Thượng tá Trịnh Xuân Hảo (từng công tác trong Đoàn nghệ thuật Binh chủng Tăng - Thiết giáp) - một cái tên không còn xa lạ với khán giả truyền hình khi xuất hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng. Mới đây, anh vinh dự giành giải thưởng cao nhất cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống đại dịch với chủ đề “Giai điệu nơi tuyến đầu”.
Nhằm động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu và chiến thắng Covid-19, cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống đại dịch với chủ đề “Giai điệu nơi tuyến đầu” và “Thời khắc khó quên" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Vượt qua 1.296 ca khúc của gần 935 nhạc sĩ chuyên và không chuyên trên toàn quốc, tác phẩm “Hẹn ngày chiến thắng” của nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo, thơ Nguyễn Hoàng Yến và ca sĩ NSƯT Đăng Dương thể hiện đã vinh dự giành giải Nhì chung cuộc (không có giải Nhất). Niềm vui của nhạc sĩ như được nhân đôi khi là tác phẩm duy nhất được dàn nhạc bán cổ điển trình diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội và VOV đưa vào kho lưu trữ âm nhạc Quốc gia.
Ca sĩ Đăng Dương thể hiện truyền cảm ca khúc “Hẹn ngày chiến thắng”
Bật khóc khi viết ca khúc “Hẹn ngày chiến thắng”
Một ngày cuối tuần ở Hà Nội, tôi có dịp gặp và trò chuyện với Thượng tá, nhạc sĩ, diễn viên Trịnh Xuân Hảo (SN 1975, quê Bắc Giang) tại một quán cà phê trên đường Hoàng Quốc Việt theo lịch hẹn trước đó. Không gian thoáng mát, view đẹp cùng tiếng nhạc nhẹ nhàng, thoang thoảng mùi thơm cafe .... đã làm khung cảnh trở nên thơ mộng hơn.
Nét giản dị, mộc mạc đậm chất lính Tăng, nụ cười xen kẽ với từng câu nói đi vào lòng người... là “phác thảo” đầu tiên khi tôi gặp và trò chuyện với Thượng tá, diễn viên, nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo (SN 1975, quê Hiệp Hòa, Bắc Giang).
Anh vui vẻ trải lòng: “Vui lắm, đó là giải thưởng cao quý, danh giá. Tôi nghĩ, cuộc thi có nhiều người tài giỏi, tác phẩm hay nhưng mình đứng vào hàng ngũ nhận giải là rất may mắn. Hơn nữa, khi biết ban giám khảo đều là những thành viên gạo cội, công tâm, tôi càng thấy vinh dự biết nhường nào”.
Lời ca trong “Hẹn ngày chiến thắng” cổ vũ tinh thần chống dịch, khẳng định niềm tin, sức mạnh chiến thắng, mang lại giá trị động viên lực lượng tuyến đầu thêm nghị lực, lạc quan; Giai điệu hào hùng, ca từ gần gũi, ý nghĩa gây xúc động và góp phần tô đẹp hình ảnh người chiến sĩ trên mặt trận “không bom đạn”.
Về hoàn cảnh ra đời tác phẩm, nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo chia sẻ: “Vào một buổi tối, tôi đọc một bài thơ trên mạng, cảm thấy hay nên đã ngồi chép ra giấy. Lời thơ cũng đã canh cánh trong lòng từ lâu, ý tưởng phổ nhạc cho bài thơ dần hình thành và tôi đã viết những nốt nhạc đầu tiên cho tác phẩm trong khoảng thời gian 3 tiếng.
Viết xong, tôi hát lại và bật khóc về những câu từ trong bài. Rồi sau đó, tôi gọi điện cho ca sĩ Đăng Dương để trao đổi về nhạc phẩm này vì trong tôi, anh Dương là người có giọng hát đẹp, hơi thở tốt, sự vạm vỡ, nam tính, phù hợp với ca khúc. Khi được anh đồng ý thể hiện, tôi bắt tay vào quá trình phối âm. Anh Đăng Dương bày tỏ với tôi, đây là lần đầu tiên anh hoàn thành bài hát nhanh và mang đến nhiều cảm xúc nhất”.
