Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

Tư vấn pháp luật
19/11/2024 10:38
Hoàng Thư (ghi)
aa
Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, nếu pháp luật không được thực thi một cách công bằng thì Nhà nước pháp quyền chưa phải là Nhà nước pháp quyền trên thực tế. Do đó, yêu cầu thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền.

Những chuyện “hậu trường” giờ mới kể

Kể lại một số câu chuyện “hậu trường” trong quá trình xây dựng Nghị quyết 27, GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp khẳng định, Nghị quyết 27 là sản phẩm công phu, nghiêm túc, trách nhiệm và sáng tạo của Đảng ta.

Chẳng hạn như thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” có tới 7 người trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Tổ Biên tập thu hút được 7 giáo sư luật, làm việc rất nghiêm túc tại Mỹ Đình suốt mấy tháng trời.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 3 hội thảo quốc gia ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam do Chủ tịch nước chủ trì; 3 hội nghị lấy ý kiến các Bí thư Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy của 63 tỉnh, thành, 9 buổi làm việc với các cơ quan Bộ, ngành có liên quan, trong đó có Bộ Tư pháp; 5 hội thảo chuyên đề chuyên sâu bàn về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Chưa kể là để có được kết quả này phải huy động 27 chuyên đề rất hay của các Bộ, ngành.

GS Liên cũng nhắc đến đánh giá của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đây là kết quả của sự phối hợp sáng tạo giữa ba nhà: Nhà khoa học - Nhà quản lý hoạt động thực tiễn - Nhà chính trị. Chính vì sản phẩm rất công phu, nghiêm túc, trách nhiệm và sáng tạo của Đảng ta đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận một cách rất nghiêm túc, sáng tạo và kỷ luật trong triển khai thực hiện.

Giải thích tại sao Nghị quyết 27 lại dùng từ “tiếp tục” xây dựng Nhà nước pháp quyền, GS Liên cho biết, không phải bây giờ chúng ta mới có Nghị quyết này mà khi tổng kết thì người Việt Nam đầu tiên chuyển tải tư tưởng Nhà nước pháp quyền chính là Bác Hồ với các tư tưởng rất rõ: dân là gốc, coi trọng pháp luật, coi trọng quyền con người, Đảng lãnh đạo…

Đứng ở góc độ khoa học, GS Liên thống kê được có tới 3 chương trình cấp nhà nước có liên quan đến Nhà nước pháp quyền và hơn 10 đề tài cấp Bộ cùng rất nhiều đề tài khác. Tất cả các nghiên cứu này đi đến một số kết luận “mở đường” cho chúng ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Thứ nhất, các nhà khoa học đã khẳng định rằng Nhà nước pháp quyền không phải kiểu nhà nước, mà chỉ là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trên cơ sở thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, vì dân chủ, nhân quyền và quyền công dân.

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền
GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp.

Thứ hai, các nhà nghiên cứu khoa học đã khẳng định, bất cứ quốc gia, dân tộc nào đeo đuổi dân chủ, nhân quyền và công bằng thì có thể áp dụng học thuyết này vào trong việc xây dựng bộ máy nhà nước.

Thứ ba là một khẳng định rất quan trọng rằng không có mô hình Nhà nước pháp quyền chung mà mỗi một quốc gia, mỗi dân tộc trên cơ sở những giá trị phổ quát của nhân loại, sẽ xây dựng mô hình nhà nước của mình, trong đó bao hàm hai hệ giá trị - giá trị phổ quát và giá trị đặc thù (các giá trị đặc thù do lịch sử, do văn hóa, do điều kiện, do tính chất của hệ thống chính trị tạo nên).

GS Liên cũng nhớ lại Nghị quyết giữa nhiệm kỳ Đại hội lần thứ VIII năm 1994, lần đầu tiên Đảng ta đưa vào khái niệm Nhà nước pháp quyền và chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Từ đó, ông nhấn mạnh, chúng ta đã nghiên cứu rất kỹ, có kết luận khoa học đàng hoàng và trên cơ sở đó Đảng ta mạnh dạn dùng khái niệm này và đề ra chủ trương như trên.

