Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 22 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 22°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Sự nghiệp cách mạng lẫy lừng của chí sĩ họ Trần

Văn hóa
20/04/2017 13:59
Đông Sơn
aa
Một đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, góp công lớn cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám nơi đất Sài Gòn, nhà cách mạng họ Trần từng nhiều lần vào tù ra khám, nhưng chí bền lòng không nao. Ở ông, thời chiến cũng như thời bình, luôn rực cháy tinh thần tận hiến vì nước.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và GS Trần Văn Giàu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và GS Trần Văn Giàu.

Như ta đã biết, sau khi bị trục xuất về nước năm 1930, Trần Văn Giàu về nước. Từ tháng 8/1930, bắt đầu ông hoạt động cho Đảng Cộng sản Việt Nam (hai tháng sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương).

Bốn phen vào tù, ra khám

Đầu năm 1931, Trần Văn Giàu lại bí mật sang Pháp lần thứ hai. Tại Marseille, anh biên tập bài vở cho báo “Vô sản” của Đảng bộ Cộng sản ở Marseille.

Trong thời gian 1931-1933, nơi đất Liên Xô, Trần Văn Giàu theo học trường Đại học Phương Đông tại Moscow.

Đầu năm 1932, tham gia dự thảo “Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương”. Đến cuối năm 1932, Trần Văn Giàu rời Moscow qua Paris rồi về Sài Gòn hoạt động.

Từ thời điểm ấy cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhà cách mạng họ Trần biết bao phen phải vào tù, ra khám bởi hoạt động cách mạng của mình.

Đầu tiên là ngày 13/2/1933 bị bắt nhưng không mang theo tài liệu nào nên chỉ bị Tòa Thượng thẩm Sài Gòn kêu án 5 năm tù treo vì tội vô gia cư.

Lần thứ hai nhằm ngày 13/10/1933 bị bắt tại Bà Hom, Chợ Lớn vì sử dụng thẻ thuế thân của người khác. Ngày 30/12/1933, bị Tòa tiểu hình Sài Gòn kết án 18 tháng tù và 5 năm biệt xứ.

Đến ngày 13/2/1934 thì được trả tự do. Cứ mỗi lần ra khỏi nhà lao, là Trần Văn Giàu lại tiếp tục hoạt động cách mạng.

Sau khi sang Macau dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1935 rồi về nước, thì đến ngày 19/4/1935, Trần Văn Giàu bị bắt ở Sài Gòn. Ngày 25/6/1935, bị Tòa án Sài Gòn kết án 5 năm tù giam và 10 năm biệt xứ vì tội lật đổ chính quyền.

Trong thời gian bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, Trần Văn Giàu đã lãnh đạo cuộc tuyệt thực phản đối cùng 30 tù nhân chính trị ngày 28/7/1935. Ngay sau đó, chiều ngày hôm sau, đã bị đưa xuống tàu đày ra “địa ngục trần gian” Côn Đảo.

Nhưng máu nóng cách mạng thì nào có gông cùm nào giam giữ, chế ngự cho nổi. Tại đảo Côn, Trần Văn Giàu tham gia lãnh đạo tiếp cuộc tuyệt thực và chống khổ dịch của 2.000 tù nhân chính trị và thường phạm ở đây ngày 4/1/1936. Bị giam nơi đây gần chót năm, Trần Văn Giàu lại bị đưa quay về đất liền, giam nơi Khám Lớn Sài Gòn.

Qua hai lần bị giam nơi Khám Lớn, ấn tượng về Trần Văn Giàu đối với người Pháp, có thể thấy qua lời chúa ngục Kerjean trong báo cáo cho Thống đốc Nam Kỳ Pagès là “Tổng đại diện tù Trần Văn Giàu tuyên bố tất cả tù chính trị tuyệt thực vì phần thịt không đủ… Vụ này có thể tên Giàu khởi xướng để huấn luyện các tù mới tới. Tôi đề nghị cô lập tên Giàu càng sớm càng tốt”.

Đến khi mãn hạn tù tháng 4/1940, 9 ngày sau họ Trần lại bị đưa đi an trí tại căng Tà Lài nơi Định Quán, Biên Hòa. Nơi căng Tà Lài tháng 3/1941, Trần Văn Giàu cùng 7 bạn tù vượt ngục thành công. Từ đây, ông cùng nhiều đồng chí gây dựng lực lượng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Khi nhận xét về quãng thời gian ăn cơm tù của họ Trần, bài viết “Trần Văn Giàu, một nhân cách lớn trong cách mạng và khoa học” đã ghi tổng kết rằng: “Gần trọn 7 năm sống trong nhà tù của thực dân Pháp, từ Khám lớn Sài Gòn, Côn Đảo đến ngục Tà Lài, ông đều là một nhân vật “cứng đầu”, “lắm lý sự”, dẫn đầu trong các cuộc đấu tranh và luôn được bạn tù tôn làm tổng đại diện (délégué génénal)”.