“Ra đời vào ngày 11/9/2021, Hẹn ngày chiến thắng đã mang đến cho tôi biết bao cảm xúc vui, buồn và những phút giây vỡ oà trong niềm vui, chút tự hào và hạnh phúc. Tác phẩm như tri ân những đoàn quân ưu tú Miền Bắc vượt hiểm nguy, gian khó để chi viện cho Miền Nam” - nhạc sĩ xúc động.
Trước khi MV được tung ra, nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo đã tìm và liên hệ qua điện thoại với tác giả bài thơ Hẹn ngày chiến thắng là nhà thơ Nguyễn Hoàng Yến, hiện đang công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
Giải thưởng cao quý, danh giá mà nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo nhận được.
Bên cạnh những câu thơ giàu cảm xúc là hình ảnh đội ngũ y, bác sĩ bịn rịn, bùi ngùi cùng những giọt nước mắt chia tay gia đình, người thân vào Nam chống dịch; Hình ảnh các chiến sĩ quân đội lên đường, chung tay góp sức trong trận chiến với “giặc” Covid-19. Khi vào chống dịch ở miền Nam, họ giơ lên những nắm tay thể hiện sự quyết tâm và niềm tin chiến thắng:
“Ngày lên đường con vẫn chưa gặp mẹ
Sợ biết rằng mẹ sẽ khóc thương con
Tổ quốc gọi tên con vào với Sài Gòn
Cùng đồng đội con và bao đoàn quân nữa”.
Không màu mè, phức tạp, MV được thực hiện khá đơn giản với khung hình ca sĩ hát và lồng ghép những hình ảnh trong quá trình đất nước chống dịch Covid-19. Anh Hảo cho rằng, giai điệu bài hát thật đẹp, hào hùng; Ca từ đắt giá, bao hàm rộng lớn về giá trị nội dung truyền tải, không khô cứng, khẩu hiệu... đã chạm đến trái tim của hàng triệu người và bất cứ người nghe khó tính nào cũng để lại cảm xúc.
Có lẽ, tuy khác nhau về thế hệ, tuổi tác, nghề nghiệp.... nhưng tôi và anh lại có chung niềm đam mê: Âm nhạc.
Nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo muốn chuyển tải ca từ bài hát thành một câu chuyện về những người con từ miền Bắc đi vào chi viện cho tâm dịch miền Nam. Từ lúc tạm biệt, lúc lên đường và tiếng gọi Tổ quốc, vào tâm dịch như thế nào, chiến đấu, nguy hiểm ra sao và hẹn ngày chiến thắng trở về. Thông qua bài hát, nhạc sĩ muốn góp chút sức lực nhỏ bé để cùng với cả dân tộc cổ vũ tinh thần chống dịch.
Với những hình ảnh, lời ca, giai điệu da diết giàu cảm xúc, nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo cùng với các nghệ sĩ thực hiện MV “Hẹn ngày chiến thắng” mong muốn mang đến cho người nghe món ăn tinh thần trong những ngày đại dịch. Đồng thời cổ vũ, động viên tinh thần đối với những người trong trận tuyến chống Covid-19.
Dù giành giải cao nhất cuộc thi nhưng nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo vẫn cho rằng, bài hát “Hẹn ngày chiến thắng” rất “long đong”. Lý giải điều này, nhạc sĩ cho biết: “Có một số ý kiến, bài thơ đã có người phổ nhạc và hát nên tôi có ý định không thu âm gửi dự thi. Đến những ngày gần cuối hạn nộp tác phẩm, được một người bạn khuyên làm hồ sơ tham dự và tôi đã đến trực tiếp Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nộp”.
8 nghệ sĩ nổi tiếng tham gia trong MV ca nhạc "Dòng máu Việt Nam".
Nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo từng gây chú ý với hai MV tri ân, cổ vũ tinh thần những người ở nơi tuyến đầu chống dịch: “Bộ đội xe tăng - đánh tan giặc dịch” và “Dòng máu Việt Nam”. Giai điệu tự hào, ý nghĩa trong hai sáng tác này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ, đón nhận từ khán giả.
Từng nhịn ăn, làm thêm kiếm tiền theo đuổi đam mê nghệ thuật
Trinhj Xuân Hảo hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp với vai trò nhạc sĩ, từng công tác tại đoàn nghệ thuật Tăng - Thiết giáp. Anh còn chuyên phối khí cho nhiều ca sĩ và biên tập nhạc phim. Khán giả yêu điện ảnh, âm nhạc Việt Nam không còn xa lạ với diễn viên Trịnh Xuân Hảo qua các bộ phim như Đảo chìm, Màu của tình yêu, Cảnh sát hình sự, Luật đời, Tình yêu không hẹn trước, Mặt nạ da người, Quỳnh Búp bê…
Tốt nghiệp loại Giỏi trường Cao đẳng Sư phạm nhạc họa Trung ương (nay là trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương), khi chuẩn bị nhận quyết định dạy âm nhạc tại một trường THCS ở Hà Nội thì biết thông tin đội nghệ thuật Binh chủng Tăng - Thiết giáp (nay là đoàn nghệ thuật Binh chủng Tăng - Thiết giáp) tuyển diễn viên, anh đã liều lĩnh nộp hồ sơ vào. Thế rồi, anh vỡ òa cảm xúc khi trúng tuyển và niềm đam mê nghệ thuật trong anh cũng bắt đầu từ đây.
Vào đây, anh Hảo được tiếp cận, đi nhiều nơi trải nghiệm. Với mong muốn trau dồi hơn trong nghệ thuật, ngày đi diễn phục vụ trong quân đội, tối đến, anh thuê đàn organ đánh ở quán cà phê, quán bar.... Ngày đó, vì đội nghệ thuật không đông nên mỗi lần đi biểu diễn phục vụ bộ đội, anh chủ yếu đệm đàn.
Vai diễn trong phim Quỳnh Búp bê đã làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo.
Anh Hảo nhớ lại: “Có hôm, thuê đàn đi đánh mà tiền không đủ mua xăng, cũng có hôm bản thân phải nhịn ăn lấy tiền thuê đàn. Hồi đó, tiền xát xê 30 nghìn/buổi, thuê đàn hết 15-20 nghìn, tiền xe ôm 10 nghìn nhưng tôi vẫn thuê đàn để đi làm thêm và bản thân không bao giờ hối hận vì chỉ có cách đó mới nâng cao được tay nghề.
Còn nhớ, một lần ở quán cà phê, tôi đánh bài Em ơi Hà Nội phố, khách nhận xét dở quá nên có người lại đổ cả cốc kem vào đàn. Tôi đã khóc vì không có tiền mua đàn và đó là đàn thuê, đàn mượn”.
Khó khăn là vậy nhưng anh Hảo luôn học hỏi và đúc rút kinh nghiệm từ những thế hệ đi trước. Không chỉ vậy, anh còn tự mày mò nghiên cứu, làm thêm kiếm tiền nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật. Theo anh Hảo, khi âm nhạc vang lên thì mọi mệt mỏi đều tan biến hết.
Thương tá Trịnh Xuân Hảo cho biết: “Âm nhạc đưa tôi đến với điện ảnh. Những lúc đi đánh đàn đã gặp nhiều diễn viên và một lần, tôi được tiếp xúc với NSND Quốc Trị. Về sau, NSND Quốc Trị mời tôi vào vai đảo trưởng Việt - vai chính trong bộ phim Đảo chìm của điện ảnh Quân đội. Cũng từ đây, tôi có đam mê nữa là phim ảnh”.
Hoạt động nghệ thuật trong Quân đội, đi làm thêm kiếm tiền, đóng phim... đã khiến bạn bè trong đơn vị cho rằng anh “chân trong, chân ngoài” nhưng họ không nghĩ rằng, trái tim của anh Hảo rất yêu Tăng - Thiết giáp, yêu quân đội. Tình yêu và đam mê nghệ thuật của anh Hảo lớn dần từng ngày. Đối với nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo, chỉ có duy nhất con đường theo đuổi là nghệ thuật.
