Nhiều phụ huynh, giáo viên lớp 1 kêu trời vì bài học thiết kế nặng, quá sức học sinh. Không ít học sinh phải học đến 22 giờ đêm để theo kịp chương trình.
Bài 12, SGK Tiếng Việt 1 thuộc bộ sách “Cánh diều” học về âm “g, “h” có tới 4 phần gồm: làm quen, tìm từ, tập đọc và tập viết. Trong một buổi, học sinh lớp 1 bắt đầu tiếp cận âm, sau đó ghép vần, tìm tiếng có âm. Chỉ sau giờ học làm quen với chữ cái không lâu, trẻ bước ngay vào bài tập đọc “Bé Hà, bé Lê”. Bài tập đọc đưa ra tình huống: “Bé Hà nói với bà bé bị ho. Bà bảo để bà bế bé Lê đã. Sau đó, bé Hà thấy ba về. Ba bế cả bé Hà và bé Lê”.
Chị Nguyễn Thuỳ Dung, có con học lớp 1, Trường Tiểu học Hữu Hoà (huyện Thanh Trì, Hà Nội), cho biết, từ lễ khai giảng đến nay, con chị học đến tuần thứ 3 chưa viết rõ nét chữ đã phải học ghép từ. Một bài học trong SGK Tiếng Việt 1 lồng ghép quá nhiều nội dung: từ tập đọc, viết và trẻ chưa kịp làm quen đã học thẳng đến bài tập đọc. Con học được vài tuần, phụ huynh liên tục nhận được tin nhắn của giáo viên đề nghị kèm cặp, hướng dẫn con học vì câu tương đối dài.
“Chưa kể, bộ sách trường này của NXB Giáo dục TPHCM có những từ ngữ vùng miền như “ba”, mẹ lại phải giải thích “ba” có nghĩa là “bố”. Có những tình huống trong bài tập đọc với trẻ lớp 1, giải thích sẽ vô cùng khó khăn, đòi hỏi phụ huynh phải có khả năng sư phạm”, chị Dung nói.
Trên các diễn đàn mạng, nhiều phụ huynh cũng than phiền SGK Tiếng Việt 1 ở các bộ SGK mới có bài thiết kế dài, rườm rà, quá sức đối với con. “Bắt con đọc, tập viết nhiều, con khóc, mẹ mắng bữa tối nào cũng đánh vật đến 22 giờ đêm như đánh trận”, một phụ huynh nói.
“Chưa kể, bài tập đọc đưa ra không rõ nội dung, ý nghĩa buộc phụ huynh phải lý giải để con hiểu, đòi hỏi phụ huynh cũng phải có trình độ mới hướng dẫn con học được. Cứ nghĩ chương trình giảm tải nhưng học cả ngày trên lớp, tối về mẹ con vẫn phải tập viết, tập đọc đến 10 giờ đêm”, chị Thanh Huyền, một phụ huynh ở Hà Nội, than phiền.Áp lực đè nặng giáo viên, học sinh
Cô H., giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội), nhận định, môn Tiếng Việt hiện nặng hơn trước rất nhiều. Những năm trước, học sinh đông, mỗi ngày dạy 2 âm vần, các em tập đọc, luyện viết đã vất vả. Năm nay, SGK mới, tốc độ sách “đi chữ” quá nhanh, gây khó khăn rất lớn cho cả cô lẫn trò. Phần chữ học mỗi ngày đã khó, mỗi bài học còn có luôn bài đọc khiến học sinh chưa kịp nhớ đã phải chuyển sang bài học khác.
“Kênh chữ cũng nhiều. Trong một buổi sáng, trẻ vừa đọc vừa viết. Vì thế, để đuổi theo chương trình, cô giáo phải nhắn tin nhờ phụ huynh kèm cặp con học thêm buổi tối. SGK mới nói giảm tải nhưng thực tế lại thiết kế bài học nặng, chưa phù hợp với trẻ mới vào lớp 1”, cô giáo H. nói.
Cô Nguyễn Thị Lộc, giáo viên Trường Tiểu học Thạch Xuân (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), cho hay, trước khi dạy, cô được tập huấn SGK mới khá kỹ nên tự tin dạy học. Cô nói rằng, SGK mới được thiết kế rõ ràng, hình ảnh đẹp, ấn tượng, học sinh hứng thú. Tuy nhiên, các bài học khá nặng, đặc biệt là phần âm, chương trình chỉ dành thời lượng 5 tuần để học sinh hoàn thành. “Trong khi học sinh lớp 1 từ mầm non lên tiếp thu lượng kiến thức như vậy là rất lớn. Vì thế, chương trình nặng chứ không phải giảm tải”, cô Lộc nói.
Bà Trần Thị Dung Huế, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Đài (Hà Tĩnh), chia sẻ, trong quá trình tập huấn SGK, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên rất băn khoăn về thiết kế các bài học. Các nhà viết sách lý giải, cách thiết kế bài học như hiện nay chính là thay đổi phương pháp dạy học. Ví dụ, trước đây, học sinh học hết bảng chữ cái “a, b, c” rồi mới ghép vần… thì nay khi học “a” sẽ ghép luôn “bà”, “cá”, “ca”… Cách dạy như vậy vất vả cho giáo viên và học sinh trong thời gian đầu.
Khi nghiên cứu tài liệu dạy học do nhà xuất bản cung cấp, trường cũng thấy có những chỗ không phù hợp với học sinh địa phương. Ví dụ, cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động có chỗ chưa phù hợp với học sinh nông thôn, buộc phải bỏ và chọn cách làm phù hợp. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tích cực, học sinh biết đọc, biết viết sớm là có lợi, đạt mục tiêu sớm hơn chương trình cũ. Tuy nhiên, để làm được như vậy, giáo viên phải được tập huấn kỹ để thay đổi phương pháp dạy học, bà Huế nói.
Với SGK mới, Tiếng Việt 420 tiết tương đương 5 tiết/tuần; Toán 105 tiết, học sinh học 3 tiết/tuần; Đạo đức 35 tiết; Tự nhiên và Xã hội 70 tiết; Giáo dục thể chất 70 tiết; Mỹ thuật, Âm nhạc 70 tiết. Hoạt động giáo dục bắt buộc 105 tiết, số tiết trung bình là 25 tiết/tuần.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Liên hoan hợp xướng thành phố Thủ Đức năm 2024 là dịp để lan toả, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các trường học và các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.