Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 26 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 26°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

Quy định mới về quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Kinh doanh - Thương mại
25/10/2024 06:47
Thanh Bình
aa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 134/2024/NĐ-CP ngày 24/10/2024 quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Theo đó, nội dung Nghị định 134/2024/NĐ-CP nêu: Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất đảm bảo đúng nguyên tắc và chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ đề nghị bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định này.

Quy định mới về quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Quy định mới về quản lý sử dụng chi thường xuyên NSNN (Ảnh minh hoạ).

Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng về quyết toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch được phê duyệt để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

Đối với nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, tối đa không quá 15 tỷ đồng/nhiệm vụ; việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, giải ngân kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định ngay trong năm ngân sách đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm; việc chuyển nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ (nếu có) được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Việc bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.

Nghị định 134/2024/NĐ-CP nêu căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng và quản lý tài sản thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị có nhu cầu mua sắm để bổ sung, thay mới hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản, trang thiết bị trong năm kế hoạch từ nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở để xây dựng dự toán ngân sách của năm kế hoạch.

Nội dung nhiệm vụ cần thuyết minh chi tiết về tài sản, trang thiết bị còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sự cần thiết, lý do thực hiện và xác định rõ nhu cầu bổ sung, thay mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp tài sản, trang thiết bị trong năm kế hoạch theo quy định; dự kiến kinh phí thực hiện từ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Nghị định 134/2024/NĐ-CP cũng nêu rõ thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương:

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện dưới 45 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 45 tỷ đồng đến dưới 120 tỷ đồng/nhiệm vụ: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị có tổng dự toán kinh phí thực hiện từ 120 tỷ đồng/nhiệm vụ trở lên:

Trường hợp không thể sắp xếp, bố trí hoặc điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao, các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm đề xuất nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng kinh phí chi thường xuyên, lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan về sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi, quy mô của nhiệm vụ, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này; trên cơ sở đó tổng hợp, chịu trách nhiệm toàn diện xác định sự cần thiết, mục tiêu và dự toán kinh phí của nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị để gửi Bộ Tài chính tổng hợp.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị sử dụng nguồn chi thường xuyên lĩnh vực khoa học và công nghệ; bảo vệ môi trường: Sau khi lấy ý kiến của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan, các bộ, cơ quan trung ương tổng hợp gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ), Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường) để rà soát, tổng hợp, gửi Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm hàng năm.

Đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương:

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

bài liên quan
Hải Dương đề xuất quy hoạch và đầu tư xây dựng Quốc lộ 5 đi trên cao

Hải Dương đề xuất quy hoạch và đầu tư xây dựng Quốc lộ 5 đi trên cao

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hải Dương vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét quy hoạch và đầu tư xây dựng tuyến Quốc lộ 5 trên cao.
Kiên Giang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư và giải ngân vốn dự án

Kiên Giang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư và giải ngân vốn dự án

Tỉnh Kiên Giang đã cấp 745 dự án đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh đạt hơn 629 nghìn tỷ đồng, trong đó có 361 dự án đã đưa vào hoạt động.
Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1245/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trung Thành, tỉnh Nam Định.
Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng đường giao thông tại huyện Nghi Lộc và huyện Nam Đàn với tổng số vốn đầu tư 570 tỷ đồng.
Đồng Nai: Kêu gọi đầu tư khu đô thị từ những mỏ đá hoang chưa hoàn thổ

Đồng Nai: Kêu gọi đầu tư khu đô thị từ những mỏ đá hoang chưa hoàn thổ

Tỉnh Đồng Nai hiện có 10 mỏ đá đã khai thác vượt trữ lượng, đã buộc ngưng khai thác nhưng chưa được phục hồi môi trường. UBND tỉnh đã có chủ trương kêu gọi đầu tư để tiến hành khảo sát, đề xuất thực hiện dự án cải tạo mỏ đá kết hợp làm du lịch.
Những dự án đầu tư công trọng điểm thực hiện 9 tháng năm 2024