Thượng tá, nhạc sĩ, diễn viên Trịnh Xuân Hảo và bà xã - thiếu tá Thu Hà từng cùng công tác tại Đoàn nghệ thuật Tăng thiết giáp.
Khi PV hỏi về vai diễn anh nhớ nhất, Nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo bày tỏ: “Phim Đảo chìm là bộ phim đầu tiên tôi tham gia nhưng năm 2018, vai diễn chồng hờ Lan Cave (Thanh Hương) trong phim Quỳnh Búp bê là vai diễn ảnh hưởng đến khán giả và để lại ấn tượng sâu sắc nhất, cũng là vai diễn làm nên tên tuổi của tôi”.
Có lẽ vì diễn quá đạt nên tôi bị khán giả phẫn nộ, chửi bới, đe dọa. Tuy nhiên, ở đời thường, anh Hảo lại có tính cách hoàn toàn trái ngược với nhân vật trong phim. Nam nhạc sĩ quê Bắc Giang này được mọi người nhận xét có nhiều đức tính tốt, rất giản dị, nhiệt tình, vui vẻ...
Là một “cây organ”, diễn xuất và sáng tác, anh Hảo còn lấn sân với vai trò nhà sản xuất, đạo diễn nhiều phim ngắn như “Quỳnh bấp bênh”, “Ra phố tìm con” và các dự án MV ca nhạc khác.
Sau 26 năm phục vụ nghệ thuật trong quân đội, được sự đồng ý của cơ quan, ngày 1/8/2021, Thượng tá Trịnh Xuân Hảo viết đơn xin nghỉ hưu sớm để chuyên tâm cho nghệ thuật.
Gia đình của nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo.
Xin nghỉ hưu sớm, vợ anh - chị Lường Thu Hà (công tác tại đoàn nghệ thuật Tăng - Thiết giáp) không phản đối. Được biết, chị Hà luôn đồng tình, ủng hộ mọi quyết định của chồng và thông cảm dù kết quả ra sao. Đến nay, sau hơn 20 năm cùng xây dựng hạnh phúc gia đình, nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo và Trung tá Lường Thu Hà đã có nếp có tẻ.
Giờ đây, khi phòng thu đang trong giải đoạn sửa chữa để phục vụ cho công việc thu âm, anh Hảo hy vọng đại dịch Covid-19 nhanh hết để những người nghệ sĩ được hoạt động bình thường. “Nghề của tôi là xã hội cũng phát triển và cuộc sống cũng trở nên tươi đẹp, yên bình. Những người nghệ sỹ mong xã hội giàu có, văn minh là thật nhất, lúc đó họ mới được vẫy vùng trong nghệ thuật” - nhạc sĩ Trịnh Xuân Hảo bày tỏ.
Bằng "dàn nhạc" kết nối 4 nhạc cụ để có thể chơi cùng lúc, anh Phạm Ngọc Dũng (nghệ danh Nguyệt Ca) đã khiến nhiều người thích thú với bài hát "Những bông hoa nơi tuyến đầu" mang thông điệp tích cực cổ vũ y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.
Bằng "dàn nhạc" kết nối 4 nhạc cụ để có thể chơi cùng lúc, anh Phạm Ngọc Dũng (nghệ danh Nguyệt Ca) đã khiến nhiều người thích thú với bài hát "Những bông hoa nơi tuyến đầu" mang thông điệp tích cực cổ vũ y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19.
Để tham gia, người dùng mạng internet truy cập vào trang web “httpsvietnamstrong.mvideo.com.vn”, cung cấp tên, hình ảnh đại diện, lựa chọn phiên bản và thông điệp cảm ơn theo ý muốn.
Trong những ngày Tết Nguyên đán, lực lượng y, bác sĩ ở tuyến đầu ngăn dịch tại tỉnh Bình Phước vẫn miệt mài làm việc, đêm ngày túc trực, chăm sóc, chữa trị người nhiễm COVID-19. Tết này, họ phải gác nỗi nhớ mâm cỗ cúng giao thừa bên gia đình vì bệnh nhân luôn cần họ.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.