Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Im lặng và thỏa hiệp: Rào cản lớn trong phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em

Dân sự & tố tụng dân sự
29/03/2024 14:07
Ngọc Mai
aa
Có đến 39,2% gia đình nạn nhân bị xâm hại từ chối hỗ trợ, không hợp tác; 35,29% gia đình chấp nhận, thỏa hiệp với thủ phạm, chờ trẻ đủ tuổi sẽ cho tổ chức đám cưới. Đây là số liệu vừa được công bố tại Hội nghị sơ kết 1 năm thí điểm “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”.
Nạn nhân bị xâm hại phải đối diện vô số sức ép từ gia đình, cộng đồng. (Ảnh minh họa - Nguồn: VNN)
Nạn nhân bị xâm hại phải đối diện vô số sức ép từ gia đình, cộng đồng. (Ảnh minh họa - Nguồn: VNN)

Khi gia đình nạn nhân “im lặng”

Trong những vụ việc bị xâm hại, vì nhiều lý do, không ít nạn nhân thường đưa ra lựa chọn thỏa hiệp, không tố cáo thủ phạm, không hợp tác với cơ quan chức năng. Đó cũng là một trong những rào cản lớn trong công tác phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em.

T.T.H., 15 tuổi, đang là học sinh một trường trung học tại TP Hồ Chí Minh. Năm ngoái, gia đình đột nhiên phát hiện cô bé mang thai, đồng thời biết được “tác giả” bào thai là con trai một người hàng xóm. Ban đầu, gia đình có ý định tố cáo hành vi nói trên đến cơ quan chức năng, nhưng do gia đình thủ phạm van xin được tha thứ, đồng ý bồi thường số tiền lớn và chịu trách nhiệm, cộng với nỗi lo sự việc ồn ào, xấu hổ, nên gia đình bé H. đã quyết định im lặng, thoả thuận, âm thầm cho bé gái sinh con và chờ con đủ tuổi để gả con cho thủ phạm.

Những câu chuyện tương tự cũng không quá hiếm hoi trong đời sống. Nhiều nạn nhân nhỏ tuổi của hành vi xâm hại đã không dám nói ra vì quá sợ hãi, thậm chí bị khống chế, trở thành công cụ cho những kẻ gây tội. Nhiều gia đình vì định kiến và nhiều nguyên nhân khác, chấp nhận im lặng, thoả thuận với thủ phạm, hoặc chuyển nhà đi, hoặc coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Tại Hội nghị sơ kết 1 năm thí điểm “Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” vừa diễn ra, báo cáo thống kê cho thấy sau 1 năm mô hình một cửa chính thức ra mắt (từ tháng 3/2023 và được đặt tại Bệnh viện Hùng Vương với chức năng tiếp nhận, khám sàng lọc, điều trị, tư vấn và cung cấp dịch vụ tại chỗ cho bệnh nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục…), chương trình đã tiếp nhận hỗ trợ 51 ca là nạn nhân của bạo lực, cưỡng bức, xâm hại tình dục; trong đó có đến 14 ca là bé gái 14 tuổi, 16 ca là bé 15 tuổi, có 1 ca bé gái chỉ mới 10 tuổi... Nạn nhân ở độ tuổi 14 - 16 chiếm tỷ lệ cao và 1/3 số trẻ bỏ học.

Đáng nói, có đến 20/51 gia đình nạn nhân (chiếm 39,2%) từ chối hỗ trợ, không hợp tác. Còn 18 gia đình (35,29%) chấp nhận trẻ bị xâm hại, thỏa hiệp với thủ phạm, chờ trẻ đủ tuổi sẽ cho tổ chức đám cưới với thủ phạm. Có trường hợp trẻ 15 tuổi nhưng cha mẹ giới thiệu bạn trai cho con và cùng sống chung với nạn nhân. Trong số đó, chỉ có 7 trường hợp (13,7%) đồng ý báo công an xử lý, và 1 ca đi giám định thương tật. Đó chỉ là thống kê chi tiết trong con số chung mà mô hình tiếp nhận, còn thực tế sẽ cao hơn rất nhiều. Tại Hội nghị, ông Lê Văn Thinh - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP HCM cũng nhấn mạnh, việc sau 1 năm mô hình chỉ tiếp nhận được 51 ca là con số quá nhỏ so với số nạn nhân bị bạo lực, xâm hại trên thực tế.

Một khảo sát do Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6/2022 tại 3 trường đại học cũng đã cho thấy thực trạng 90% nạn nhân không hoặc không thể tìm đến trợ giúp pháp lý.

