Nếu bổ sung Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao vào diện đối tượng cảnh vệ, tổng số chức danh được áp dụng các biện pháp cảnh vệ sẽ được nâng lên 39.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
Sau 5 năm triển khai, Luật cảnh vệ 2017 có nhiều nội dung cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu tình hình mới, cũng như khắc phục các hạn chế, bất cập, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Ông đánh giá việc trình Quốc hội xem xét sửa luật là xác đáng và cần thiết.
Trong dự luật trình lần này, Chính phủ đề xuất bổ sung 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao, nâng tổng số chức danh được áp dụng các biện pháp cảnh vệ lên 39.
Đồng tình với đề xuất bổ sung đối tượng cảnh vệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định đề xuất này xuất phát từ thực tiễn và để đồng bộ với quy định liên quan chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định trong trường hợp cấp thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm công tác đối ngoại, Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định của luật.
Ông Huệ ủng hộ quy định này và cho rằng, việc ủy quyền cho Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ là cần thiết, linh động vì thực tiễn phong phú. Tuy nhiên, ông lưu ý cần giải trình kỹ hơn về "trường hợp cấp thiết".
Đưa ra đánh giá chung, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh hồ sơ dự án luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua tại một kỳ họp.
Về việc ủy quyền cho Bộ trưởng Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ phù hợp đối với đối tượng không thuộc trường hợp quy định của luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị nghiên cứu quy định cụ thể hơn "trường hợp cấp thiết", để có cơ sở thực hiện thống nhất. "Việc áp dụng các biện pháp cảnh vệ liên quan đến quyền con người, quyền công dân", ông Tùng lưu ý.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho rằng thực tế có "hàng tỷ tình huống", nên không thể liệt kê hết.
Do đó, theo ông Hùng, như ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, có thể tùy vào tình hình cụ thể để giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ với đối tượng không thuộc đối tượng cảnh vệ.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cũng khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ phối hợp tiếp thu các ý kiến, rà soát kỹ hơn để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, cũng như giải trình, lập luận rõ hơn về các đề xuất, quy định.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các cơ quan tiếp thu ý kiến, tiến hành thẩm tra chính thức, báo cáo lại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xin ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7, diễn ra vào tháng 5 tới.
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, chủ nghĩa cá nhân là “kẻ địch ở trong lòng” nên muốn “chống” phải bắt đầu từ “xây”, trong đó vai trò quyết định là tu dưỡng, rèn luyện, kiểm soát ham muốn, nâng cao năng lực đề kháng trước cám dỗ...
Thường trực Ban Bí thư cho rằng, giám sát phải mở rộng để phát hiện, nhắc nhở, cảnh báo, phòng ngừa xảy ra vi phạm từ sớm, từ xa, không để khuyết điểm, vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài.
Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng khi phát biểu tại Lễ khai giảng năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, diễn ra hôm qua (9/9).
Tại khu vực số 71, trường mẫu giáo Sơn Ca, phường 15, quận Phú Nhuận, thuộc đơn vị bầu cử số 7 của TP Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí Thư đã tham gia bỏ phiếu cùng với đông đảo cử tri nơi đây. Quận Phú Nhuận có 80 tổ bầu cử tại 80 khu vực bỏ phiếu.
Tại khu vực số 71, trường mẫu giáo Sơn Ca, phường 15, quận Phú Nhuận, thuộc đơn vị bầu cử số 7 của TP Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí Thư đã tham gia bỏ phiếu cùng với đông đảo cử tri nơi đây. Quận Phú Nhuận có 80 tổ bầu cử tại 80 khu vực bỏ phiếu.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
UBND tỉnh Bình Dương vừa khởi công xây dựng Dự án nhà ga metro với tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, kết nối vùng kinh tế động lực phía Nam là TP HCM – Bình Dương.
Nhờ làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong những năm gần đây, chất lượng đội ngũ cán bộ Công an Bạc Liêu ngày càng được nâng cao. Qua đào tạo, cán bộ, chiến sĩ được tiếp thu, trang bị nhiều kiến thức về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, từ đó
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.