Để giảm bớt căng thẳng trước tình hình dịch bệnh do virus corona đến từ Vũ Hán (Trung Quốc), mạng xã hội facebook Việt đang lan truyền một tổng kết vui về “Những điều Vũ Hán làm được cho thế giới”. Theo đó, tâm lý sợ dịch bệnh còn ngăn chặn được sự bùng phát tràn lan của các lễ hội đầu năm ở Việt Nam, một vấn đề khiến các nhà quản lý và chuyên gia văn hoá đau đầu nhiều năm nay.
Những ngày qua, để phòng chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona, Chính phủ cũng như Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch đã có chỉ đạo tạm dừng mọi hoạt động lễ hội đầu năm. Động thái này đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Không ít ý kiến trên cộng đồng mạng còn cho rằng đây là dịp tốt để tạo tiền lệ cho việc không cứ tháng Giêng thì phải là “tháng ăn chơi”.
Nhiều chuyên gia văn hoá cho rằng, tình trạng lạm dụng lễ hội đã trở nên đáng báo động, làm cho những ý nghĩa tích cực của lễ hội bị lu mờ và các hành vi tiêu cực bùng phát. Ở một số nơi, lễ hội không còn là sự thăng hoa văn hóa nữa mà là sự quá khích của cộng đồng. Người ta tranh cướp để… cầu may. Tư tưởng mê tín tạo nên hiện tượng buôn thần bán thánh nở rộ như bói toán, xóc thẻ, xin xăm, viết sớ, đốt mã... Chính những hoạt động này lại lôi kéo một số lượng rất đông người đến lễ bái, góp phần tạo nên sự quá tải của không gian lễ hội.
Lâu nay, chúng ta vẫn quen với hình ảnh của những dòng người tấp nập, chen chúc đổ về các điểm hành hương ngay từ sau Tết. Còn bây giờ, những dòng người ấy đã vợi đi rất nhiều so với trước. Theo thống kê, ngay từ khi chưa có chỉ đạo tạm dừng của Bộ Văn hoá thì từ đầu Xuân, chùa Hương cũng chỉ đón lượng người hành hương bằng 1/3 so với năm trước. Những địa điểm khác vốn xưa nay vẫn hút du khách thập phương như Phủ Giầy và đền Trần Nam Định, chùa Phật tích Bắc Ninh… cũng chỉ lác đác khách mỗi ngày.
Mùa lễ hội năm 2019, hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ) đã phải đột ngột dừng hoạt động đánh phết do lo ngại những vấn đề tiêu cực tiếp tục diễn ra mà không có cách nào khống chế. Năm nay, trong công văn số 33/VHCS-NSVH về việc tổ chức lễ hội Phết ở xã Hiền Quan, Cục Văn hóa cơ sở đã đề nghị Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Phú Thọ báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền địa phương tổ chức lễ hội Phết theo hướng tạm ngừng hoạt động đánh phết theo quy định tại Điều 8, Nghị định 110/2018/NĐ-CP.
Như vậy, bên cạnh việc dừng khai hội theo công điện của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch để ứng phó với dịch bệnh thì đây là năm thứ 2, xã Hiền Quan không có hoạt động đánh phết như vài trăm năm qua.
Tất nhiên, rất nhiều người dân trong vùng đặc biệt là các bậc cao niên đã tỏ ra bức xúc, khó chịu và cho rằng không còn đánh phết thì lễ hội này cũng mất đi bản sắc riêng, và rằng “lệ tục, truyền thống của làng từ xưa như vậy, không thể thay đổi”. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, chỉ cần vài năm không duy trì, người dân sẽ dần quen, thay đổi nếp nghĩ để hướng đến một lễ hội vui vẻ, an toàn, lành mạnh mà không cần đến những màn tranh cướp đến đổ máu, “một mất - một còn”.
“Đừng chờ con virus”
“Đừng bắt di sản trở lại quá khứ mà làm cho di sản phù hợp với cộng đồng, nên phải chấp nhận sự biến đổi như một cách tự nhiên. Tất cả các di sản đều phải thay đổi, không có di sản nào đứng yên 100%. Di sản phát triển bền vững tức là phải chấp nhận thay đổi với sự phù hợp của cộng đồng” - GS.TS Lê Hồng Lý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa cho biết.
Thực tế cho thấy, xã hội ngày nay đã biến đổi rất mạnh mẽ, nếu cố giữ truyền thống sẽ không có lợi cho sự phát triển. Một số yếu tố văn hóa, lệ tục có từ nghìn đời, song không còn phù hợp với cuộc sống đương đại đã được vận động bỏ, hoặc đưa ra chủ trương bỏ, điển hình là tục đốt pháo Đồng Kỵ hay tục chém lợn giữa sân đình tại hội làng Ném Thượng (tỉnh Bắc Ninh).
Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, trong quá khứ, bản chất các lễ hội diễn ra chủ yếu hướng đến nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của từng cộng đồng nhỏ hẹp trong mỗi làng xã địa phương. Do hạn chế về hạ tầng và phương tiện giao thông, những người nông dân ít khi đi xa hơn cái làng của mình. Vậy nên, hội làng nào thì người làng ấy tham gia, không có cảnh chen lấn, xô bồ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng cũng tăng dần trong xã hội. Các lễ hội Xuân không còn chỉ để phục vụ đời sống tinh thần của cư dân bản địa mà còn kiêm thêm “nhiệm vụ” kích thích tăng trưởng kinh tế, xã hội của cả vùng, do đó mở rộng đón du khách thập phương. Việc quá tải đã dẫn đến những khó khăn trong vấn đề kiểm soát, tổ chức lễ hội.
“Đừng chờ có con virus rồi mới chấn chỉnh lễ hội. Theo tôi thấy, 1-2 năm nay, việc tổ chức lễ hội ở nước ta đã diễn ra tương đối tốt. Tuy nhiên, bản thân tôi không ủng hộ việc “không quản được thì cấm”. Để lâu dài, chúng ta cần có chiến lược. Không nên làm theo kiểu chữa cháy, xì ở đâu thì bịt ở đấy, mà phải có dự báo, lường trước những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình tổ chức, từ đó chuẩn bị các phương án ứng phó”- Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy (nguyên giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) cho rằng việc phải tạm dừng các lễ hội đầu năm do dịch bệnh là điều không may nhưng cũng nên coi là cơ hội để hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa thật sự của các lễ hội và trả lại cho lễ hội những nét đẹp vốn có.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương 350 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất, thời gian triển khai từ năm 2024 - 2027.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.