Cần phá bỏ định kiến, hoàn thiện hành lang pháp lý

Trao đổi với cơ quan truyền thông về lý do vì sao các nạn nhân không hợp tác với cơ quan chức năng, tố cáo việc xâm hại, thoả hiệp với thủ phạm ở khía cạnh tâm lý và xã hội, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội cho biết, nạn nhân chịu xâm hại tình dục phải đối diện vô số sức ép từ gia đình, cộng đồng nếu theo đuổi công lý.

Cạnh đó, nhiều quan niệm về tình dục và trinh tiết, phẩm giá trong xã hội Việt Nam đã vô hình trung khiến nạn nhân của quấy rối tình dục chịu mặc cảm bản thân là người có tội. Nhiều vấn đề liên quan đến danh dự gia đình, các tương tác trong xã hội khiến nạn nhân cuối cùng phải chấp nhận thương lượng dàn xếp thay vì đi đến cùng sự việc, tìm kiếm công lý.

Cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hương cũng phân tích, nạn nhân và gia đình cũng phải trải qua một hành trình tố tụng rất gian nan, phải tự chứng minh mình là “người bị hại”. Đôi khi, rào cản để nạn nhân bị xâm hại và gia đình đến được với công lý, đòi được công bằng cho bản thân còn tùy thuộc trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm và nhận thức, thái độ của cán bộ tiếp nhận với người trình báo.

Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp, ban đầu nạn nhân rất quyết liệt trên hành trình đến với công lý, tố cáo thủ phạm ra ánh sáng, nhưng nửa chặng đường, do nhiều sức ép, nhiều luồng dư luận trái chiều và ác ý, sự tấn công từ mạng xã hội, thiếu sự cảm thông của nhiều phía, nạn nhân đã phải bỏ cuộc, chấp nhận thoả hiệp. Những vụ việc này càng khiến các nạn nhân khác “chùn chân” khi có ý định làm rõ trắng đen đối với những hành vi xâm hại.

Ở một góc nhìn khác, ThS. Đặng Viết Đại trong bài viết đăng tải trên Tạp chí điện tử Kiểm sát tháng 9/2021 đã cho rằng, các quy định liên quan đến thủ tục pháp lý xử lý vụ án xâm hại tình dục hiện nay còn nhiều khâu và phức tạp; việc phát hiện, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm xâm hại tình dục gặp nhiều khó khăn do thiếu dấu vết, tổn thương cơ thể… Đây chính là những vấn đề cần hoàn thiện để bảo đảm quyền của nạn nhân bị xâm hại tình dục.

Phá bỏ định kiến, hoàn thiện các hành lang pháp lý, tăng cường truyền thông về ý thức bảo vệ bản thân, nâng cao hiệu quả các mô hình trợ giúp, bảo vệ phụ nữ và trẻ em… Có rất nhiều việc phải làm để giúp các nạn nhân trở nên dũng cảm, có thể lên tiếng trước hành vi xâm hại, để từ đó tiến đến giúp hạn chế, giảm thiểu những con số bị xâm hại đau lòng trong xã hội.

bài liên quan
Nghệ An: Ba phụ nữ trộm dây cáp điện mang bán phế liệu, gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng

Nghệ An: Ba phụ nữ trộm dây cáp điện mang bán phế liệu, gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng

Các đối tượng hoạt động rất tinh vi, chuyên nghiệp, để đối phó với lực lượng chức năng, thường lựa chọn địa điểm vắng người qua lại, lợi dụng sơ hở của bảo vệ, sử dụng kìm, găng tay, xà beng để thực hiện hành vi phạm tội.
Tạm giữ hình sự người phụ nữ bắt cóc trẻ em

Tạm giữ hình sự người phụ nữ bắt cóc trẻ em

Đối tượng Thạch Thị Sóc Sô Khone vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.
Toàn bộ cơ sở trợ giúp xã hội nuôi dưỡng trẻ em sẽ bị thanh tra

Toàn bộ cơ sở trợ giúp xã hội nuôi dưỡng trẻ em sẽ bị thanh tra

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu thanh tra, kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập có thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Ép trẻ em ăn xin, bán hàng rong để trục lợi bị xử phạt thế nào?

Ép trẻ em ăn xin, bán hàng rong để trục lợi bị xử phạt thế nào?

Thời gian qua, tình trạng lợi dụng hoặc ép trẻ em đi ăn xin, bán hàng rong hoặc hoạt động nghệ thuật ngoài đường phố để thu lợi bất chính vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Vậy hành vi chăn dắt trẻ em như vậy có bị xử phạt hay không?
Công an vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc trẻ em bị bạo hành tại một nhà trẻ tư thục

Công an vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc trẻ em bị bạo hành tại một nhà trẻ tư thục

Trước những nội dung lan truyền trên mạng xã hội nghi vấn về việc trẻ em tại một cơ sở trông trẻ tư thục bị bạo hành, lực lượng chức năng Công an huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đang tiến hành vào cuộc xác minh, làm rõ.
Trẻ em dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ căn cước không?

