếp cận tín dụng đang là vấn đề được quan tâm, về phía điều hành, NHNN đã và sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt, chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp.
Thống đốc kiến nghị, các giải pháp từ phía các cơ quan, bộ, ngành khác cần được quan tâm, chẳng hạn như giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp thông qua xúc tiến thương mại, khai thác thị trường trong nước, cải thiện về điều kiện tiếp cận tín dụng thông qua bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; thúc đẩy đầu tư công để có sự lan tỏa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Với thị trường bất động sản, cần giải quyết vấn đề pháp lý cũng như các doanh nghiệp bất động sản cần điều chỉnh giá của bất động sản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 13 đối tượng cùng về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Chiều ngày 26/11, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước đã ký Quy chế phối hợp giữa hai đơn vị trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Tối 30/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa tiến hành tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Dương Thị Ngân Tuyền (SN 2002, ngụ phường Nhà Mát, thành phố B
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường: "Hành vi của các đối tượng này đặc biệt nghiêm trọng, số lượng hóa chất đặc biệt lớn, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội nên việc xử lý hình sự rất cần thiết".
Chiều 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Tối 30/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa tiến hành tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Dương Thị Ngân Tuyền (SN 2002, ngụ phường Nhà Mát, thành phố B
Ngày 30/12, HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; các công trình, dự án
Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án phân loại đô thị TP Phú Quốc, TP Rạch giá là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng chủ trì Hội nghị.
Từng là một điểm nóng về bất động sản tại Thành phố Cần Thơ, trải qua giai đoạn thị trường trầm lắng do dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế, năm 2024, dự án Khu đô thị sân bay KITA Airport City của KITA Group đã trở lại với hàng loạt động thái mới, nối lại mục tiêu đưa khu vực này trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giải trí mới của Cần Thơ và cả miền Tây Nam Bộ.
Năm 2024 sắp khép lại, thị trường bất động sản trong năm có nhiều thay đổi, những chính sách mới có hiệu lực mang tính tích cực theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) thông qua việc sử dụng tài sản của công ty làm tài sản thế chấp đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho các khoản vay liên quan đến dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát.
Phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3 có tổng diện tích khoảng 1.424ha, được chia thành 02 khu quy hoạch. Trong đó, ô quy hoạch III.1-1 được xác định là trung tâm thể dục, thể thao vui chơi giải trí cấp vùng (trường đua ngựa).
Cù lao Phố từng là nông nại đại phố sầm uất bậc nhất phía Nam nhưng thời gian qua lại chưa phát huy hết giá trị tiềm năng. Do đó dự án khu đô thị Hiệp Hòa 72.000 tỷ được xem là biến đổi lớn, đánh thức vùng đất này.
Liên quan đến dự án các sai phạm tại dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc được Thanh tra tỉnh Quảng Nam chỉ ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm điểm trách nhiệm.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.