Theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2014 đã quy định thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch xây dựng bao gồm Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên, trên thực tế có những quy định của pháp luật về nhà ở đã gây nên những khó khăn, vướng mắc cho quá trình thực hiện tại các địa phương. Trong đó, một dự án ở tỉnh ở Thái Nguyên là điển hình.
Theo Quy hoạch chi tiết 1/500, dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, có diện tích là 12,16ha gồm: Đất cơ quan là 2,05ha; Đất ở là 3,74ha; Đất sử dụng hỗn hợp là 2,92ha; Đất di tích là 0,015ha. Đồng thời, khu phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên có diện tích khoảng 5,56ha nằm trọn trong ranh giới quy hoạch là 12,16ha nêu trên.
Cũng theo quy hoạch chi tiết 1/500 thì khu vực này được phân ra thành 4 khu trung tâm: Quảng trường Võ Nguyên Giáp; Khu phố đi bộ trung tâm; Trụ sở khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên; Khu nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại, văn phòng.
Điều băn khoăn nhất của nhà tư vấn thiết kế quy hoạch, của các ban ngành chức năng thuộc tỉnh và UBND tỉnh Thái Nguyên là: Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì dự án này phải bố trí 20% đất để xây dựng nhà ở xã hội, cụ thể là 0,6ha. Khi lập quy hoạch, các nhà tư vấn cũng đã dành 0,6ha để xây dựng nhà ở xã hội tại dự án này.
Qua nghiên cứu kỹ thì đây là một việc gò ép phải bố trí theo quy định của pháp luật, bởi lẽ nếu xây dựng nhà ở xã hội tại diện tích 0,6ha theo quy hoạch thì sẽ gây ra một số những ảnh hưởng lớn về mỹ quan, về không gian đô thị của toàn bộ dự án.
Nhà ở xã hội không thể có kinh phí đầu tư để phù hợp với các công trình lân cận về mặt kiến trúc, cảnh quan. Diện tích đó phải xây dựng khoảng 200 căn hộ nhà ở xã hội với quy mô dân số khoảng 550 người. Điều này sẽ tạo ra một áp lực về hạ tầng cho khu phố đi bộ. Khu nhà ở này bố trí cạnh trụ sở làm việc các cơ quan của tỉnh cũng không phù hợp cho việc bảo vệ an ninh chính trị.
Mặt khác, theo quy hoạch thì tại khu vực này chỉ được xây dựng nhà 5 tầng với mật độ 35-40%. Như vậy giá thành 1m2 nhà ở xã hội có thể cao hơn 20tr/m2, trong khi giá nhà ở thương mại tại các chung cư cao cấp lân cận cũng chỉ có giá 17tr/m2 và một số vấn đề khác... Như vậy, thì việc xây dựng nhà ở xã hội với 0,6ha tại khu vực này là không hiện thực và khó có thể thực hiện được.
Xuất phát từ những khó khăn trên, UBND tỉnh Thái Nguyên phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để cho phép điều chỉnh quy hoạch. Cụ thể, được chuyển 0,6ha đất về vị trí khác có đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp.
Thông thường, theo quy định của Luật Quy hoạch thì việc điều chỉnh Quy hoạch chi tiết 1/500 thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh hoặc thẩm quyền của UBND cấp huyện tùy theo cấp thành phố.
Tuy nhiên, do Luật Nhà ở năm 2014 quy định tại Điều 16: “Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III thì chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Chính phủ…”. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Nội dung 2 Nghị định này đều quy định phải dành 20% quỹ đất trong các dự án xây dựng nhà ở thương mại có đủ hạ tầng để xây dựng nhà ở xã hội.
Thực tế trong thời gian qua, ngay trên địa bàn Thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác, qua thanh tra kiểm tra đã phát hiện nhiều dự án nhà ở thương mại, có dự án hàng trăm ha, nhưng cũng không bố trí 20% đất cho nhà ở xã hội.
Không rõ những chủ đầu tư, UBND tỉnh có phải xin ý kiến Thủ tướng? Nếu xin, thì vẫn gặp phải những khó khăn, vướng mắc như dự án của tỉnh Thái Nguyên nêu trên, mất nhiều thời gian, giấy mực, công sức để xin điều chỉnh như dự án của Thái Nguyên vừa qua. Điều đó có có thể làm lỡ cơ hội của các nhà đầu tư và dẫn tới dự án không thực hiện hoặc thực hiện kéo dài.
Quay lại dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ cũng đã gửi lấy ý kiến của nhiều Bộ, ngành. Ngày 28/4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 327/TTG-CN về việc chấp thuận điều chỉnh vị trí đối với trường hợp thuộc diện phải bố trí 20% để xây dựng nhà ở xã hội.
Đây là một “quyết định” phù hợp với tình hình thực tế và Luật Nhà ở năm 2014, quyết định này sẽ tạo cơ hội cho Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên sớm triển khai, đáp ứng nguyện vọng của UBND tỉnh, các ban ngành và đông đảo nhân dân thành phố Thái Nguyên.
Cũng về vấn đề này, trong quá trình sửa đổi Luật Nhà ở để trình Quốc hội ban hành vào cuối năm 2023, sau khi nghiên cứu các ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư, các nhà xây dựng, của chính quyền cơ sở, Luật Nhà ở mới đã tiếp thu và hủy bỏ quy định cứng là 20% quỹ đất trong dự án xây dựng nhà ở thương mại để xây dựng nhà ở xã hội.
Việc dành đất để xây dựng nhà ở xã hội sẽ được phê duyệt trong việc phê duyệt quy hoạch xây dựng. Thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo Luật Quy hoạch đô thị. Chúng tôi cho rằng, đây cũng là một đột phá để Luật Nhà ở sửa đổi đi vào cuộc sống, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động.
Dẫn theo link: https://baoxaydung.com.vn/thai-nguyen-mot-quyet-dinh-dieu-chinh-quy-hoach-phu-hop-voi-thuc-te-va-luat-nha-o-353869.html
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng Công an TP Thái Nguyên đã vào cuộc điều tra và tiến hành bắt giữ một sinh viên liên quan đến vụ việc nữ giảng viên bị mất ô tô ngay trong ngày 20/11.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.