Liên tục nhiều địa phương như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Thái Nguyên… đều đã xuất hiện ca bệnh nhiễm virus whitmore “ăn thịt người” nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và được cho là đã “ngủ quên” hàng chục năm nay.
Vi khuẩn làm cơ thể viêm nhiễm, lở loét
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa thông báo, bệnh nhân vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị sưng nề nhiễm trùng đầu gối, chảy dịch mủ, dương tính với vi khuẩn B. Pseudomallei (gây bệnh whitmore).
Bệnh nhân nam M.V.D (là nông dân, 45 tuổi, địa chỉ La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên. Cách đây hơn 1 tháng, bệnh nhân đã ngày vào viện 1 tuần, bệnh nhân bị bừa đâm vào mặt ngoài gối phải, đã vệ sinh và khâu vết thương. Tuy nhiên, sau đó vết thương bị sưng nề, chảy dịch, vào viện chẩn đoán vết thương nhiễm trùng gối phải. Bệnh nhân đã được cho dùng kháng sinh 10 ngày, vết thương khô và ra viện.
Nông dân bị bệnh Whimore khi vi khuẩn xâm nhập qua vết thương do bừa tại Thái Nguyên.
Tuy nhiên, sao 10 ngày ra viện, bệnh nhân lại tiếp tục nhập viện vì vết thương vẫn sưng nề, chảy dịch mủ, hình thành ổ áp xe. Bệnh nhân được phẫu thuật nạo tổ chức viêm lấy xương chết, nuôi cấy mủ tổ chức viêm tìm thấy vi khuẩn B.Pseudomallei.
Trước đó, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cũng đã điều trị cho 3 trẻ bị mắc Whitmore. Hai bệnh nhân gần nhất là bé Hoàng Văn Cao 10 tuổi và Nguyễn Công Hào 11 tuổi bị áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai, kết quả cấy máu dương tính với vi khuẩn B.Pseudomallei. Trước đó, hai bệnh nhân này đã được chẩn đoán “quai bị” nên chỉ điều trị ở nhà. Lúc vào Bệnh viện Sản Nhi tình trạng viêm đã khá nặng.
Trước đó, bệnh nhân Nghiêm Thanh Tuấn 14 tuổi ở Hà Tĩnh cũng phát hiện dương tính với vi khuẩn gram âm vi khuẩn B.Pseudomallei, điều trị 50 ngày, vừa được xuất viện.
Còn đầu tháng 9, BVĐK Hà Tĩnh cũng đã điều trị cho bệnh nhân (nông dân) 61 tuổi bị áp xe ở ngón chân, sưng nóng, chảy dịch mủ. Trong quá trình điều trị tại khoa Nội tiết bệnh nhân có diễn biến nặng dần như sốt cao, rét run, huyết áp tụt. Sau đó, các bác sĩ chỉ định lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn vi khuẩn B.Pseudomallei.
Bệnh nhân bị Whitmore "ăn mũi" tại Bệnh viện Bạch Mai
Bác sĩ Võ Hoài Nam, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, cho biết bệnh nhân Hà có tiền sử bị bệnh đái tháo đường type II, biến chứng loét ngón 2 bàn chân phải mà vẫn làm việc đồng áng và tiếp xúc với bùn đất mà không có phương tiện bảo hộ nên đã bị vi khuẩn gây bệnh whitmore xâm nhập qua vết loét.
“Bệnh nhân không được chủ quan với bệnh Whitmore ở tất cả các bệnh nhân có tổn thương đa ổ áp xe, có vết thương nhiễm bẩn đặc biệt ở các khu đầm lầy, đồng ruộng, trên các đối tượng nguy cơ như người làm nông nghiệp, trồng rừng, người bệnh đái tháo đường…”
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Huyền
Trước đó, Trung tâm Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh Whitmore nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, trong đó có 4 ca tử vong do vi khuẩn đã “ăn” nhiều cơ quan. Gần nhất là 1 bệnh nhân nữ ở Thanh Hóa đã bị Whitmore “ăn” gần hết cánh mũi, rất may còn chưa vào xương. Sau khi được điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân đã khỏi bệnh, tuy nhiên tổn thương thẩm mỹ mũi là không tránh khỏi.