Tiếp đến, Đại hội VIII, Đại hội IX, Đại hội X và nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước được bổ sung, sửa đổi năm 2011 đều đã khẳng định hai khẳng định rất quan trọng là xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là 1 trong 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa; là 1 trong 8 phương hướng để chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Tiếp đến, Đại hội XIII có bước phát triển rất lớn và rất thiết thực là chúng ta không chỉ khẳng định tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền mà xem nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị.

Về Nhà nước, GS Liên nhấn mạnh, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) lần đầu tiên chúng ta khẳng định Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, nhưng chưa đưa được đầy đủ khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền.

Hiến pháp năm 2013 của chúng ta không những khẳng định là tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền mà còn hình thành được trong Hiến pháp hệ thống các nguyên tắc và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Nghị quyết 27 sau này đã đưa vào.

Ngoài ra, khi tổng kết Nghị quyết 48, Nghị quyết 49 và 2 chương trình tổng thể về cải cách hành chính, chúng ta nhận thấy tất cả đều đụng chạm đến một khái niệm là Nhà nước pháp quyền.

Do đó, nếu để rải rác ở các nghị quyết khác nhau thì sẽ không đồng bộ và vì vậy khi tổng kết Nghị quyết 48, 49, rất nhiều cơ quan đề nghị xây dựng một nghị quyết về Nhà nước pháp quyền, trong đó bao hàm cả cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính.

Đây sẽ là một nghị quyết tổng hợp tổng thể, mang tính chiến lược lâu dài và ở tầm Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đặc biệt không nêu giai đoạn cụ thể mà đề cập đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới.

Về cách làm, chúng ta đã khẳng định đây là phương thức tổ chức vận hành quyền lực nhà nước trên cơ sở thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, vì quyền con người, vì dân chủ và công mạnh thì đây là cái chung thứ nhất.

Thứ hai, ta cũng khẳng định là không có mô hình chung mà Nhà nước pháp quyền có những giá trị cơ bản. Do đó, trong quá trình làm, các nhà khoa học cũng như các nhà thực tiễn, nhà chính trị đã khẳng định đầu tiên giá trị gì là phổ quát của nhân loại, sau đấy lại khẳng định là giá trị là đặc thù.

Sau khi khẳng định thì gom các giá trị lại, thể hiện rất khéo trong nhiệm vụ thứ nhất của 10 nhiệm vụ là nhận thức thống nhất về Nhà nước pháp quyền, đặc biệt là về những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền (8 đặc trưng bao gồm những đặc trưng là giá trị chung của nhân loại, những đặc trưng áp dụng hợp lý vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta và những đặc thù như Đảng lãnh đạo).

Sau khi xác định được 8 đặc trưng thì các nhà khoa học đánh giá về thực trạng và đưa ra nhiệm vụ, giải pháp để thể hiện trước hết là trên thể chế, sau nữa là trên thực tế rằng các giá trị đó là đặc trưng nhưng đồng thời là giá trị, là yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.

Cũng theo GS Hoàng Thế Liên, 5 nguyên tắc mà Đảng ta đề ra chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là đường lối chung, nhóm thứ hai là đường lối cụ thể và nhóm thứ ba là phương thức thực hiện.

Trong đó, quan niệm thứ năm rất quan trọng và “mở đường” cho chúng ta trong quá trình thực hiện, tức là cái gì mà thực tiễn yêu cầu, bức xúc, chín muồi, đồng thuận cao thì làm cho bằng được; cái gì mới, thực tiễn của cuộc sống chưa có kiểm nghiệm, chưa được nhất trí cao thì thí điểm, sandbox.

Còn cái gì mà dù đã quy định nhưng thực hiện không chấp nhận, không mang lại hiệu quả thì sửa đổi. Đấy là chỉ đạo rất rõ, để cho chúng ta không máy móc áp dụng Nghị quyết này.

Đặc biệt, khi Nghị quyết ra đời, cũng có ý kiến băn khoăn về tính khả thi nhưng GS Liên tin tưởng Nghị quyết 27 sẽ thực hiện được. Bởi Đảng ta tiếp cận từng bước, bước chắc, tạo tiền đề và điều kiện để chúng ta càng ngày càng có một nhà nước pháp quyền hoàn thiện.

