Theo nhận định của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) trở thành nguồn lực quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Trong đó, vốn tín dụng ưu đãi thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có vai trò trụ cột cho vay chính sách xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp và XDNTM.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 2010 - 2020, đến nay, cả nước đã có 5.385 xã (60,5%) đạt chuẩn NTM, tăng 56,2% so với cuối năm 2015 (là thời điểm tổng kết giai đoạn 1) và hoàn thành vượt 18,2% so với mục tiêu 10 năm (2010-2020) của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao.
Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của cấp ủy, chính quyền các cấp, các lực lượng xã hội, nhất là phát huy sức sáng tạo, tinh thần cộng đồng của nhân dân, chương trình MTQG XDNTM đã trở thành phong trào sâu rộng trong phạm vi cả nước và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng.
Bên cạnh các chính sách nhằm thực hiện các tiêu chí liên quan đến văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng... trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, phải kể đến giải pháp hỗ trợ vốn giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện.
Tín dụng chính sách xã hội thông qua NHCSXH được đánh giá là một giải pháp trụ cột, giải quyết căn bản mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Với mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước tới cấp xã, thông qua mô hình tổ chức và phương thức chuyển tải vốn tín dụng đặc thù, ngân hàng đã tập trung huy động được các nguồn lực tài chính để tạo lập nguồn vốn và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình cho vay, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện chương trình MTQG XDNTM, giảm nghèo bền vững“, Bộ NN&PTNT khẳng định.
TDCSXH trở thành nguồn lực quan trọng trong Chương trình MTQG XDNTM góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững. Trong đó, vốn tín dụng ưu đãi thực hiện thông qua NHCSXH có vai trò trụ cột cho vay chính sách xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng NTM. Các chương trình TDCSXH được tổ chức thực hiện hiệu quả với chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao.
TDCSXH được thiết kế với một chuỗi các sản phẩm, tạo thành hệ thống chính sách đồng bộ, bao phủ các nhóm đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ đa chiều cho người dân nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững, ngăn chặn và đẩy lùi “tín dụng đen”. Bên cạnh đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm (chiếm 75% dư nợ), còn đầu tư tín dụng nhằm giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu về giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường… cho người nghèo, đối tượng chính sách khác (chiếm 25% tổng dư nợ).
Vốn TDCSXH đã mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tạo nguồn lực giúp các địa phương thực hiện thành công chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh - quốc phòng; tăng cường và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Để TDCSXH tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong XDNTM, Bộ NN&PTNT đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí tăng nguồn lực hỗ trợ thực hiện Chương trình giai đoạn 2021- 2025, đặc biệt ưu tiên nguồn vốn TDCSXH góp phần đảm bảo hỗ trợ các địa phương vùng khó khăn, đặc thù có đủ nguồn lực để đạt chuẩn NTM, cũng như hỗ trợ các địa phương đã đạt chuẩn tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động TDCSXH; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành khi xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách có liên quan đến TDCSXH; tạo điều kiện cho NHCSXH thực hiện tốt nhiệm vụ triển khai TDCSXH.
Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư xây dựng, cải tạo công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) trong tổng thể các giải pháp thực hiện Chương trình MTQG XDNTM trong giai đoạn tới, đồng thời cho phép tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng về NS&VSMTNT hiện hành, nâng mức cho vay tối đa từ 10 triệu/công trình lên 20 triệu/công trình.
Bên cạnh đó, giao NHCSXH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách tín dụng đặc thù hỗ trợ các thôn, bản khó khăn xây dựng NTM, tín dụng chính sách gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)“, Bộ NN&PTNT đề xuất.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1507/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 phê duyệt Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Cùng với công tác dân vận mang tính truyền thống, công tác dân vận trên Internet và mạng xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự nhạy bén và sáng tạo. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của những chiến sĩ tác chiến không gian mạng mà còn là sứ
Đây là dịp để các cán bộ, chiến sỹ, cựu chiến binh Đại Đoàn Đồng Bằng Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh cùng ôn lại chặng đường vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.