Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội…

Dân sự & tố tụng dân sự
03/07/2024 16:21
Triệu Quang Định
aa
Hàng năm, cứ mỗi dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, trong tôi lại bồi hồi xúc động khi nghĩ về nghĩa tình đồng đội; nhớ khôn nguôi những người thủ trưởng, những anh em đồng đội đã cùng tôi “vào sinh ra tử” chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong những năm tháng thanh xuân đẹp đẽ nhất của cuộc đời…
LTS: Nhân Kỷ niệm Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7, Báo Pháp luật Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Triệu Quang Định, nguyên Kiểm sát viên Cao cấp - Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Tác giả Triệu Quang Định là thương binh hạng 2/4 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng tham gia chiến đấu tại các trận đánh Xuân Lộc, Chi khu Định Quán, La Ngà - mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Năm nay, tôi đã làm được một việc hết sức ý nghĩa là tự tôi tổ chức được một số cuộc thăm viếng về gia đình các đồng đội cũ. Điều này tôi đã tâm nguyện từ khá lâu, nhưng do bộn bề công việc cùng những vất vả mưu sinh nên suốt gần nửa thế kỷ trôi qua, đến nay tôi mới thực hiện được…

Một bức ảnh chụp tác giả cùng những người đồng đội của mình khi đất nước mới giải phóng.
Một bức ảnh chụp tác giả cùng những người đồng đội của mình khi đất nước mới giải phóng. Ảnh: NVCC

1. Hôm tôi bắt xe khách tìm về nhà anh Trần Văn Hực ở huyện Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa) là một ngày cuối tháng 4/2024. Anh Hực nguyên là Đại đội trưởng Đại đội 6, đến năm 1973 anh được đề bạt lên làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5. Sở dĩ đến tận bây giờ tôi mới có được địa chỉ nhà anh Hực sau bao lâu tìm kiếm, là nhờ trong cuộc trò chuyện tình cờ với Thiếu Tướng Trần Trọng Ngừng (nguyên lãnh đạo Quân đoàn 4), tôi đã xin được địa chỉ nhà anh Hực.

Có thể nói, anh Trần Văn Hực là một người anh, người thủ trưởng mà tôi luôn kính trọng và tự hào. Câu chuyện về cuộc đời anh Hực là điển hình của hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ để đồng đội học tập, noi theo.

Trong trận chiến Xuân Lộc (Đồng Nai) tháng 4/1975- trận đánh mở màn cho bộ đội ta tiến vào Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, anh Trần Văn Hực là người trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 5 của chúng tôi chiến đấu, giành thắng lợi to lớn và hạn chế lớn nhất những tổn thất, thương vong. Bằng tài trí của người chỉ huy, cùng tinh thần xả thân vì đồng đội, anh Hực còn cứu sống nhiều đồng đội bị thương, trong đó có tôi.

Khi ra trận anh can trường, dũng cảm bao nhiêu, thì trong tình yêu anh lãng mạn, tinh tế bấy nhiêu. Người yêu anh là chị Nguyễn Thị Thơi, một cô gái đẹp cùng quê, hai người học cùng lớp với nhau từ nhỏ. Năm 1969, anh đi theo tiếng gọi của Tổ quốc vào miền Nam chiến đấu, chị học Đại học Sư phạm để trở thành cô giáo. Suốt những năm tháng chiến tranh, chị một lòng thủy chung chờ đợi anh. Đất nước giải phóng, khi đa phần những người lính như chúng tôi được trở về với gia đình thì người thủ trưởng như anh Hực vẫn bộn bề với công tác và trách nhiệm…

Năm 1976, trong một lần anh được về phép thăm nhà, anh chị làm đám cưới. Hết phép, anh lại trở về đơn vị. Những lần anh được về phép thăm nhà sau đó cũng ngắn ngủi vội vàng không kém, trong khi vợ chồng anh và đôi bên gia đình vẫn đang mong ngóng anh chị có đứa con đầu lòng thì năm 1978, anh Hực nhận được lệnh lên đường đi chiến đấu tại chiến trường Campuchia.

