Di sản văn hóa không chỉ chứng tỏ sức mạnh của cộng đồng mà còn là điểm nhấn khi du khách quốc tế đến Việt Nam với mong muốn khám phá chiều sâu giá trị, hồn cốt Việt.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, một khía cạnh hết sức quan trọng trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Di sản văn hóa phải luôn trong “vòng tay” cộng đồng
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch – trùm nữ duy nhất của phường Xoan tỉnh Phú Thọ vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2021 nhờ những đóng góp xuất sắc trong việc truyền dạy và bảo tồn nghệ thuật hát Xoan, góp phần đưa hát Xoan trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Qua câu chuyện của nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch có thể thấy, vai trò của cộng đồng trong việc nắm giữ di sản là rất quan trọng. Phường Xoan của bà Lịch ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều người yêu Xoan, từ các em nhỏ cho tới các bậc cao niên. Toàn tỉnh Phú Thọ hiện đã có hơn 200 nghệ nhân có khả năng truyền dạy, trong đó có 6 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân và 19 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.
Không những tạo điều kiện vật chất, tinh thần để giúp nghệ nhân gìn giữ di sản, tỉnh Phú Thọ còn tạo sân chơi cho các nghệ nhân có thêm đam mê, động lực giữ nghề. Sản phẩm “Hát Xoan làng cổ” gắn với tour du lịch hằng ngày từ Hà Nội đi Phú Thọ ra mắt chính thức phục vụ du khách từ tháng 4/2018 được đông đảo nghệ nhân hát Xoan tham gia…
Trao đổi với truyền thông, Thạc sĩ Nguyễn Đức Tăng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa, Hội Di sản văn hóa Việt Nam từng nhấn mạnh rằng, di sản văn hóa phi vật thể không tồn tại một cách độc lập mà do con người tạo ra. Các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, sản phẩm thủ công, ẩm thực... đều xuất phát từ tri thức và kỹ năng được lưu giữ trong trí nhớ con người. Chỉ khi chúng được thực hành và truyền đạt thường xuyên thì di sản mới được bảo vệ và phát huy giá trị.
“Điều đó cho thấy vai trò tối quan trọng của các chủ thể - những cộng đồng nắm giữ di sản. Cộng đồng là người có thẩm quyền cao nhất trong việc quyết định những gì có giá trị và phù hợp để gìn giữ và phát huy. Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mà Việt Nam là quốc gia thành viên, nhấn mạnh tầm quan trọng của “các cộng đồng, nhóm người, trong một số trường hợp là cá nhân có liên quan” trong bảo vệ di sản. Công ước đòi hỏi mọi biện pháp bảo vệ di sản phải có “sự tự nguyện, đồng thuận trước, được duy trì trên cơ sở đầy đủ thông tin” của cộng đồng chủ thể. Vì vậy, để phát huy tốt nhất vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di sản phải luôn đặt cộng đồng ở vị trí trung tâm”, theo Thạc sĩ Nguyễn Đức Tăng.
Thông điệp tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2021 đang diễn ra từ ngày 18 - 23/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cũng nhấn mạnh việc phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa cộng đồng, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đến 2030
Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa cũng là một trong 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phê duyệt ngày 12/11/2021. Chiến lược này cũng là một nội dung sẽ được quán triệt tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 diễn ra ngày 24/11/2021.
Chia sẻ về 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Chiến lược, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Nguyễn Văn Hùng cho rằng, đầu tiên là phải nâng cao nhận thức đầy đủ nhất về các quan điểm của Đảng, tư tưởng của Bác Hồ về văn hóa để tuyên truyền, phát triển và xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trước tình hình mới.