Chia sẻ mục tiêu của các nhà khoa học từng đặt ra là mốc thời gian có Nhà nước pháp quyền, nhưng về cơ bản, theo GS Liên, chúng ta chưa lượng hóa được mà chỉ hướng tới xây dựng được Nhà nước pháp quyền với 8 đặc trưng, 8 giá trị.

Ông đã thống kê được 10 nhiệm vụ và hơn 50 giải pháp trong Nghị quyết thì đều hoàn toàn trong khuôn khổ Hiến pháp cũng như Cương lĩnh phát triển đất nước. Vấn đề là chúng ta đặt ra một cách quyết liệt để thực hiện cho bằng được.

Không được đổ lỗi cho pháp luật

Trong Nghị quyết 27 nêu ba nhiệm vụ trọng tâm: kiểm soát quyền lực, hệ thống pháp luật, tư pháp độc lập thì với 8 đặc trưng và 10 nhiệm vụ, GS Liên nhận thấy một số nhiệm vụ quan trọng.

Về chủ quyền Nhân dân, theo ông, từ góc độ pháp lý, chủ quyền Nhân dân phải gắn liền với học thuyết về chủ nghĩa lập hiến, phải gắn với chủ nghĩa lập hiến.

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

Trước hết, Nhân dân thể hiện ý chí của mình trong Hiến pháp và Lời nói đầu của Hiến pháp chúng ta nói về yêu cầu là Nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ Hiến pháp đã gián tiếp khẳng định Hiến pháp này thể hiện tính chủ quyền Nhân dân, tác giả là Nhân dân và thông qua Hiến pháp thì Nhân dân chọn chế độ, chọn con đường, cơ cấu bộ máy và giao quyền và giới hạn quyền lực của Nhà nước.

Mặc dù có những thứ ta chưa làm được vì chúng ta có những điểm khác về điều kiện, về dân trí, về chế độ chính trị nhưng khi xây dựng Hiến pháp đã bằng phương thức dân chủ tham gia, tức là 26 triệu ý kiến của Nhân dân tham gia góp ý Hiến pháp và đấy là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn chưa từng thấy.

Một khi đã khẳng định quyền lập hiến của dân thì phải có con đường nào đó để người dân thực sự thể hiện ý chí của mình mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

Thứ hai là phải có cơ chế để bảo vệ quyền lập hiến của dân cho đàng hoàng và như vậy mới giới hạn được quyền lực của Nhà nước và lần đầu tiên trong Nghị quyết 27, chúng ta đã nâng lên thành “dân được làm những gì pháp luật không cấm”, trước đó, Hiến pháp năm 2013 mới chỉ quy định dân được kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Đó là một nguyên tắc của pháp quyền được ghi trong Nghị quyết, thể hiện sự tiến bộ rất lớn về nhận thức.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu Nhà nước, công chức tổ chức hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và cấm các cơ quan nhà nước tự cho mình quyền này quyền kia.

Đây là những vấn đề rất lớn đặt ra và chúng ta phải nhận thức rất sâu sắc. Bởi trong điều kiện văn hóa lịch sử, điều kiện về chính trị của chúng ta để thấy được những bước tiến rất lớn và rất vĩ đại trong nhận thức của Đảng ta về vấn đề này.

Về quyền con người, quyền công dân, chúng ta yêu cầu tất cả các luật khi xây dựng đụng chạm đến quyền con người, quyền công dân thì phải xây dựng luật đó theo cách tiếp cận quyền. Sở dĩ nói là cách tiếp cận quyền vì đấy là quyền hiến định, là quyền tự nhiên.

Điều 14 Hiến pháp 2013 đã nói trách nhiệm của Nhà nước là tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Đó là 8 chữ vàng và Nhà nước phải bỏ tư duy “đấy là quyền tôi cho dân, quyền tôi quy định cho dân”.

Tư duy này không mới nhưng theo GS Liên, nó đặt ra yêu cầu đối với lập pháp, nhất là Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ xây dựng nhiều đạo luật, phải đổi mới tư duy tiếp cận quyền.

Nhà nước phải nghĩ ra cái gì là cấm, cái gì là hạn chế, hạn chế bằng 2 cách là đưa ra điều kiện cho nó và thủ tục hành chính.