Tác giả thắp hương người đồng đội, thủ trưởng Trần Văn Hực
Tác giả thắp hương cho người đồng đội, thủ trưởng Trần Văn Hực. Ảnh: NVCC

Năm 1979, trong một trận chiến ác liệt bên nước bạn, anh Hực bị thương rất nặng: mất nửa bàn tay trái, mất cánh tay phải, mất chân trái và gẫy 3 rẻ xương sườn ngực. Với tỉ lệ thương tật trên 90%, anh được chuyển về điều dưỡng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng Hoàng Long (huyện Gia Viễn, Ninh Bình).

Biết tin, chị Thơi và gia đình đã xin đón anh về nhà nuôi dưỡng, chăm sóc. Được sống trong vòng tay yêu thương của vợ, anh Hực như được tiếp thêm sức mạnh, sức khỏe anh hồi phục như có phép màu. Đến năm 1980, anh chị đón tin vui có con trai đầu lòng, rồi những năm sau đó anh chị lần lượt sinh tiếp hai con gái và một con trai nữa. Cả 04 người con của anh chị (2 trai, 2 gái) đều khỏe mạnh, hiếu thảo, chăm ngoan, học giỏi.

Chị Thơi tâm sự, trong suốt hành trình 28 năm tình nghĩa vợ chồng, chị luôn yêu thương, thấu hiểu và nhẫn nại xoa dịu, bù đắp cho những mất mát, hy sinh của anh do di chứng chiến tranh. Chưa bao giờ chị kêu ca, than vãn nửa lời, ngược lại chị luôn coi anh luôn là niềm tự hào, là chỗ dựa cho mẹ con chị. Chị và các con chỉ mong được chăm sóc, phụng dưỡng anh suốt đời. Thế nhưng vào ngày 26/6/2004, trong cơn đau tái phát các vết thương cũ, anh Hực được đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi do bệnh tình quá nặng.

Kể chuyện về anh cho tôi nghe, chị Thơi rơi nước mắt vì xúc động. Ngày anh mất, các con anh chị vẫn đang đi học, chưa ai ra trường, chưa ai được dựng vợ gả chồng. Khi đó con trai lớn của anh chị hồi đó đang là sinh viên năm cuối Đại học Y Hà Nội, con gái thứ 2 của anh chị hồi đó cũng đang học năm cuối Đại học Sư phạm, cháu gái thứ 3 đang học năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội, còn con trai út mới học lớp 11.

Đến nay, các con anh chị đều đã trưởng thành, xây dựng gia đình riêng, con cái đề huề, có công việc ổn định, có công danh sự nghiệp.

2. Với riêng tôi, anh Trần Văn Hực vừa là thủ trưởng, cũng là đồng đội có ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất.

Bản thân tôi trong trận đánh Xuân Lộc (Đồng Nai) đã bị thương và bị sức ép bom, anh Hực chính là người đã không quản hiểm nguy che chắn, bảo vệ, cõng tôi và nhiều anh em bị thương đi cấp cứu, giúp chúng tôi bảo toàn tính mạng. Chính tinh thần bao bọc, yêu thương đồng đội như ruột thịt của anh Hực đã truyền cảm hứng mạnh mẽ sang chúng tôi, khiến chúng tôi học tập, làm theo. Tại trận đánh vào cứ điểm La Nga (thuộc Chi khu Định Quán - Đồng Nai), tôi cùng với một đồng đội nữa là anh Bình cũng đã xuyên rừng, lội suối suốt 13 giờ đồng hồ ròng rã cáng anh Lâm Văn Thạch (quê xã Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định, khi đó anh Thạch bị thương gãy nát cánh tay bên phải) đi cấp cứu, nhờ vậy mà anh Thạch được cứu sống kịp thời.

Ông Lâm Văn Thạch thương binh hạng ¼
Ông Lâm Văn Thạch thương binh hạng ¼. Ảnh: NVCC

Ngày 1/4/2024 vừa qua, tôi cũng đã tìm về xã Nam Thắng thăm anh Lâm Văn Thạch, người đồng đội mà tôi cáng đi cấp cứu năm nào. Sau tròn 49 năm xa cách, hôm đó tôi và anh Thạch mới có dịp gặp lại nhau, hàn huyên về những ngày tháng anh em cùng “vào sinh ra tử” bên nhau. Đất nước giải phóng, anh Thạch gửi lại chiến trường Đông Nam Bộ cánh tay phải, anh trở về quê tham gia lao động cùng gia đình. Anh xin được công việc bảo vệ ở một xí nghiệp sản xuất gạch ngói, lấy vợ sinh con, cuộc sống tuy vất vả khó khăn nhưng anh luôn sống lạc quan, nhiệt tình và đầy trách nhiệm.

