Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Tháo 'chốt' cho phụ nữ

Hình sự & tố tụng hình sự
06/10/2017 10:52
Hồng Minh
aa
Đã là năm thứ 16 của thế kỷ 21, tuy nhiên nếu đi bất kỳ vùng nông thôn nào của Việt Nam, hỏi bất kỳ người phụ nữ làm nông nghiệp nào cũng có thể thấy một thực tế: họ chỉ học hết phổ thông (thậm chí chỉ hết cấp 2) vì cha mẹ quan niệm con gái làm nông không cần học nhiều; rất muốn học nghề, tìm nghề để thoát khỏi việc nhà nông hoặc làm nông nghiệp theo hướng hiện đại nhưng không biết bắt đầu từ đâu vì không được đào tạo…


Những quy định đối với lao động nữ đã có trong Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Bình đẳng giới… nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập.
Những quy định đối với lao động nữ đã có trong Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Bình đẳng giới… nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập.

Cán cân bình đẳng vẫn lệch trong cơ cấu lao động

Thực tế này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc (UN Women) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), theo đó, hiện nay hơn 70% lao động nữ nông thôn ở Việt Nam không có khả năng tiếp cận đào tạo nghề do hạn chế về trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp... khiến cho có rất ít phụ nữ đang giữ các vị trí ra quyết định trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Thêm vào đó, tốc độ đô thị hóa nhanh và sức ép của việc thu hẹp đất đai canh tác, không có nghề phụ đã khiến cho mức di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng lên. Ước tính cả Hà Nội và TP HCM có hơn triệu lao động nữ tràn về để tìm việc làm. Theo thống kê, lao động nữ di cư ở Việt Nam có độ tuổi khá trẻ với hơn 60% phụ nữ có độ tuổi từ 15 đến 29; và 1/3 phụ nữ di cư lần đầu tiên khi còn ở độ tuổi 15-19. Điểm chú ý là phụ nữ lao động di cư hầu như chưa được qua đào tạo nghề hay chuyên môn, nghiệp vụ gì: chỉ có dưới 10% được đào tạo ở bậc trung cấp, số còn lại mới chỉ tốt nghiệp phổ thông. Lao động nữ di cư chịu đủ mọi thiệt thòi vì phần lớn họ ra thành phố làm việc theo quan hệ thỏa thuận, không theo quy định giờ giấc, không có chế độ bảo hiểm y tế, nhiều trường hợp bị chủ nhà ngược đãi hoặc lạm dụng.

Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ lao động nữ duy trì ở mức cao chiếm 48,3% trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, tỷ lệ phụ nữ tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp đạt 24,9%. Số liệu thống kê của Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2016, giải quyết việc làm cho khoảng 1,641 triệu lao động (lao động nữ chiếm 48%); 46% lao động nữ được học nghề theo các đề án, chương trình; Quỹ Quốc gia về việc làm hỗ trợ việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nữ khu vực nông thôn, với tổng vốn trên 5.040 tỉ đồng, doanh số cho vay hàng năm từ 2.000 – 2.500 tỉ đồng, góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 100.000 lao động/năm, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 60%.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm vẫn gặp phải một số khó khăn, thách thức như: một số quy định phân biệt đối xử đối với nữ về quy định tuổi nghỉ hưu, danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ; chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm sau học nghề chưa xóa bỏ được định kiến giới trong định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành, nghề đào tạo; chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ còn nhiều vướng mắc trong thực tế; nhiều chính sách trong lĩnh vực lao động - việc làm chưa được lồng ghép giới đầy đủ và hiệu quả...

Bên cạnh đó, lương bình quân hàng tháng của lao động nữ làm công có hưởng lương khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao động nam là 5,19 triệu đồng; tỉ lệ lao động nữ thất nghiệp chiếm 44,6% trên tổng số 1.117.000 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp; tỉ lệ LĐN có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm 57,2% trong hơn 592.000 quyết định trợ cấp...

Bình đẳng giới trong lao động còn nhiều ngổn ngang

Ở góc độ pháp luật, nhìn chung các chính sách cho lao động nữ của Việt Nam tương đối đầy đủ. Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác bình đẳng giới và đảm bảo quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản qui phạm pháp luật được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Từ năm 2010 đến nay đã có 40 đạo luật được lồng ghép giới và hàng loạt văn bản dưới luật được xem xét lồng ghép giới, đồng thời được xây dựng và thông qua. Thực hiện các chương trình, chính sách dự án về bình đẳng giới hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia vẫn được coi là giải pháp hiện hữu nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực. Năm 2015, lần đầu tiên Việt Nam có “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15/11 đến 15/12 hàng năm.

Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, những quy định đối với lao động nữ đã có trong Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Bình đẳng giới… nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập và chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và còn thiếu lực lượng giám sát thực thi chính sách. Năm 2016, trong một cuộc hội thảo về chính sách giới và lao động việc làm do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.