Trẻ em dưới 14 tuổi có bắt buộc phải làm thẻ căn cước không?

Từ ngày 1/7 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành. Theo đó, công an cả nước sẽ tiến hành cấp thẻ căn cước cho công dân Việt Nam, trong đó có cả trẻ em dưới 14 tuổi.
Mới nhất
Đọc nhiều
'Nữ quái' giả dạng học sinh đột nhập lớp học, trộm nhiều tài sản

'Nữ quái' giả dạng học sinh đột nhập lớp học, trộm nhiều tài sản

Quá trình điều tra, công an TP Bảo Lộc đã bắt giữ 'nữ quái' cải trang đột nhập vào một trường học trộm cắp nhiều điện thoại, máy tính và tiền của học sinh.
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

VKSND tỉnh Thanh Hóa hoàn tất cáo trạng truy tố 11 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
CLB Doanh nhân tổ chức giải tennis gây quỹ cho sinh viên nghèo

CLB Doanh nhân tổ chức giải tennis gây quỹ cho sinh viên nghèo

Ngày 3/11, CLB Doanh nhân Huế tại TP HCM phối hợp Quỹ giáo dục Huế hiếu học đã tổ chức giải đấu tennis từ thiện.
Tin bài khác
CLB Doanh nhân tổ chức giải tennis gây quỹ cho sinh viên nghèo

CLB Doanh nhân tổ chức giải tennis gây quỹ cho sinh viên nghèo

Ngày 3/11, CLB Doanh nhân Huế tại TP HCM phối hợp Quỹ giáo dục Huế hiếu học đã tổ chức giải đấu tennis từ thiện "Chung tay khởi nghiệp - Hỗ trợ sinh viên nghèo hiếu học" lần 1/2014 tranh cúp Tôn Đông Á - Đa khoa Sài Gòn.
Miền Bắc bước vào đợt rét, có nơi dưới 15 độ

Miền Bắc bước vào đợt rét, có nơi dưới 15 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hai ngày 5 và 6/11 nhiệt độ toàn miền Bắc sẽ xuống thấp nhất, phổ biến từ 17 đến 19, vùng núi cao có nơi xuống dưới 15 độ.
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và việc thi hành Hiến pháp

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội và việc thi hành Hiến pháp

Quốc hội sẽ dành cả ngày 4/11 để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch năm 2024 và chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Ngân hàng Vietcombank.
Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc

Hòa thượng Lý Sa Mouth góp sức điểm tô phum sóc

Khi mới 16 tuổi, Lý Sa Mouth đã vào chùa quy y để báo hiếu cha mẹ, vừa học phổ thông vừa học lớp Phật học với mục đích cống hiến lâu dài cho đạo Phật. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để ông nắm bắt tốt hơn chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt trong quá trình tu tập của mình.
Đề xuất đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030

Đề xuất đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030

Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an tóm tắt đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma tuý đến năm 2030.
Vụ ngộ độc thực phẩm ở Lào Cai: Xử phạt chủ hộ kinh doanh 83 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Vụ ngộ độc thực phẩm ở Lào Cai: Xử phạt chủ hộ kinh doanh 83 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng

Chủ tịch tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh Phạm Thị Thuyết (Căng tin Trường Cao đẳng Lào Cai), khiến hàng chục người bị ngộ độc.
Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc

Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc

Tối ngày 2/11, chương trình khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 đã diễn ra tại quảng trường TP. Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn).
Bắc Bộ chuẩn bị mưa rét, vùng núi có nơi dưới 15 độ C

Bắc Bộ chuẩn bị mưa rét, vùng núi có nơi dưới 15 độ C

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 4/11, Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.
Hà Giang cho phép thành lập trường tư thục đầu tiên có 3 cấp học

Hà Giang cho phép thành lập trường tư thục đầu tiên có 3 cấp học

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn vừa ký Quyết định cho phép thành lập Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (TH, THCS & THPT) tư thục đầu tiên ở Hà Giang.
Về Đất phương Nam check-in biểu tượng Tôm Cà Mau và Cây đàn kìm tài tử Bạc Liêu

Về Đất phương Nam check-in biểu tượng Tôm Cà Mau và Cây đàn kìm tài tử Bạc Liêu

Biểu tượng con tôm Cà Mau và biểu tượng Cây đàn kìm Bạc Liêu, không chỉ tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch mà còn trở thành điểm check in lý tưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.