Hôm đó, tôi và anh Thạch cũng đã sang nhà thắp hương cho một đồng đội là anh Lâm Văn Kết ở xã Nam Thắng. Anh Kết hy sinh trong trận đánh Chi khu quân sự Định Quán - Đồng Nai, tháng 3/1975. Chúng tôi mừng vui và cảm động vô cùng khi được biết, sau nhiều năm đi tìm kiếm mộ liệt sĩ Lâm Văn Kết, năm 2016 gia đình đã tìm được và đưa anh Kết về Nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.

3. Trong số đồng đội, có một người anh, người thủ trưởng mà tôi cũng luôn đau đáu nhớ về, đó là anh Nguyễn Quốc Tạo (quê tỉnh Thái Nguyên) - Chỉ huy C20 được điều động về làm Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 34, Sư đoàn 7.

Tôi vẫn nhớ anh Tạo cao to, điển trai, dáng vẻ phong trần, trên lưng anh hay khoác một tấm dù hoa làm ngụy trang. Nhìn anh có nét giống những nhân vật anh hùng trong trên phim ảnh hay trong truyền thuyết, ở anh toát ra khí phách của người anh hùng trong chiến trận. Dưới sự chỉ huy tài tình của anh, đơn vị chúng tôi liên tiếp giành thắng lợi.

Bức ảnh lưu niệm chụp tác giả và đồng chí Nguyễn Quốc Tạo (bên trái) trên đường phố Sài Gòn lúc mới giải phóng năm 1975. Liệt sĩ Nguyễn Quốc Tạo hi sinh tại chiến trường Campuchia năm 1979.
Bức ảnh chụp tác giả và anh Nguyễn Quốc Tạo (bên trái) trên đường phố Sài Gòn lúc mới giải phóng năm 1975. Sau này anh Tạo hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Ảnh: NVCC

Hơn 7 năm anh chiến đấu và chỉ huy các trận chiến khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ, nhưng anh Tạo chưa hề bị dính hòn tên mũi đạn. Người chỉ huy can trường của chúng tôi tựa như một bức thành lũy vững chắc, làm chỗ dựa tinh thần cho anh em đồng đội vững tâm chiến đấu; còn quân địch dường như phải khiếp sợ.

Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, năm 1979 anh Tạo tiếp tục được điều động đi chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Và trong một trận chiến ác liệt, anh Nguyễn Quốc Tạo đã hy sinh anh dũng. Trong số những kỷ niệm và kỷ vật với anh Nguyễn Quốc Tạo, tôi còn giữ được bức ảnh hai anh em chụp chung giữa đường phố Sài Gòn - TP HCM. Tôi cũng đã liên lạc với nhiều anh em đồng đội để xin thông tin quê quán, gia đình anh, hy vọng có ngày được về quê thắp cho anh nén tâm nhang, nhưng vẫn chưa có được địa chỉ chính xác.

Bức ảnh lưu niệm chụp tác giả và đồng chí Nguyễn Quốc Tạo (bên trái) trên đường phố Sài Gòn lúc mới giải phóng năm 1975.
Tấm ảnh lưu niệm chụp tác giả (ngoài cùng, hàng đầu, bìa phải) cùng anh em, đồng đội trong một chuyến tri ân các nghĩa trang liệt sĩ dọc đường Trường Sơn huyền thoại tháng 5/2024. Ảnh: NVCC

…Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, chúng tôi những người lính trẻ ngày ấy giờ đây cũng đã già. Thi thoảng anh em chúng tôi được gặp nhau, ôn lại kỷ niệm thời chiến đấu và càng thấm thía nghĩa tình đồng đội thiêng liêng… Và tôi muốn chia sẻ câu chuyện về những người đồng chí, đồng đội thân thương của mình mới mọi người, nhất là thế hệ trẻ, để họ thấu hiểu những hy sinh mất mát mà cha anh đã cống hiến vì nền độc lập tự do của đất nước. Để từ đó lớp trẻ thêm trân quý giá trị của hòa bình, biết phấn đấu sống có lý tưởng hơn, xứng đáng với những hy sinh mà lớp lớp cha anh đã không quản máu xương vì nền độc lập tự do của dân tộc.