Ảnh căn cước Trần Văn Giàu tại trại giam Tà Lai.
Ảnh căn cước Trần Văn Giàu tại trại giam Tà Lai.

Dấu ấn Cách mạng tháng 8 đất Sài Gòn

Ra khỏi Tà Lài, Trần Văn Giàu quay về với hoạt động cách mạng, Xứ ủy Nam Kỳ được tái lập sau Hội nghị Chợ Gạo, Mỹ Tho tháng 10/1943.

Ông cùng ban lãnh đạo Xứ ủy mở rộng cơ sở, phát triển lực lượng cách mạng, xuất bản báo “Tiền phong” tuyên truyền, vận động. Trước khi Cách mạng tháng 8 diễn ra trên cả nước, nơi đất Nam Bộ, Trần Văn Giàu hoạt động mạnh mẽ.

Nhật đảo chính Pháp tháng 3/1945, rồi Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 14/8/1945, tình thế cách mạng thay đổi liên tục có lợi cho ta. Như cơn lốc cuốn, lần lượt từ Bắc vào Nam, khởi nghĩa từng phần rồi tổng khởi nghĩa cứ như nước triều dâng.

Theo nghiên cứu “Dũng khí và sáng tạo, nét đặc sắc hoạt động lãnh đạo của đồng chí Trần Văn Giàu trong khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn và Nam Bộ năm 1945”, ta được biết trước và trong khi Cách mạng tháng 8 diễn ra, thì đón thời cơ thuận lợi, “Từ ngày 16/8 đến ngày 24/8, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Nam Bộ, đồng chí Trần Văn Giàu đã ba lần tổ chức Hội nghị ở Chợ Đệm (nay thuộc huyện Bình Chánh) để bàn kế hoạch tổng khởi nghĩa”.

Chính Trần Văn Giàu là người đề nghị Tỉnh ủy Tân An làm khởi nghĩa “thí điểm” và giành thắng lợi, tạo đà cho ngày 25/8 lịch sử ở Sài Gòn.

Nhận thấy thời cơ giành độc lập dân tộc đã tới, nơi đất Nam Bộ, tối ngày 23/8, Ủy ban hành chính lâm thời Nam Bộ được thành lập, gọi tắt là Lâm ủy Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Dưới sự điều khiển của nhà cách mạng Trần Văn Giàu, ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thành công ở Sài Gòn.

Theo kế hoạch đã định, sáng sớm ngày 25/8, quần chúng Sài Gòn-Chợ Lớn và các tỉnh lân cận kéo vào thành phố, hô vang các khẩu hiệu “Việt Nam hoàn toàn độc lập”, “Tất cả chính quyền về tay Việt Minh”… Lực lượng cách mạng làm chủ thành phố mà không gặp trở ngại gì. Thắng lợi của Sài Gòn tạo điều kiện thuận lợi để các tỉnh Nam Bộ sau đó lần lượt được giải phóng.

Ngày 2/9/1945, trong khi nơi Quảng trường Ba Đình của Hà Nội, Tuyên ngôn độc lập được vang lên tuyên bố trước quốc dân và quốc tế về việc ra đời nước Việt Nam mới, thì ở Sài Gòn, dưới sự chỉ đạo của Bí thư Xứ ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính Nam Bộ Trần Văn Giàu, hơn 1 triệu đồng bào Nam Bộ tổ chức cuộc mít tinh lớn chào mừng ngày Độc lập, và cũng trong dịp này, ông dự báo trước sự trở lại của thực dân Pháp khi kêu gọi đồng bào: “Việt Nam yêu quý của chúng ta đang gặp một tình cảnh nguy nan”... “hãy sẵn sàng chiến đấu! Hễ gặp dịp thì hiến thân cho nước”…

Dấu ấn Trần Văn Giàu với Cách mạng tháng 8 là như thế đó.

GS Trần Văn Giàu.
GS Trần Văn Giàu.

Tận hiến của cải

Trước khi mất, những mong nâng cao dân trí cho người dân quê hương, GS Trần Văn Giàu đã gửi tặng toàn bộ số sách trong thư viện cá nhân của mình cho Thư viện tỉnh Long An.

Theo bài viết “Quê hương, gia đình và tuổi thơ” viết về GS Giàu, thì “Ngày 28/8/2011 cán bộ thư viện tỉnh đã chuyển toàn bộ sách của bác Sáu về Long An. Gần 3.000 bản sách đã được phân loại, xử lý nghiệp vụ và đưa vào Thư viện tỉnh Long An để phục vụ nhân dân tỉnh nhà”.