Những dự án đầu tư công trọng điểm thực hiện 9 tháng năm 2024

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2024 đạt 55,7% kế hoạch vốn năm 2024, tăng 2,0% so cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư công đã được các Bộ ngành và địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh thực hiện và giải ngân ngay từ các tháng đầu năm.
Mới nhất
Đọc nhiều
Phát hiện thi thể bên trong container bỏ hoang dưới chân núi tại Thành phố Nha Trang

Phát hiện thi thể bên trong container bỏ hoang dưới chân núi tại Thành phố Nha Trang

Chính quyền xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang liên lạc, bàn giao một thi thể trong thùng container cho người nhà
Tạm giữ đối tượng phát tán tin nhắn tới gần 400.000 điện thoại để chiếm đoạt thông tin cá nhân

Tạm giữ đối tượng phát tán tin nhắn tới gần 400.000 điện thoại để chiếm đoạt thông tin cá nhân

Lắp đặt ‘trạm BTS’ trên ô tô, di chuyển lưu động qua các khu đông dân cư và phát tán tin nhắn tới gần 400.000 điện thoại để chiếm đoạt thông tin cá nhân, đối tượng Trần Văn Út vừa bị lực lượng chức năng phát hiện và tạm giữ.
Quảng Ninh: Đầm Hà viên ngọc thô, thu hút hơn 200 doanh nghiệp xúc tiến đầu tư

Quảng Ninh: Đầm Hà viên ngọc thô, thu hút hơn 200 doanh nghiệp xúc tiến đầu tư

Ngày 2/11, Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng Công ty cổ phần Shinec tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp phía đông Đầm Hà B.
Tin bài khác
Quảng Ninh: Đầm Hà viên ngọc thô, thu hút hơn 200 doanh nghiệp xúc tiến đầu tư

Quảng Ninh: Đầm Hà viên ngọc thô, thu hút hơn 200 doanh nghiệp xúc tiến đầu tư

Ngày 2/11, Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà phối hợp cùng Công ty cổ phần Shinec tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp phía đông Đầm Hà B.
Thêm 3 ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

Thêm 3 ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

Quyết định 17/2024/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Quyết định số 26/2021/QĐ-TTg quy định về "Danh mục ngành, lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển thành công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ".
Giải mã bước ngoặt lợi nhuận dương của WinCommerce

Giải mã bước ngoặt lợi nhuận dương của WinCommerce

Ngày 24/10, Masan cho biết WinCommerce đã có quý đầu tiên sau COVID-19 đạt lãi ròng sau thuế dương. Đây là cột mốc quan trọng cho thấy WinCommerce (WCM) đã tìm ra công thức mang về lợi nhuận bền vững.
Lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công

Lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công

Bộ Công thương đang lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ về khuyến công.
Thận trọng khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử

Thận trọng khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử

Người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688…
Thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 188/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Chú trọng tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
“Lễ hội” mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam sắp diễn ra

“Lễ hội” mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam sắp diễn ra

Bộ Công Thương vừa quyết định về việc tổ chức “Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam năm 2024”, được ví như “lễ hội” mua sắm lớn nhất trong năm tại Việt Nam.
Lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung liên quan đến giao dịch chứng khoán

Lấy ý kiến về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung liên quan đến giao dịch chứng khoán

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
Masan báo lãi 701 tỷ đồng trong quý III/2024, tăng trưởng ~ 1.350% so với cùng kỳ

Masan báo lãi 701 tỷ đồng trong quý III/2024, tăng trưởng ~ 1.350% so với cùng kỳ

Ngày 24/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan, mã MSN – sàn HOSE) đã công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của quý III/2024 với kết quả khả quan khi lợi nhuận ghi nhận mức tăng trưởng lên tới gần 1.350%.
SHB mở rộng gói tín dụng “Tiếp sức vốn vay – Đường dài vững bước” lên 16.000 tỷ đồng, lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng “Tiếp sức vốn vay – Đường dài vững bước” lên 16.000 tỷ đồng, lãi suất từ 4,8%

Gói tín dụng quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.