bài liên quan
Thiêng liêng hai tiếng “đồng bào”

Thiêng liêng hai tiếng “đồng bào”

Sau bão là lũ quét, lũ ống kéo theo đất đá từ núi cao đổ xuống vùi lấp nhiều nhà cửa, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của người dân. Trong mất mát, đau thương phủ trùm, lũ tràn cùng nước mắt tràn theo. Và trong cơn hoạn nạn, tình người càng trở nên ấm áp và đẹp đẽ. Nhiều bạn trẻ nói rằng, nếu có kiếp sau, vẫn muốn làm người Việt Nam…
Tấm thẻ trao đi, nghĩa tình ở lại

Tấm thẻ trao đi, nghĩa tình ở lại

Vẫn biết mỗi người rất cần có một tấm thẻ BHYT phòng thân, song với nhiều người dân hoàn cảnh khó khăn, để có tiền tham gia cũng không đơn giản. Vì vậy, nhiều DN đã chung tay, góp sức cùng cơ quan BHXH làm những việc thiện nguyện đầy ý nghĩa.
Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

"Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác...", già K'Tiếu cho biết.
Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

"Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác...", già K'Tiếu cho biết.
Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

"Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác...", già K'Tiếu cho biết.
Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

"Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác...", già K'Tiếu cho biết.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp

Thông tư số 76/2024/TT-BTC hướng dẫn chế độ công bố thông tin và chế độ báo cáo về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ...
Khám nghiệm hiện trường vụ hủy hoại rừng phòng hộ ở Bắc Kạn

Khám nghiệm hiện trường vụ hủy hoại rừng phòng hộ ở Bắc Kạn

VKSND huyện Na Rì (Bắc Kạn) vừa phối hợp với các cơ quan liên quan khám nghiệm hiện trường vụ việc san ủi, mở đường và khai thác rừng trồng phòng hộ.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" của Việt Nam

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" của Việt Nam

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Tin bài khác
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" của Việt Nam

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" của Việt Nam

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Miền Bắc sắp đón rét đậm, vùng núi cao dưới 10 độ C

Miền Bắc sắp đón rét đậm, vùng núi cao dưới 10 độ C

Từ đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Đây là đợt rét đậm đầu tiên trong năm.
Khóa 2 số điện thoại gọi lừa đảo báo

Khóa 2 số điện thoại gọi lừa đảo báo 'con cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy'

Gần đây Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã tiếp nhận khoảng 5 người đến khoa Cấp cứu trong tình trạng hốt hoảng, lo lắng khi nhận được cuộc điện thoại thông báo con họ đang cấp cứu ở bệnh viện.
Viết cho người phụ nữ tôi yêu

Viết cho người phụ nữ tôi yêu

Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chồng con. Thế nhưng, đằng sau những điều ấy còn là những hy sinh thầm lặng mà không phải ai cũng nhìn thấy hay thấu hiểu hết được, đặc biệt là trong thiên chức làm mẹ.
Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

Xuất hiện băng tuyết trên đỉnh Fansipan

Vào sáng sớm nay (23/11), khu vực đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp, xuất hiện lớp băng mỏng.
Đắk Lắk kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Đắk Lắk kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Đồn Biên phòng Sơn Vĩ triển khai toàn diện, có hiệu quả công tác biên phòng năm 2024

Đồn Biên phòng Sơn Vĩ triển khai toàn diện, có hiệu quả công tác biên phòng năm 2024

Ngày 22/11, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ

Hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Hãy học cách rộng lượng để tâm hồn được thanh thản

Hãy học cách rộng lượng để tâm hồn được thanh thản

Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc chúng ta học cách rộng lượng để tâm hồn được thanh thản.
Tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và chống khai thác IUU cho cán bộ, nhân dân TP. Vũng Tàu

Tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và chống khai thác IUU cho cán bộ, nhân dân TP. Vũng Tàu

Ngày 21/11, tại UBND Phường 1, TP. Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam và triển khai Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP, cùng các giải pháp cấp bách, trọng tâm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn.