Phim Việt “lật mình” thu hút khán giả tại các rạp chiếu phim
Một số bộ phim được ra mắt công chúng vào đầu năm nay và thu hút được sự chú ý từ đông đảo khán giả. |
Đầu năm 2024, phim điện ảnh Việt đã có những bước tiến làm khuấy động thị trường với hàng loạt những bộ phim hot thu hút khán giả và đạt được nhiều doanh thu tại các phòng vé.
Sau sự thành công của bộ phim “Nhà bà Nữ”, năm 2024, Trấn Thành tiếp tục công chiếu bộ phim “Mai” vào dịp Tết Nguyên đán. Sau khi ra mắt, “Mai” đã gặt hái được thành tích đáng kể với doanh thu hơn 500 tỷ đồng tính đến ngày 19/3/2024.
Một số bộ phim được ra mắt công chúng vào đầu năm nay và thu hút được sự chú ý từ đông đảo khán giả. |
Phim “Quỷ cẩu” của đạo diễn Lưu Thành Tuân được công chiếu vào cuối năm 2023 tính đến đầu năm 2024 vẫn thu hút đông đảo khán giả đã đạt hơn 108 tỷ đồng doanh thu phòng vé.
Dù ra mắt vào cuối năm 2023 những “Quỷ Cẩu” vào có sức hút nhất định vào đầu năm 2024. |
Một trong những bộ phim do dòng phim Nhà nước đầu tư tạo nên một làn sóng săn lùng vé vô cùng lớn đó là bộ phim “Đào, phở và piano” do đạo diễn Phi Tiến Sơn thực hiện. Chủ đề lịch sử là một chủ đề khô khan, khó thu hút được người xem. Nhưng “Đào, phở, piano” đã phá kỉ lục phòng vé về phim liên quan đến lịch sử văn hóa tại Việt Nam.
Vào ngày 20/2, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đã cắt đi 10 suất chiếu phim “Mai” để mở thêm suất chiếu cho “Đào, phở và piano”. Để đáp ứng thị hiếu của khán giả, chiều cùng ngày Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xác nhận có thêm hai hệ thống nhận trình chiếu phim. Tuy nhiên, các phòng chiếu lúc nào cũng trong tình trạng “cháy” vé do lượng khán giả quá lớn.
Chị H.A chia sẻ: “Sau kì nghỉ Tết xong, mình rất háo hức để đi xem phim “Đào, phở, piano”. Mình có xem được những video ngắn trên titok về bộ phim này. Cá nhân mình là người thích lịch sử Việt Nam nên quyết định đi mua vé bằng được. Nhưng các phòng vé lúc nào cũng full. Mình phải đi gần hết các rạp chiếu mới săn được 4 tấm vé. Sau khi xem xong phim mình cảm thấy khá là xúc động và ấn tượng với dòng phim về lịch sử này”.
Bác B.L cho biết: “Mặc dù là bộ phim lấy cảm hứng từ đề tài văn hóa lịch sử, có thể kĩ xảo không được như những bộ phim nước ngoài, nhưng chính điều đó lại khiến tôi cảm thấy gần gũi, tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ nền độc lập. Rất đáng để đi xem”.
Tính đến sáng ngày 5/3, doanh số phòng vé của bộ phim “Đào, phở và piano đã đạt được hơn 11,8 tỷ đồng. Đây là hiện tượng chưa từng có đối với một bộ phim có đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, và được Nhà nước đầu tư vốn sản xuất. Mặc dù trước đó đã có không ít tác phẩm phim được dàn dựng ý tưởng từ văn hóa lịch sử nhưng không được khán giả quan tâm.