Do đó, chúng ta phải cảnh giác với những thủ tục hành chính vượt phép để hạn chế quyền, chưa kể thủ tục hành chính sẽ gây ra tốn kém trong khi hiện nay chúng ta bảo đảm dễ tiếp cận và chi phí tuân thủ thấp nhất.

Về hệ thống pháp luật, yêu cầu có ba nhóm và ba nhóm này gắn kết chặt chẽ với nhau. Nhóm đầu tiên là pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải như thế nào, tư pháp trong Nhà nước pháp quyền phải như thế nào, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền phải như thế nào.

Tất cả các nhóm đều có thể là đề tài nghiên cứu vì như thế thì mới hiểu được Nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu gì cho mình và mình phải làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đó.

GS Liên nêu quan điểm, đã nói Nhà nước pháp quyền thì đích của nó là dân chủ, là nhân quyền và công bằng, nó trở thành giá trị chung của pháp luật.

Do đó nếu làm thủ tục rất dân chủ, ban hành rất đúng thẩm quyền, rất đúng thủ tục nhưng không bảo đảm các giá trị thì pháp luật đó chưa phải là pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.

Phải có tư duy như thế thì chúng ta mới làm được và khi xây dựng luật để điều chỉnh người dân thì phải có ý kiến của người dân, có thể chưa đạt được yêu cầu cao là được sự đồng thuận của dân nhưng phải có thước đo là người dân đồng ý.

Điều cuối cùng GS Liên trăn trở là nếu mà pháp luật không được thực thi một cách công bằng thì Nhà nước pháp quyền chưa phải là Nhà nước pháp quyền trên thực tế, do đó yêu cầu thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền.

Ông rất buồn khi mỗi một cơ quan không thực thi pháp luật mà hỏi ra cứ bảo là pháp luật còn mâu thuẫn, còn chồng chéo.

Theo ông, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có đủ nguyên tắc để giải quyết những vấn đề, chẳng qua chúng ta không đủ nhận thức để giải quyết vấn đề ấy hoặc né tránh trách nhiệm và không giải quyết tốt.

“Cứ đổ cho pháp luật và khi đổ cho pháp luật là dễ nhất, đổ cho quy định là dễ nhất. Có mấy lần tôi đã nói rồi “pháp luật mà biết nói năng thì mấy nhà thi hành pháp luật hàm răng chẳng còn”.

Đổ cho pháp luật là dễ nhất và đổ xong là thôi, trở thành một lý do rất chính đáng, tôi cho là không đúng”, GS Liên nhấn mạnh.

bài liên quan
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Cần ban hành chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Cần ban hành chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới

Việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển là xu hướng tất yếu, khách quan, đáp ứng đòi hỏi của thời kì Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Thần linh pháp quyền

Thần linh pháp quyền

Nửa đầu năm 1919, ở Pháp có một tài liệu được phân phát rộng rãi như tờ truyền đơn cách mạng, đó là bản Yêu sách của nhân dân An Nam bằng tiếng Pháp gửi tới Hội nghị Quốc tế vì hoà bình họp ở Versaille
Báo Pháp luật Việt Nam đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Cần Thơ ngày càng phát triển

Báo Pháp luật Việt Nam đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Cần Thơ ngày càng phát triển

Với những đóng góp to lớn, Chủ tịch UBND TP, Công an Thành phố đã trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho Báo Pháp luật Việt Nam.
Tăng cường phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Tăng cường phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 32/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Pháp quyền nở hoa

Pháp quyền nở hoa

Trong ngàn vạn hoa cỏ đang sinh sôi, đua nở dưới trời Xuân Canh Tý, có đóa hoa mang tên Pháp quyền.
Hòa bình để xây dựng Nhà nước pháp quyền giàu mạnh

Hòa bình để xây dựng Nhà nước pháp quyền giàu mạnh

Trong lịch sử các dân tộc châu Á, hiếm có quốc gia nào lại phải gánh chịu những thách thức cam go liên quan đến sự tồn vong như Việt Nam; nhưng cũng hiếm có quốc gia, dân tộc nào lại quật cường và yêu chuộng hoà bình như người dân Việt. Từ khát vọng hoà bình, người dân Việt Nam đang nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN để bảo vệ vững chắc thành quả độc lập, tự do của dân tộc.
Mới nhất
Đọc nhiều
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%

