Sáng nay, 8/6, Quốc hội (QH) bắt đầu đợt họp tập trung của kỳ họp thứ 9. Phát biểu mở đầu đợt họp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đến thời điểm hiện nay, kỳ họp thứ 9 đã đi được nửa chặng đường, hoàn thành tốt chương trình nghị sự của đợt 1.
QH đã thảo luận về 10 dự án luật, 7 dự thảo nghị quyết; giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; nghe tờ trình về 6 dự án luật khác và các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 9, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8.
Qua tổng hợp nhanh cho thấy, dư luận cử tri và đại đa số đại biểu QH cho rằng, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội nước ta, trong đó có hoạt động của QH, nhưng với quyết tâm, trách nhiệm cao trước đồng bào, cử tri cả nước, QH đã chủ động, kịp thời đổi mới, linh hoạt, ứng dụng khoa học công nghệ để thích ứng điều kiện hoàn cảnh thực tế, bảo đảm tiến hành kỳ họp thứ 9 theo đúng quy định.
“Lần đầu tiên QH Việt Nam họp trực tuyến liên tục nhiều ngày, các nội dung đã diễn ra thông suốt, vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng và đạt hiệu quả cao; số lượng đại biểu đăng ký phát biểu tăng lên đáng kể; không khí thảo luận, tranh luận tại nghị trường rất sôi nổi, công khai, dân chủ được dư luận và cử tri đánh giá cao.
Đây là kết quả bước đầu rất đáng trân trọng, tạo tiền đề để tiếp tục nghiên cứu, phát huy, hoàn thiện phương thức họp QH trong thời gian tới”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch QH, kết quả này cũng một lần nữa khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, QH cũng luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân và đất nước.
Chủ tịch QH nhấn mạnh, thời gian của đợt 2 chỉ kéo dài trong khoảng 11 ngày nhưng QH sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung, trong đó có nhiều chính sách lớn, có ý nghĩa quan trọng nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp vượt qua các khó khăn do đại dịch gây ra để phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2020 và phát triển trong thời gian tới.
Chủ tịch QH tin tưởng, với sự chuẩn bị kỹ càng đó và tiếp nối khí thế tích cực của đợt họp thứ nhất, đợt họp thứ hai này sẽ tiếp tục phát huy không khí dân chủ, trách nhiệm và hiệu quả được lan tỏa mạnh mẽ tại Hội trường Diên Hồng trong những ngày làm việc sắp tới để kỳ họp thứ 9 sẽ thành công tốt đẹp về mọi mặt, tạo nên điểm nhấn quan trọng trong lịch sử hoạt động của QH.
Ngay sau đó, với 94,62% đại biểu QH tán thành, QH đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Theo báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu QH về việc phê chuẩn EVFTA, hầu hết ý kiến các đại biểu QH đều bày tỏ nhất trí cao với Tờ trình của Chủ tịch nước, Báo cáo thuyết minh của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại của QH, tán thành việc QH phê chuẩn Hiệp định tại kỳ họp thứ 9, QH khóa XIV.
Các đại biểu QH cho rằng việc phê chuẩn Hiệp định là phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước; đồng thời đánh giá Hiệp định có chuẩn mực cao nhất hướng tới một không gian thị trường tiềm năng lớn nhất với 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, trong đó có nhiều quốc gia thuộc nhóm đứng đầu thế giới về thương mại, đầu tư.
Việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên minh Châu Âu sẽ đem lại cho nước ta nhiều lợi ích, thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều giữa hai bên, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và có tính bổ trợ lẫn nhau, tăng quy mô xuất khẩu một số ngành hàng thế mạnh của Việt Nam nhất là hàng nông sản, thủy sản, may mặc.
Đồng thời, doanh nghiệp và người dân Việt Nam sẽ có điều kiện mua máy móc, thiết bị hiện đại với giá cả phải chăng, người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao như nhóm hàng hóa mỹ phẩm được người Việt Nam ưa chuộng với giá cả thấp hơn.
Các đại biểu QH nhấn mạnh việc phê chuẩn Hiệp định thúc đẩy nước ta tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội rà soát, tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn.
Cũng tại phiên họp, Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EVIPA) cũng đã được QH thông qua với 95,45% đại biểu QH tán thành.
Nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức được thông qua với 94,82% đại biểu QH tán thành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thống nhất bổ sung 04 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến giữa tháng 2/2025, Trung ương Đảng họp và đến cuối tháng 2 Quốc hội sẽ họp bất thường để sửa đổi một số điều của các luật liên quan tới công tác tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Cuối chiều 27/11 Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội Tờ trình về việc tiếp tục chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
Tối 30/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa tiến hành tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Dương Thị Ngân Tuyền (SN 2002, ngụ phường Nhà Mát, thành phố B
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường: "Hành vi của các đối tượng này đặc biệt nghiêm trọng, số lượng hóa chất đặc biệt lớn, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội nên việc xử lý hình sự rất cần thiết".
Chiều 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Tối 30/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa tiến hành tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Dương Thị Ngân Tuyền (SN 2002, ngụ phường Nhà Mát, thành phố B
Ngày 30/12, HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán; các công trình, dự án
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường: "Hành vi của các đối tượng này đặc biệt nghiêm trọng, số lượng hóa chất đặc biệt lớn, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của nhiều người dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội nên việc xử lý hình sự rất cần thiết".
Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 2 cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
Nguyễn Thanh Phi khai nhận, do nghiện game, lợi dụng thời điểm đêm tối, mưa rét, ít người qua lại nên đã đột nhập Trung tâm Văn hóa - thể thao và truyền thông huyện, dùng kìm, búa phá cửa để trộm cắp tài sản rồi mang về nhà cất giấu, sử dụng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối Trần Thị Hương Giang (SN 1996; trú tại số 96 Trần Đăng Ninh, phường Cửa Bắc, TP Nam Định) về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Hai vợ chồng Hạ đã chỉ đạo bộ phận kế toán bán hàng không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng với giá trị bán thực tế; lập, sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán.
Mặc dù bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa ra quyết định khởi tố bị can về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” nhưng đối tượng Lê Thái Hà về đã bỏ trốn.
Khi người dân có nhu cầu vay tiền sẽ gọi điện thoại, thỏa thuận mức lãi suất rồi giao giấy tờ tùy thân cho các đối tượng thì sẽ được vay tiền trả góp theo ngày.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.