Bài viết “Có một giải thưởng Trần Văn Giàu” của Tô Bửu Giám, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu cho biết, tâm nguyện cuối đời của nhà khoa học họ Trần, ấy là thành lập Ủy ban giải thưởng Trần Văn Giàu về hai lĩnh vực: Sử học và lịch sử tư tưởng khu vực Nam Bộ.

Tiền thưởng của giải thưởng này theo “Quy chế quản lý quỹ giải thưởng Trần Văn Giàu” là: “được hình thành từ tiền đóng góp riêng của Giáo sư Trần Văn Giàu và của đồng bào, của các tổ chức kinh tế-xã hội trong nước và người Việt Nam ngoài nước, từ nguồn thu bản quyền các trước tác của Giáo, các giải thưởng mà Giáo được tặng”.

Vậy tiền đóng góp riêng của GS Giàu từ đâu ra. Ngược lại thời gian khi đất nước mới thống nhất, lúc ấy, vợ chồng GS Trần Văn Giàu được Thành ủy TP Hồ Chí Minh cấp cho căn nhà số 70 đường Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch) để sinh sống.

Đất ở quận trung tâm thành phố dĩ nhiên là rất có giá trị nhưng năm 2001, GS Giàu đã bán căn nhà ấy, dành lại một phần tiền mua căn nhà khác ở đường Lý Thường Kiệt, Quận 11 làm nơi ở, lưu niệm, số tiền còn lại trị giá hơn 1.000 cây vàng chính là tài sản GS Giàu dùng để lập nên giải thưởng cao quý mang tên ông.

Việc lập giải thưởng Trần Văn Giàu là tâm nguyện cuối đời của nhà khoa học lớn họ Trần khuyến khích các nhà khoa học lịch sử, nhà triết học trẻ đóng góp nhiều hơn nữa, góp phần vào sự phát triển của khoa học lịch sử, triết học vùng đất Nam Bộ nói riêng (tính cụ thể là khu vực B2 trong kháng chiến, gồm cả Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, bao gồm Ninh Thuận, Bình Thuận trở vào), Việt Nam nói chung.

Đến nay, giải thưởng Trần Văn Giàu đã phát hiện, ghi nhận nhiều công trình có giá trị lớn...

bài liên quan
Pharmacity đạt top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2024

Pharmacity đạt top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2024

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 /12 vừa qua - Pharmacity, chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tự hào thông báo về việc đạt Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024 do KPMG bình chọn. Xếp hạng thứ 8, tăng 38 bậc so với năm 2023, Pharmacity là đơn vị bán lẻ dược phẩm duy nhất đạt được danh hiệu này, khẳng định vị thế dẫn đầu và cam kết mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Vinh danh, trao giải các tác phẩm báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông

Vinh danh, trao giải các tác phẩm báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông

Tối 8/12, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Lễ trao giải Báo chí năm 2024. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ GTVT; đồng chí Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cùng các ủy viên Ủy ban ATGT Quốc gia; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, các ban ATGT địa phương và các tác giả có các tác phẩm đạt giải.
Perfect Global Việt Nam vinh danh đại lý kinh doanh xuất sắc

Perfect Global Việt Nam vinh danh đại lý kinh doanh xuất sắc

Chương trình đại hội khởi động với chủ đề "Kỷ nguyên Perfect - Vươn tới đỉnh cao" vào ngày 26/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội thu hút hàng trăm khách hàng tham gia. Chương trình đã vinh danh nhiều đại lý, khách hàng… có thành tích trong kinh doanh.
Thực hiện Chỉ thị 30 nâng cao chất lượng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực hiện Chỉ thị 30 nâng cao chất lượng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty than Khe Chàm – TKV thông báo tuyển sinh năm 2025

Công ty than Khe Chàm – TKV thông báo tuyển sinh năm 2025

Công ty than Khe Chàm – TKV thông báo tuyển sinh các nghề mỏ hầm lò năm 2025, với đối tượng là nam giới, từ 18-35 tuổi.
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HoSE - SHB) tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức.
BĐBP Cà Mau đem mùa Xuân sớm đến với đồng bào vùng biên giới

BĐBP Cà Mau đem mùa Xuân sớm đến với đồng bào vùng biên giới

Ngày 3/1, tại Đồn Biên phòng Tân Tiến (BĐBP Cà Mau) tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa, tặng nhà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tổ chức các trò chơi dân gian, trao quà Tết cho gia đình chính sách,
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.