Hà Nội 15 °C
TP Hồ Chí Minh 24 °C
Hải Phòng 19 °C
Đà Nẵng 20 °C
Yên Bái 18 °C
  • Hà Nội Hà Nội 15°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 24°C
  • Hải Phòng Hà Nội 19°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 20°C
  • Yên Bái Hà Nội 18°C

Tham gia TPP, Việt Nam được hưởng lợi

Dân sự & tố tụng dân sự
10/10/2015 09:58
Thanh Thanh
aa
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Trần Quốc Khánh: Việt Nam là nước hưởng lợi khi thamgia TPP


Mở ra nhiều cơ hội

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Tham gia TPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, giúp Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế.

Dệt may là 1 trong những ngành được hưởng lợi
Dệt may là 1 trong những ngành được hưởng lợi

Về mặt kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.

“Theo các nghiên cứu này, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP…”, ông Khánh nói.

Đối với xuất khẩu, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada, giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tạo ra “cú hích” lớn.

Riêng ngành dệt may, kim ngạch có thể tăng đáng kể. Theo tính toán, cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm các loại.

Tương tự dệt may, các mặt hàng giày dép của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tăng đáng kể xuất khẩu. Với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, cơ hội tăng xuất khẩu cũng rất lớn.

Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam và các nước có được cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới, được hình thành sau khi TPP có hiệu lực.

Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.

Một số tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã cân nhắc đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu biến Việt Nam trở thành một trong những cứ điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của họ.

Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển mạnh hơn, là điều kiện quan trọng để nước ta bước sang giai đoạn phát triển các ngành mới, có hàm lượng công nghệ cao hơn.

Ngoài ra, cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Các DN của ta cũng sẽ có điều kiện tham gia vào thị trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada…

Thách thức, có thể kiểm soát được

“Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cũng như của nước ta trong 30 năm đổi mới, hội nhập vừa qua cho thấy mặt thuận lợi là cơ bản, chủ yếu, rủi ro và thách thức là có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức rủi ro và hành động để phòng chống rủi ro, vượt qua thách thức…”- ông Khánh chia sẻ.

Có 2 thách thức lớn về kinh tế được Thứ trưởng chỉ ra. Cụ thể, về thương mại hàng hóa, với một số chủng loại nông sản mà Hoa Kỳ và một số nước khác trong TPP (Ôxtrâylia, Niu Dilân, Chilê) có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Đây là những mặt hàng ta đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu.

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của báo chí, Thứ trưởng khẳng định ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm để chuẩn bị khi thuế suất về 0%. “Tác động là có nhưng không như người nông dân nghĩ…”- Thứ trưởng khẳng định.

Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp mà bạn hàng TPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta, thí dụ như giấy, thép, ô tô.

Tuy nhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì sản phẩm của ta hướng đến phân khúc thị trường trung bình, trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.

Một số sản phẩm các nước TPP có sản xuất, thuế nhập khẩu của ta đang được duy trì ở mức cao, nhưng việc hạ thuế về 0% chủ yếu sẽ gây giảm thu thuế nhập khẩu là chính, không gây ra sức ép cạnh tranh, bao gồm: bánh kẹo, chất tẩy rửa, đồ trang sức, sản phẩm kim loại (chủ yếu là đồ bếp), điều hòa không khí, đồ nội thất, xe mô-tô phân khối lớn, rượu, thuốc lá.

Về thương mại dịch vụ và đầu tư, ông Khánh cho biết, mở cửa thị trường dịch vụ - đầu tư sẽ không ảnh hưởng tới quyền chủ động của Nhà nước trong quản lý, cụ thể là không ảnh hưởng tới quyền áp dụng các biện pháp quản lý không mang tính phân biệt đối xử, theo các tiêu chí minh bạch, áp dụng chung.

Về lộ trình tiếp theo, Thứ trưởng Khánh cho biết, sau khi kết thúc đàm phán, Việt Nam sẽ cùng các nước TPP phải rà soát pháp lý để bảo đảm lời văn và các biểu cam kết thể hiện đúng kết quả đàm phán; dịch thuật và công bố rộng rãi nội dung Hiệp định, cố gắng hoàn thành trong nửa đầu tháng 10 năm 2015, trên cơ sở hoàn tất sớm rà soát pháp lý.