Tiếp theo, tập trung phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được ngành Văn hóa đẩy mạnh triển khai trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ngành phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để tạo ra động lực phát triển cho đất nước. Các môi trường văn hóa phải hướng vào có trọng tâm, trọng điểm, toàn diện nhưng phải có điểm nhấn…
Cũng theo người đứng đầu ngành VH,TT&DL, một nhiệm vụ hết sức quan trọng nữa của ngành là bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Di sản văn hóa là những báu vật của quốc gia và chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn. Những di sản văn hóa được UNESCO công nhận, di tích cấp quốc gia đặc biệt... phải được tôn tạo, giữ gìn và phát huy. Để từ đó, các di sản kết nối con người tới quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần giúp chúng ta hun đúc cốt cách, hồn cốt dân tộc.
“Du khách quốc tế đến Việt Nam một phần vì văn hóa, mong muốn khám phá chiều sâu văn hóa, vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và sự mến khách; tìm hiểu những giá trị nghệ thuật riêng có của nước ta...” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.
Xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù phát triển văn hóa
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một trong các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Quyết định số 1909/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù thúc đẩy phát triển văn hóa. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ VH,TT&DL và các bộ, ngành, địa phương có liên quan cân đối, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cho phát triển văn hóa, thực hiện các nhiệm vụ của Chiến lược theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan; đồng thời, xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù thúc đẩy phát triển văn hóa, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
ROX Group tiền thân là TNG Holdings Vietnam. Trước khi chuyển đổi thương hiệu vào đầu năm nay, doanh nghiệp đã cho ra mắt bộ gen ROX với ba giá trị cốt lõi đề cao trách nhiệm chủ động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, điều kiện, không gian phát triển công nghiệp văn hóa, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và văn hóa nghệ thuật lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp xu thế thời đại, tiến bộ của nhân loại là không có giới hạn, cần khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo.
Cho rằng văn hóa dân gian là mã định danh để mỗi dân tộc hội nhập với thế giới mà vẫn định dạng được mình, Thủ tướng nêu rõ, “trong thời đại ngày nay, đáng sợ hơn cả mọi sự xâm lăng, đó là xâm lăng văn hóa, đó là mất gốc”.
Thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều biện pháp tăng cường giám sát, chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm quản lý, nhằm bảo vệ tài nguyên đất và giữ vững kỷ cương
Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa tiến hành tống đạt 2 quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra, xử lý về tội “Lừa đảo chiếm
“Các đồng chí tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm cao nhất để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh nhà hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sắp tới. Đặc biệt, phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo đảm tốt an ninh trật tự trước, trong v
Thông tin từ công an tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị này đã tạm giữ hình sự người chồng hờ là nghi phạm trong vụ nữ chủ tiệm cắt tóc tử vong dưới sàn nhà với nhiều vết thương.
Trong 11 tháng năm 2024, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, thu giữ được hơn 2 tấn ma tuý các loại.
Theo Trung tướng Nguyễn Hải Trung, chức năng của lực lượng Công an nói chung, CSGT nói riêng thì có 2 nhóm mục tiêu cơ bản trong việc đảm bảo TTATGT là giảm tai nạn (giảm số vụ, giảm số người chết, giảm số người bị thương); thứ hai là giảm ùn tắc giao thông...
Sáng 11/12/2024, Tòa án nhân dân TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã mở phiên tòa xét xử vụ án đối với bị cáo Đỗ Thái Ngọc về tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa là bà Nguyễn Thị Khánh Thoa.
Lực lượng chức năng Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiến hành triệt phá thành công đường dây tội phạm mua bán người, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Xuyên suốt quá trình Trung Hậu 68 xin cấp phép rồi nâng công suất khai thác cát, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đã tác động, chỉ đạo để tạo điều kiện hết mức cho doanh nghệp này.
Thành phố Hà Nội đề nghị Công an chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các cơ quan liên quan điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến các vụ cháy rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn vừa qua.
Cơ quan chức năng Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định Truy nã quốc tế đối với Lê Khắc Ngọ (tức Mr Hunter), Ngọ được xác định có liên quan đến vụ án lừa đảo đầu tư tài chính lớn nhất từ trước đến nay.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.