Sáng nay (16/7), tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội Đảng XIII với các địa phương vùng ĐBSCL và TPHCM.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội Đảng XIII với các địa phương vùng ĐBSCL và TPHCM. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Đây là cuộc làm việc thứ 4 của Tiểu ban (do Thủ tướng chủ trì) với các địa phương nhằm khảo sát thực tế tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ việc xây dựng văn kiện kinh tế-xã hội mà Tiểu ban chủ trì là Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm.
Gần đây nhất, ngày 12/7, Tiểu ban đã có cuộc làm việc với 10 tỉnh, thành phố khu vực duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. Thời gian qua, Tiểu ban gồm 51 thành viên đã có cuộc làm việc với TPHCM và một số địa phương Nam Bộ, với TP. Hà Nội và 12 địa phương lân cận.
Dự cuộc làm việc hôm nay có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các thành viên Tiểu ban, TPHCM và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL, vùng chiếm gần 23% dân số, gần 20% GDP của cả nước.
Mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng cho biết, ông mới nhận được báo cáo từ Văn phòng Chính phủ về chỉ số phát triển bền vững (SDG) của Việt Nam vừa được công bố. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 54/162 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 34 bậc so với năm 2016, tăng 3 bậc so với năm 2018. Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN, chỉ sau Thái Lan. Các chỉ số xếp hạng cao của Việt Nam là xóa đói giảm nghèo (95 điểm), giáo dục (91 điểm), tiếp cận năng lượng (82 điểm), mô hình tiêu dùng, sản xuất bền vững (87 điểm), chống biến đổi khí hậu (94 điểm). Các chỉ số xếp hạng thấp là cơ sở hạ tầng, phát triển bền vững đại dương, quản lý hệ sinh thái tài nguyên rừng. “Tôi nói điều này để thấy thành quả của chúng ta ở khu vực ĐBSCL” khi vùng này chiếm tới 20% thị phần gạo thương mại toàn cầu, sản xuất tôm chiếm 80% cả nước, xuất khẩu trái cây đạt trên 1 tỷ USD, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tăng dần tỉ trọng nông sản chế biến với nhiều nhà máy hiện đại. Đặc biệt, ĐBSCL có nhiều mô hình tốt trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Tuy nhiên, ĐBSCL đối mặt nhiều thách thức lớn, cần nhận diện để đưa vào văn kiện nhưng cũng cần quan tâm trong chỉ đạo điều hành. Đó là tác động của biến đổi khí hậu. Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp là chính, vùng có tăng trưởng thấp hơn bình quân của cả nước, đặc biệt là phát triển hạ tầng còn nhiều khó khăn, tổng mức đầu tư chung của ĐBSCL còn thấp. Công nghiệp, dịch vụ còn nhiều vấn đề, nhất là phát triển doanh nghiệp. “Chúng ta có 13 tỉnh, thành phố với trên 20 triệu dân nhưng chỉ có trên 50.000 doanh nghiệp, chiếm 7% số doanh nghiệp toàn quốc, rất thấp”, Thủ tướng nói. Về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, có lĩnh vực còn là vùng trũng.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đề nghị các địa phương nêu những nét nổi bật nhất về kết quả đạt được, tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong 5 năm, 10 năm qua; đặc biệt là cách vận dụng sáng tạo, mô hình mới, thành công, hiệu quả và những vướng mắc, nút thắt, vấn đề trọng tâm nhất cần giải quyết. Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ không chỉ đến năm 2025, 2030, mà cả tầm nhìn 2045 đối với vùng. Góp ý không chỉ về vấn đề kinh tế mà cả xã hội, quốc phòng, an ninh.
Đặc biệt, với vị trí quan trọng và đặc thù của vùng ĐSBCL, Thủ tướng đề nghị các địa phương phát biểu về mối liên kết giữa các địa phương trong vùng với TPHCM và cả nước để bảo đảm phát triển bền vững.
Với TP. Cần Thơ, cần báo cáo thêm về vấn đề phát triển đô thị, liên kết vùng với vai trò là trung tâm kinh tế-xã hội của vùng ĐBSCL. “Vấn đề liên kết vùng ở khu vực này rõ nét nhất nhưng vướng mắc những vấn đề gì thì các đồng chí cần nêu ra”. Bên cạnh đó, các bộ, ngành sẽ phát biểu, giải đáp, làm rõ định hướng phát triển của 13 địa phương.
Chiều 28/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
Sáng 9/2, Lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt “Gò Đống Đa” đã diễn ra tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội.
Đề án xét xử trực tuyến phải đáp ứng đủ, song hành về hạ tầng cơ sở thông tin và trình độ của các thẩm phán. Thẩm phán phải đáp ứng về trình độ chuyên môn và đảm bảo kiến thức về công nghệ, sử dụng thành thạo.
Sáng nay, 20/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi kiểm tra hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, trong đó có bến cảng nước sâu lớn nhất, quy mô nhất cả nước.
Sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao đang trở thành nút thắt lớn, cản trở tiến trình chuyển đổi số, cải cách hành chính và vận hành các siêu dự án như sân bay Long Thành tại Đông Nam Bộ.
Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Theo Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm 2025, số thuế thu được từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34,500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 năm gần đây, tổng thu từ hoạt động này đạt khoảng 296,000 tỷ đồng.
Sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao đang trở thành nút thắt lớn, cản trở tiến trình chuyển đổi số, cải cách hành chính và vận hành các siêu dự án như sân bay Long Thành tại Đông Nam Bộ.
Ngày 6/4, Công an tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân (26 tuổi, trú xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh) để điều tra về hành vi ''Chống người thi hành công vụ''.
Theo luật sư Trương Anh Tú: Việc một số người nổi tiếng trên mạng xã hội bị xử phạt hành chính do quảng cáo sai lệch công dụng sản phẩm đang đặt ra hồi chuông cảnh báo về ranh giới mong manh giữa xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự. Câu chuyện không chỉ dừng ở một video hay một bài đăng, mà là dấu hiệu cho thấy mạng xã hội không còn là “vùng trũng pháp lý” như trước.
Công an tỉnh Quảng Nam đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Tô Thị Ty Na (44 tuổi, trú thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) để điều tra hành vi giết người.
Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, tiếp tục điều tra rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông vào tối 4/4/2025.
Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can.
Theo cơ quan Công an thì đối tượng Tùng "Hiên" là đối tượng có ảnh hưởng đặc biệt trong các băng nhóm xã hội, đặc biệt trên địa bàn quận Thanh Xuân vì đối tượng này từng có 5 tiền án về các tội Cưỡng đoạt tài sản, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng.
Bộ Công an đã khởi tố 3 bị can thuộc Công ty Cây xanh Công Minh, trong đó có Nguyễn Công Minh đang bỏ trốn, Cơ quan An ninh Điều tra đang làm thủ tục truy nã quốc tế.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.