Theo Tiến sĩ Trần Bạch Dương cho biết: “Đầu năm 2024, điện ảnh Việt bùng nổ với hàng loạt những bộ phim nổi tiếng trong đó có bộ phim “Đào, phở và piano” đã sử dụng yếu tố lịch sử văn hóa để dựng phim và được khán giả quan tâm. Những lí do khiến bộ phim này trở nên hấp dẫn thứ nhất tác phẩm đã gợi lên được chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam. Thứ hai, chẳng mấy khi mà người ta lại được xem một bộ phim điện ảnh nội dung trở về những thời đầu của cách mạng nên sự hấp dẫn một gia vị mới lạ khiến khán giả thích thú. Và không thể không kể đến những bài đăng của những tiktoker hay youtuber trên các nền tảng mạng xã hội”.
Bên cạnh sự bùng nổ của “Đào, phở và piano”, một bộ phim khác cùng chủ đề là “Hồng Hà nữ sĩ” tuy không hot bằng nhưng cũng thu hút được sự chú ý từ công chúng |
Sự thay đổi nhưng thiếu bền vững của điện ảnh Việt
Tổng doanh thu của phim Việt mặc dù đã tăng cao nhưng chủ yếu tập trung vào một số bộ phim tiêu biểu gắn với những nhà sản xuất có tên tuổi trong giới nghệ sĩ.
Điều này cho thấy sự phát triển chưa đồng đều, thiếu bền vững giữa các tác phẩm được công chiếu tại rạp và trong tổng thể phim điện ảnh của Việt Nam.
Để tránh đối đầu với “Mai” của Trấn Thành, “Sáng đèn” dự định sẽ ra rạp vào mùng 1 Tết đã dời thời gian trình chiếu đến ngày 22/3, tuy nhiên với nội dung hoài cổ nên “Sáng đèn” khó có thể tiếp cận đến nhóm công chúng trẻ. |
Với tác phẩm “Nhà bà Nữ”, “Mai” được hơn 5 triệu vé do đẩy mạnh truyền thông, nội dung bộ phim hướng đến khách hàng mục tiêu là giới trẻ hiện nay.
Còn những bộ phim được Nhà nước đầu tư và chứa yếu tố lịch sử thì đây là một bài toàn khó. Phim điện ảnh Việt Nam chưa thể thể hướng đến thị hiếu của công chúng - yếu tố đầu tiên do hạn chế về truyền thông và kỹ xảo vẫn chưa tạo được ấn tượng với khán giả.
Tiến sĩ Lê Thị Cúc chia sẻ: “Điện ảnh của Việt Nam liên quan đến chủ đề văn hóa lịch sử chưa tạo được ấn tượng với công chúng. Về chủ quan, muốn truyền tải được những thông điệp với giá trị lịch sử văn hóa trong bộ phim thì buộc phải có kiến thức về lịch sử văn hóa để lên ý tưởng cho tổng thể bộ phim. Về khách quan là một nhà sản xuất một phim thì ai cũng muốn hướng đến lợi nhuận nên họ sẽ định hướng làm một bộ phim ăn khách với hình thức đẹp, không cần phải quá đầu tư về nội dung. Cho nên tạo ra một xu hướng không có sự đồng bộ và phát triển chưa đồng đều giữa các tác phẩm phim”.
Tuy đã ra rạp được khoảng nửa tháng nhưng “Quý cô thừa kế 2” không nhận được quá nhiều sự quan tâm của công chúng do nhiều nguyên nhân và có nguy cơ lỗ nặng. |
“Điện ảnh Việt đã có nhiều sự thay đổi đáng kể tuy nhiên chỉ tập trung ở một số bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng và điều này thường được nhà làm phim tư nhân chú trọng hơn. Để sản xuất một bộ phim thì kinh phí rất lớn, nên rất ít nhà sản xuất phim tư nhân có thể giữ vai trò của một sở bộ ngành, đặc biệt là những phim về yếu tố lịch sử. Phim Việt không chỉ thiếu sự bền vững mà còn thiếu hướng đi mang tính chiến lược. Vì vậy, nên có sự kết hợp giữa Nhà nước và tư nhân để tạo nên một hướng đi mới, một xu hướng mới giúp điện ảnh Việt Nam có thể phát triển đồng đều và tốt hơn”, Tiến sĩ Trần Bạch Dương nhấn mạnh.
Tags: