Đễ Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ diễn ra thành công khi người dân hành hương trở về với cội nguồn huyện Hạ Hòa đã tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để Lễ hội được diễn ra an toàn, trang nghiêm, không có tình trạng chặt chém.
Đền Mẫu Âu Cơ xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là nơi thờ Tổ Mẫu Âu Cơ. Từ lâu, trong tâm thức của muôn dân đất Việt, Đền Mẫu Âu Cơ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ đã trở thành một nét đẹp trong tinh hoa văn hóa của người Việt, là biểu tượng thiêng liêng của nguồn cội con Lạc cháu Hồng của muôn dân đất Việt.
Từ trung tâm thành phố Việt Trì, theo hướng cao tốc Nội Bài - Lào Cai chỉ hơn một giờ đồng hồ là du khách đến Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa. Đến đây, mỗi người con đất Việt không chỉ có được những khoảnh khắc yên bình, mà còn được đắm chìm trong không gian huyền thoại về hình tượng mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng nước Việt trong một bọc trăm trứng.
Hình tượng này đã trở thành hình tượng bất hủ sống mãi trong tư tưởng, tình cảm và tâm trí của các thế hệ người Việt Nam.
Tương truyền rằng, nàng Âu Cơ là “Tiên nữ giáng trần”, không chỉ rất xinh đẹp, “so hoa hoa biết nói, so ngọc ngọc ngát hương” mà nàng Âu Cơ còn chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật nên thường được gọi là “Đệ nhất tiên thiên công chúa”.
Sau khi kết duyên với Lạc Long Quân- con trai của Kinh Dương Vương, nàng Âu Cơ sinh hạ một bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con.
Một ngày, thấy các con đã lớn khôn, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, tuy khí âm dương hợp lại mà thành trăm con, nhưng chung hợp thật khó vì dòng giống bất đồng”. Nói rồi, bèn chia 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, chia nước ra để cai trị lưu truyền dài lâu.
Trong 50 người con theo mẹ thì người con cả lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, 49 người con tiếp tục theo Mẹ lên rừng, đến trang Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, trấn Tây Sơn, thấy ba bề sông nước uốn quanh lung linh bóng núi, đất đai màu mỡ, cỏ cây hoa lá tốt tươi, là nơi hội tụ của cá chim, muông thú Mẹ Âu Cơ liền chọn nơi này làm chốn dừng chân và cho khai khẩn đất hoang, lập thôn ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Thế rồi từ đó vùng đất này trở nên trù phú, vạn vật tốt tươi. Khi trang ấp đã tươi đẹp, Mẹ Âu Cơ lại cùng các con đi mở mang vùng đất mới.
Đến khi giang sơn thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng bà lại trở về Hiền Lương - nơi bà đã chọn gắn bó cuộc đời mình.
Ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, sau khi thay xiêm áo Mẹ Âu Cơ giữ lại dải khăn đào và theo các Tiên nữ bay về trời. Mẹ cố bay thật thấp để nhìn thấy con cháu và nơi ở lần cuối, rồi thả dải lụa đào vương trên cây đa cổ thụ.
Chỗ mẹ thả dải lụa, sau này đã được người dân trong vùng dựng lên ngôi miếu phụng thờ, đời đời hương khói - đó là miếu thờ Mẫu Âu Cơ.
Năm 1456 Vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức sai Giám Quốc Sư đến Hiền Lương phong sắc và cấp 30 quan tiền tôn tạo miếu thờ Mẫu Âu Cơ. Cũng chính từ thời gian này tên gọi đền Mẫu Âu Cơ đã thay thế miếu thờ Mẫu Âu Cơ. Từ đây nhân dân Hiền Lương, nhân dân Hạ Hòa giữ gìn, trùng tu Đền đời đời phụng thờ hương khói.
Ngày lễ chính của đền Mẫu Âu Cơ là ngày “Tiên giáng” mùng bảy tháng Giêng, ngoài ra trong năm còn có các ngày lễ khác là ngày 10-11 tháng 2, ngày 12 tháng 3, ngày 13 tháng 8...
Giá trị tâm linh gắn liền với phát triển du lịch
Để tưởng chi ân công đức mẹ người dân đã lập đền thờ và mở hội đền vào mùng 7 tháng Giêng. Trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ thì nghi lễ tế nữ quan là quan trọng nhất, thể hiện long thành kính, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ.
Để buổi lễ thành công đảm bảo tính trang nghiêm, thành kính theo đúng nghi thức truyền thống, huyện Hạ Hòa đã tích cự chuẩn bị các nội dung, xây dựng kịch bản, phối hợp luyện tập từ trước tết Nguyên đán.
Theo đại diện Ban Quản lý Đền Mẫu âu cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa cho biết: "Ngay từ đầu tháng 1 năm 2024, chúng tôi đã lựa chọn 21 cháu nữ thanh tân là học sinh trường THPT Xuân Áng để phối hợp luyện tập cho các cháu. Trong quá trình luyện tập các cháu rất hăng say, nhiệt tình. Đến thời điểm này phần nghi lễ đã sẵn sàng cho ngày mùng 7 tháng Giêng...".
Hàng năm, huyện Hạ Hòa đã đón trên 100 nghìn lượt du khách đến với Đền Mẫu Âu Cơ, trong đó tập trung chủ yếu vào dịp lễ hội đầu năm.
Để tạo sự an toàn, thoải mái cho du khách đến với lễ hội, huyện Hạ Hòa làm tốt các khâu chuẩn bị về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tích cực kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường và các hoạt động kinh doanh buôn bán tại khu vực lễ lội. Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ năm 2024, ngoài chương trình lễ tế nam tại đình Đức Ông, UBND xã Hiền Lương được phân công phụ trách chương trình văn hóa văn nghệ phục vụ du khách với các tiết mục văn nghệ đặc sắc.
Đầu xuân năm nay, thời tiết thuận lợi, nắng ấm nên du khách thập phương về với Đền Mẫu sớm ngay từ những ngày đầu năm mới. Theo quan sát, từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5 tết, Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ đã có trên 4 vạn lượt khách đến với Đền Mẫu Âu Cơ.
Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ xuân Giáp Thìn năm 2024, được Ban tổ chức lễ hội chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách khi huyện đã mở rộng thêm không gian, quy mô của các hoạt động lễ hội, tạo không gian, điểm vui chơi cho du khách thập phương.
Ban tổ chức lễ hội cũng đã tích cực chuẩn bị nhiều phương án phù hợp để đón tiếp, phân luồng hợp lý, tránh tình trạng mất an ninh trật tự, không để xảy ra hiện tượng chen lấn xô đẩy. Việc giữ gìn vệ sinh chung, an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo, tạo được sự thoải mái cho du khách thập phương đến với đất Mẫu Âu Cơ./.
Trải qua 4 lần Việt Nam bùng phát dịch khiến nhiều huyện, tỉnh, thành buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, nhưng riêng đối với huyện Hạ Hoà của tỉnh Phú Thọ với 19 xã và 1 thị trấn sau khi sát nhập lại nằm ở hai bên bờ sông Thao với tuyến đường giao thông huyết mạch cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua nối liền các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, địa hình lại nhiều đường ngang, lối mở nhưng địa phương này vẫn là một vùng xanh, vùng an toàn. Vậy huyện này đã có giải pháp gì để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, PV Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Bí thư huyện Uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hạ Hoà.
Hoà chung vào không khí hân hoan trong ngày hội lớn của đất nước, ngay từ sáng sớm bà con cử tri ở xã Yên Luật đã vui mừng phấn khởi cầm trên tay lá phiếu cử tri để chọn ra những đại biểu ưu tú với nhiều kỳ vọng trong 5 năm tới.
Hoà chung vào không khí hân hoan trong ngày hội lớn của đất nước, ngay từ sáng sớm bà con cử tri ở xã Yên Luật đã vui mừng phấn khởi cầm trên tay lá phiếu cử tri để chọn ra những đại biểu ưu tú với nhiều kỳ vọng trong 5 năm tới.
Liên hoan hợp xướng thành phố Thủ Đức năm 2024 là dịp để lan toả, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các trường học và các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.