Tiếp đó là dành thời gian thỏa đáng để các đại biểu Quốc hội, người dân và các doanh nghiệp nghiên cứu nội dung Hiệp định và tiến đến ký kết Hiệp định, thực hiện quy trình thông qua Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật từng nước. “Thời gian ít nhất phải mất từ 18 - 24 tháng Hiệp định mới có hiệu lực…” - Thứ trưởng khẳng định.

Mở ra nhiều cơ hội
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, tham gia TPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, giúp Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Về mặt kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. “Theo các nghiên cứu này, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP…”, ông Khánh nói.
Đối với xuất khẩu, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada, giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tạo ra “cú hích” lớn. Riêng ngành dệt may, kim ngạch có thể tăng đáng kể. Theo tính toán, cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm các loại. Tương tự dệt may, các mặt hàng giày dép của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tăng đáng kể xuất khẩu. Với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, cơ hội tăng xuất khẩu cũng rất lớn.
Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam và các nước có được cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới, được hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Một số tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã cân nhắc đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu biến Việt Nam trở thành một trong những cứ điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của họ. Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển mạnh hơn, là điều kiện quan trọng để nước ta bước sang giai đoạn phát triển các ngành mới, có hàm lượng công nghệ cao hơn.
Ngoài ra, cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các DN của ta cũng sẽ có điều kiện tham gia vào thị trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada…
Thách thức, có thể kiểm soát được
“Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cũng như của nước ta trong 30 năm đổi mới, hội nhập vừa qua cho thấy mặt thuận lợi là cơ bản, chủ yếu, rủi ro và thách thức là có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức rủi ro và hành động để phòng chống rủi ro, vượt qua thách thức…”- ông Khánh chia sẻ.
Có 2 thách thức lớn về kinh tế được Thứ trưởng chỉ ra. Cụ thể, về thương mại hàng hóa, với một số chủng loại nông sản mà Hoa Kỳ và một số nước khác trong TPP (Ôxtrâylia, Niu Dilân, Chilê) có thế mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà. Đây là những mặt hàng ta đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của báo chí, Thứ trưởng khẳng định ngành chăn nuôi có ít nhất 10 năm để chuẩn bị khi thuế suất về 0%. “Tác động là có nhưng không như người nông dân nghĩ…”- Thứ trưởng khẳng định.
Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp mà bạn hàng TPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta, thí dụ như giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì sản phẩm của ta hướng đến phân khúc thị trường trung bình, trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp. Một số sản phẩm các nước TPP có sản xuất, thuế nhập khẩu của ta đang được duy trì ở mức cao, nhưng việc hạ thuế về 0% chủ yếu sẽ gây giảm thu thuế nhập khẩu là chính, không gây ra sức ép cạnh tranh, bao gồm: bánh kẹo, chất tẩy rửa, đồ trang sức, sản phẩm kim loại (chủ yếu là đồ bếp), điều hòa không khí, đồ nội thất, xe mô-tô phân khối lớn, rượu, thuốc lá.
Về thương mại dịch vụ và đầu tư, ông Khánh cho biết, mở cửa thị trường dịch vụ - đầu tư sẽ không ảnh hưởng tới quyền chủ động của Nhà nước trong quản lý, cụ thể là không ảnh hưởng tới quyền áp dụng các biện pháp quản lý không mang tính phân biệt đối xử, theo các tiêu chí minh bạch, áp dụng chung.
Về lộ trình tiếp theo, Thứ trưởng Khánh cho biết, sau khi kết thúc đàm phán, Việt Nam sẽ cùng các nước TPP phải rà soát pháp lý để bảo đảm lời văn và các biểu cam kết thể hiện đúng kết quả đàm phán; dịch thuật và công bố rộng rãi nội dung Hiệp định, cố gắng hoàn thành trong nửa đầu tháng 10 năm 2015, trên cơ sở hoàn tất sớm rà soát pháp lý. Tiếp đó là dành thời gian thỏa đáng để các đại biểu Quốc hội, người dân và các doanh nghiệp nghiên cứu nội dung Hiệp định và tiến đến ký kết Hiệp định, thực hiện quy trình thông qua Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật từng nước. “Thời gian ít nhất phải mất từ 18 - 24 tháng Hiệp định mới có hiệu lực…” - Thứ trưởng
khẳng định. THANH THANH

bài liên quan
Bộ Công Thương đề ra 6 giải pháp trọng tâm cho năm 2025

Bộ Công Thương đề ra 6 giải pháp trọng tâm cho năm 2025

Với những kết quả đạt được của ngành Công Thương trong năm 2024, Bộ Công Thương cũng đề ra 6 giải pháp trọng tâm cho năm 2025.
Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị các địa phương tiếp nhận Cục Quản lý thị trường

Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị các địa phương tiếp nhận Cục Quản lý thị trường

Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp nhận người, tài sản, dự án đầu tư chuyển tiếp từ các Cục Quản lý thị trường.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Công Thương, ngày 23/12/2024, Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật trong năm 2024.
Bộ Tài chính ủng hộ nhập khẩu bông rơi chải thô

Bộ Tài chính ủng hộ nhập khẩu bông rơi chải thô

Doanh nghiệp sợi OE không thể sử dụng bông rơi chải kỹ để làm nguyên liệu vì giá thành sản phẩm sẽ rất cao, không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài thăm và làm việc tại Phú Thọ

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài thăm và làm việc tại Phú Thọ

Ngày 17/12, Đoàn các Trưởng cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2024 - 2027 do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Phú Thọ.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hà Nội

Trong 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa TP Hà Nội ước tính đạt 17,6 tỷ USD. Trong đó, máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 2,6 tỷ USD, tăng 25,6%.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng nêu 5 nội dung cần phải hoàn thành trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng nêu 5 nội dung cần phải hoàn thành trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ngày 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Cần Thơ lần đầu tiên tổ chức chương trình Tết Tây Đô

Cần Thơ lần đầu tiên tổ chức chương trình Tết Tây Đô

Sở Công Thương TP Cần Thơ phối hợp với các đơn vị tổ chức họp báo thông tin về việc tổ chức Chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 và chương trình Tết Tây Đô năm 2025.
Cẩm Khê (Phú Thọ): Điều tra vụ sản phụ tử vong sau khi sinh

Cẩm Khê (Phú Thọ): Điều tra vụ sản phụ tử vong sau khi sinh

Cơ quan chức năng huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đang tiến hành điều tra vụ việc một sản phụ tử vong sau khi sinh con.
Tin bài khác
Cẩm Khê (Phú Thọ): Điều tra vụ sản phụ tử vong sau khi sinh

Cẩm Khê (Phú Thọ): Điều tra vụ sản phụ tử vong sau khi sinh

Cơ quan chức năng huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đang tiến hành điều tra vụ việc một sản phụ tử vong sau khi sinh con.
Ra quân xử lý hộ kinh doanh bóng cười

Ra quân xử lý hộ kinh doanh bóng cười

Lực lượng chức năng ra quân xử lý các hộ kinh doanh có chứa bóng cười, thuốc lá điện tử, thuốc lá đun nóng…
Cầu Nhơn Trạch nên hình hài sắp nối đôi bờ sông Đồng Nai

Cầu Nhơn Trạch nên hình hài sắp nối đôi bờ sông Đồng Nai

Hiện nay các nhà thầu đang tăng tốc, đẩy nhanh thi công cầu Nhơn Trạch và đường dẫn để kịp thông xe vào 30/4/2025.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 394/KH-UBND ngày 31/12/2024 về việc an toàn lao động, vệ sinh lao động thành phố năm 2025.
Thông tin mới nhất vụ ô tô của Chánh thanh tra huyện đâm trực diện vào đám tang khiến nhiều người bị thương

Thông tin mới nhất vụ ô tô của Chánh thanh tra huyện đâm trực diện vào đám tang khiến nhiều người bị thương

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã có chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND huyện Bình Giang khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm vụ ô tô đâm vào rạp đám tang.
Cục CSGT thông tin về việc "bỏ đếm giây đèn giao thông"

Cục CSGT thông tin về việc "bỏ đếm giây đèn giao thông"

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết việc bỏ đếm giây đèn tín hiệu chỉ là đề xuất và thí điểm diện hẹp, ở một vài nút giao tại TP.Hồ Chí Minh.
Đề nghị mở đèn điều tiết giao thông tại Quốc lộ 51 ở Đồng Nai

Đề nghị mở đèn điều tiết giao thông tại Quốc lộ 51 ở Đồng Nai

Tình trạng tai nạn giao thông tại nút giao giữa Quốc lộ 51 và giáo xứ Hiền Hòa (ấp 3, xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) đã trở nên nghiêm trọng trong những năm qua.
Phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2030

Phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2030

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030.
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".
28 người chết vì tai nạn trong ngày nghỉ Tết Dương lịch

28 người chết vì tai nạn trong ngày nghỉ Tết Dương lịch

Theo Cục CSGT, trong ngày đầu năm, toàn quốc xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người, bị thương 35 người.