Bà Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội đã nhấn mạnh việc “Hãy tháo “chốt” cho phụ nữ!”, vì theo bà ngay trong chính sách vẫn còn nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải cân nhắc để xem xét trên phương diện bình đẳng giới.

“Bình đẳng giới còn nhiều ngổn ngang. Ai cũng biết là “chốt” ở đâu nhưng có mở “chốt” hay không mới là quan trọng. Đơn cử như vấn đề về tuổi nghỉ hưu hay vấn đề bảo hiểm xã hội trong khu vực phi chính thức, nơi mà lao động nữ chiếm tỉ lệ lớn… Chúng tôi thường nói những điều đó là “glass ceiling - bức tường vô hình”, nhưng có lẽ đó đang là “bức tường xi măng” - bà Lan Hương cho hay.

Thực tế cho thấy việc hội nhập của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN một mặt nào đó phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng và không đạt được lợi ích đầy đủ về việc làm và mức lương. Vì thế, rà soát tình hình thực hiện lồng ghép giới vào các chính sách lao động và việc làm trong ASEAN, các thách thức và khó khăn trong quá trình thực hiện; xây dựng danh mục đánh giá nhằm xác định việc thực hiện lồng ghép giới vào lao động và việc làm của các quốc gia thành viên… là những việc làm cần thiết và cũng là mục tiêu của cuộc hội thảo do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 5/10, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Theo những đại biểu tham dự hội thảo, để đối mặt với câu chuyện hội nhập kinh tế Việt Nam cần có chế độ đào tạo việc làm cho phụ nữ. Cần có những ứng xử ưu tiên đối với phụ nữ, ưu tiên thuế đối với những công ty sử dụng nhiều lao động nữ, cần tăng cường hơn khả năng tiếp cận tài chính của phụ nữ, đầu tư hạ tầng xã hội và chính sách để giúp phụ nữ tham gia nhiều vào những công việc có hiệu quả cao và thu nhập tốt. Cần phải có những đối thoại công tư cho các lĩnh vực tư nhân, tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động về bình đẳng giới để thu được nhiều sáng kiến cũng như bằng chứng để thực hiện chính sách. Chính phủ phải bảo đảm ngân sách thực hiện, cơ chế mở rộng hơn để thu hút bộ phận tư nhân, tổ chức phi chính phủ tham gia toàn lực, hỗ trợ, đóng góp cho lĩnh vực này…

Như vậy, vấn đề giới là quan trọng và tiếp tục là ưu tiên của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và tất nhiên, bình đẳng giới với tính thực chất không nằm riêng rẽ mà tiếp tục được lồng ghép trong các chính sách. Tuy nhiên, quan trọng hơn cần giám sát tốt để đảm bảo hiệu lực thực thi trong thực tế. Hệ thống các cơ quan quản lý lao động ở địa phương; hiệu quả của chính quyền địa phương mới là yếu tố đảm bảo cho việc hiện thực hóa trên thực tế quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.

bài liên quan
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại sau bão, lũ.
Nghệ An: Ba phụ nữ trộm dây cáp điện mang bán phế liệu, gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng

Nghệ An: Ba phụ nữ trộm dây cáp điện mang bán phế liệu, gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng

Các đối tượng hoạt động rất tinh vi, chuyên nghiệp, để đối phó với lực lượng chức năng, thường lựa chọn địa điểm vắng người qua lại, lợi dụng sơ hở của bảo vệ, sử dụng kìm, găng tay, xà beng để thực hiện hành vi phạm tội.
Lao động nữ phi chính thức có nguy cơ nghèo đói vì sinh con

Lao động nữ phi chính thức có nguy cơ nghèo đói vì sinh con

Lao động nữ phi chính thức vốn có cuộc sống bấp bênh với thu nhập thấp, không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội. Đặc biệt, sau khi sinh con, họ có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói vì vừa không được nhận trợ cấp trong các tháng đầu sau sinh, vừa không được đảm bảo duy trì công việc sau khi nghỉ.
Im lặng và thỏa hiệp: Rào cản lớn trong phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em

Im lặng và thỏa hiệp: Rào cản lớn trong phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em

Có đến 39,2% gia đình nạn nhân bị xâm hại từ chối hỗ trợ, không hợp tác; 35,29% gia đình chấp nhận, thỏa hiệp với thủ phạm, chờ trẻ đủ tuổi sẽ cho tổ chức đám cưới. Đây là số liệu vừa được công bố tại Hội nghị sơ kết 1 năm thí điểm “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”.
Hebora – Giúp phụ nữ phá vỡ mọi khuôn thước về tiêu chuẩn cái đẹp

Hebora – Giúp phụ nữ phá vỡ mọi khuôn thước về tiêu chuẩn cái đẹp

Không phải ngẫu nhiên phụ nữ được ưu ái gọi là “phái đẹp”. Bởi, khi sinh họ có giá trị khác biệt, phụ nữ in dấu trong mắt người khác với dáng vẻ đặc biệt điều đó đã tạo nên một bức tranh đa sắc, không bị giới hạn bởi bất cứ khuôn mẫu nào.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.