Sáng nay (25/6), UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ khởi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu.
Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo các tỉnh thành phố vùng ĐBSCL...
Dự án đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu là công trình có tầm quan trọng đặc biệt nhằm kết nối mạng lưới cao tốc vùng ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa đến các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, tạo động lực phát triển vùng ĐBSCL.
Cao tốc Cao Lãnh – An Hữu có chiều dài khoảng 27,43 km, điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Đây là dự án nhóm A, có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước với tổng vốn khoảng 5.886 tỉ đồng.
Dự án chia làm 2 thành phần. Theo đó, dự án thành phần 1 có chiều dài 16 km, từ Km 0 đến Km16+000 nằm toàn bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỉ đồng.
Dự án thành phần 2 từ Km16+000 đến Km27+430, dài 11,4 km nằm trên địa phận tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp với mức đầu tư trên 2.200 tỉ đồng.
Hướng tuyến chủ yếu đi song song với Quốc lộ 30 hiện hữu, có điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (Km0+00) đi theo hướng Đông Nam vượt qua ĐT.847 (Km2+018) cách thị trấn Mỹ Thọ khoảng 1,7km, sau đó đi theo hướng Đông vượt qua đường tỉnh ĐT.850 và kết nối vào nút giao ĐT.850 (Km16+00).
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu nằm trong cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1454 ngày 1/9/2021 là một trong các tuyến giao thông quan trọng, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hàng lang kinh tế trục ngang vùng Tây Nam bộ.
Khi hoàn thành, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu sẽ kết nối với cao tốc Bắc – Nam phía Đông theo trục dọc, gồm: TP HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ – Cà Mau. Ở phía Tây, sẽ nối vào cao tốc Bắc - Nam đang hình thành, gồm: đường Hồ Chí Minh - Mỹ An - Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.
Được biết, cũng trong sáng nay (25/6) tại đầu cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo, bộ trưởng, thứ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ; lãnh đạo thành phố Hà Nội; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, và đại diện nhân dân các địa phương... cũng đã tham dự lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1 được khởi công tại ba địa phương Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần (3 dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Tổng chiều dài dự án khoảng gần 113 km. Trong đó, đoạn tuyến trên địa bàn TP. Hà Nội khoảng 58,2 km; Đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3 km; Đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 35,3 km.
Dự án được đầu tư phân kỳ đường cao tốc với quy mô 4/6 làn xe, hạn chế tốc độ 80 km/h với bề rộng 17 m. Đầu tư phân kỳ đường song hành (không liên tục) với quy mô mỗi bên có bề rộng 12 m. Tổng mức đầu tư dự án hơn 85,8 nghìn tỷ đồng.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô thuộc nhóm Dự án quan trọng quốc gia, nhằm cụ thể hóa đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đây là cơ sở để thực hiện công tác Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng, tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị; tạo ra trục giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; tổ chức lại cơ cấu dân cư và phát triển kinh tế trong quá trình tái thiết và phát triển đô thị; tạo động lực mới để phát triến đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, mở rộng không gian phát triển cho thành phố Hà Nội, phân luồng giao thông từ xa, giảm tải áp lực giao thông lên hệ thống đường giao thông hiện có.
Theo kế hoạch, dự án sẽ cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương 350 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất, thời gian triển khai từ năm 2024 - 2027.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ cùng với những manh mối ban đầu, lực lượng chức năng Công an quận Cầu Giấy cùng với các đơn vị chức năng Bộ Công an đã bóc tách, triệt phá thành công đường dây lừa đảo tài chính "khủng" nhất từ trước đến nay.
HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội.
Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa tiến hành tống đạt 2 quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra, xử lý về tội “Lừa đảo chiếm
“Các đồng chí tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm cao nhất để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh nhà hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sắp tới. Đặc biệt, phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo đảm tốt an ninh trật tự trước, trong v
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.