PGS Cường cho biết, bệnh Witmore đã bị lãng quên khá lâu. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Cách đây nhiều năm, mỗi năm mới có 1-2 ca mắc.
Tỷ lệ tử vong cao, điều trị lâu dài
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Huyền, Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) cho biết, bệnh Whitmore (hay Melioidosis) là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn gram âm B.Pseudomallei thường được tìm thấy trong nước bẩn, đất, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn ô nhiễm (như hít phải bụi nhiễm vi khuẩn hay khi tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da).
Quá trình nhiễm bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore chẩn đoán không khó, chỉ cần xét nghiệm máu và mủ, đờm, nước tiểu… là có thể tìm ra vi khuẩn. Bệnh có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm khuẩn trên da, viêm mủ tuyến nước bọt mang tai, viêm phổi, apxe ở lách và thận… Vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não. Do bệnh không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ nhầm với nhiều bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…
PGS Cường cũng cho biết, khi vào cơ thể, vi khuẩn gây bệnh Whitmore sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc, tử vong. Đặc biệt trên những bệnh nhân có sẵn các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, suy thận… khiến cho nguy cơ tổn thương gan, phổi, thận cao hơn, nguy cơ tử vong lớn hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa” – PGS Cường nhận định.
“Cũng vì điều trị tốn kém và kéo dài nên không ít bệnh nhân thấy giảm triệu chứng đã bỏ điều trị, dẫn đến việc tái phát bệnh, sức khỏe suy kiệt dần và dẫn đến tử vong, khiến cho tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore rất cao, lên đến 40-60%” – PGS Cường cho biết.
"Vi khuẩn gây có sẵn trong đất. Quá trình làm việc của người dân nếu đi chân đất, lao động thiếu phương tiện phòng hộ thì dễ bị vi khuẩn tấn công, nhất là khi người dân gặp các vết thương hở, trên người có sẵn các nốt viêm nhiễm. Không chỉ thế, vi khuẩn gây bệnh Whitmore có thể xâm nhập thông qua đường hô hấp và nằm sẵn trong phổi và chờ đợi “thời cơ” khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu (ốm đau, bị thương) thì “phát tác”. hệ miễn dịch. Do đó cần tăng cường hơn nữa các phương tiện bảo hộ, phòng hộ khi lao động cũng như trong sinh hoạt sẽ tránh được nguy cơ vi khuẩn trong đất xâm nhập cơ thể qua các vết thương" - Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Phòng Cấp cứu, Khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai).
Từ ngày 16-18/10/2019, tại Hà Nội, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Vệ sinh, Vi sinh và Môi trường Y học - Đại học Y khoa Graz - Áo đăng cai tổ chức Hội thảo Khoa học bệnh Whitmore toàn cầu lần thứ 9.
Từ đầu năm đến ngày 27/9, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái phát hiện 6 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore, trong đó đã cứu chữa thành công được 2 người, 4 trường hợp trước đó đã tử vong do vào viện quá muộn.
Kiên Giang long trọng khai mạc ngày hội Du lịch, Ẩm thực Phú Quốc năm 2025. Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và hướng tới chuẩn bị sự kiện phục vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
Theo Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh Kiên Giang, từ ngày 01/01/2023 đến 15/4/2025, Cảnh sát biển 4, Hải đoàn 28, Kiểm ngư Vùng 5, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Chỉ huy Bội đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã phối hợp tuần tra, kiểm soá
Tính đến 15 giờ ngày 28/4, toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chi trả đối với 3,41 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, bảo đảm nhanh gọn, thuận lợi, an toàn, đúng quy định.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sáng 28/4/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với 02 bị can: Trần Phú Hào - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.