Bộ Tài chính cho biết, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhưng kết quả vẫn chưa được như kỳ vọng.
Triều cường dâng cao, nhiều nơi tại TP Hạ Long ngập lụt

Triều cường dâng cao, nhiều nơi tại TP Hạ Long ngập lụt

Triều cường dâng cao, khiến nhiều khu phố tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ngập sâu, cuộc sống người dân bị đảo lộn.
Đương sự khiếu nại những thao tác tố tụng  trong vụ thừa kế tại TAND quận Hà Đông

Đương sự khiếu nại những thao tác tố tụng trong vụ thừa kế tại TAND quận Hà Đông

Nhiều lần gửi đơn khiếu nại về hành vi tạm ngừng phiên toà nhưng chưa được một lần được xem xét, giải quyết thì mới đây TAND quận Hà Đông có động thái giải quyết lại vụ án từ đầu nhưng lại không gửi các quyết định tố tụng cho ông Thắng theo đúng quy định.
Tin bài khác
Con cái bị bác bỏ quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?

Con cái bị bác bỏ quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?

Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người thừa kế bị bác bỏ phải trả lại di sản.
Theo quy định mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ?

Theo quy định mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ?

Theo Luật Đất đai mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ? Nếu trẻ em được tặng cho nhà đất thì khi làm thủ tục có cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật?
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 2 dự án luật

Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 2 dự án luật

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1372/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Tự ý cài định vị vào điện thoại người khác sẽ bị phạt như thế nào?

Tự ý cài định vị vào điện thoại người khác sẽ bị phạt như thế nào?

Việc thu thập, sử dụng, lưu giữ thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân của người khác mà không được người đó đồng ý là hành vi vi phạm pháp luật.
Tịch thu xe để xử lý

Tịch thu xe để xử lý 'quái xế', có phù hợp?

Trước tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chạy xe máy với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga… uy hiếp an toàn tính mạng người đi đường, có đề xuất cần phải tịch thu xe để xử lý 'quái xế'. Điều này có phù hợp?
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 1 giờ

Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 1 giờ

Nghị định 147/NĐ-CP/2024 mới được Chính phủ ban hành cuối tuần qua đã có nhiều quy định mới, trong đó người dưới 18 chơi một game không được quá 60 phút trong ngày.
Chồng mua nhà mà vợ không biết, giao dịch có bị vô hiệu?

Chồng mua nhà mà vợ không biết, giao dịch có bị vô hiệu?

Đọc giả tên N.V.T có câu hỏi: "Em bán nhà, bên mua nói đã có vợ nhưng mua nhà bằng tiền riêng, tài sản đứng tên anh ấy nên một mình làm thủ tục hợp đồng. Trong trường hợp này, có bắt buộc vợ anh ý phải đến làm công chứng, thủ tục mua bán với em không? Nếu sau khi mua bán mà không có sự tham gia của người vợ, hợp đồng mua bán khi đó có bị hủy và em có phải trả lại tiền không?"
Giao xe máy cho người chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người đối diện khung hình phạt nào?

Giao xe máy cho người chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người đối diện khung hình phạt nào?

Người giao xe máy cho người chưa đủ tuổi gây tai nạn chết người sẽ đối diện khung hình phạt nào của pháp luật? Liệu có phải chịu mức án tù?
Góc nhìn pháp lý vụ cô gái dừng đèn đỏ bị nhóm "quái xế" tông tử vong

Góc nhìn pháp lý vụ cô gái dừng đèn đỏ bị nhóm "quái xế" tông tử vong

Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường: Hành vi của các đối tượng gây mất an ninh trật tự dẫn đến sự việc đau thương như vậy là rất đáng trách và có dấu hiệu tội phạm nên cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Những dạng tài sản nào không phải chia khi ly hôn?

Những dạng tài sản nào không phải chia khi ly hôn?

Bạn đọc Như Hiền có câu hỏi: Nếu vợ chồng ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình) thì những loại tài sản nào không cần phải phân chia theo quy định pháp luật?
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.