“Có những ngày thu không mệt mỏi mà vẫn phải làm bởi vì phục vụ cho quần chúng nên đành ráng”, anh Năm - NSND Thanh Tuấn chia sẻ.
60 năm thăng trầm cống hiến cho cải lương
Ít ai biết được rằng niềm đam mê ca hát của NSND Thanh Tuấn từ khi còn bé được nuôi dưỡng lớn lên từng ngày từ chiếc radio. Những giai điệu được phát từ chiếc radio cũ như bài học vỡ lòng đầu tiên về cải lương đã giúp cậu bé ấy đến gần hơn với dòng nhạc cổ này qua những vở diễn của cậu Mười Út Trà Ôn, anh Thành Được, chị Út Bạch Lan…
Hành trình đến với đam mê của NSND Thanh Tuấn cứ thế được nuôi lớn cho đến khi gặp được những người thầy đầu tiên là thầy Út Trọn dạy hát, thầy Bảy Trạch dạy diễn. Với năng khiếu thẩm thấu giai điệu âm nhạc tốt, thêm sự kiên trì học hỏi của bản thân, nam nghệ sĩ bắt đầu có những vai diễn đầu tiên.
Đó là vai kép chính trong Tướng Cướp Bạch Hải Đường trên sân khấu Bạch Liên Hoa. Để rồi từ đó, ôngliên tục nhận được vai kép chính và cột mốc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của NSND là sân khấu công ty Kim Chung - nơi mà người nghệ sĩ tài năng được ca cùng những tên tuổi làm nên dòng nhạc cổ Cải Lương như Minh Phụng, Lệ Thủy, Mỹ Châu…
Nổi danh với những vai kép chánh trong các vở cải lương thời bấy giờ, NSND Thanh Tuấn được nhiều hãng đĩa thu âm tìm đến. Đó là thời đỉnh cao sự nghiệp khi ông thu âm đến 500, 600 bài. NSND Thanh Tuấn nhớ lại: “Khi nghệ sĩ được lòng công chúng thì lúc đó hết sức là hạnh phúc. Hồi đó là thu cát-sét, thu băng liên tiếp. Sáng ca tới chiều, tối đi hát. Hát xong có những đêm thu đêm, thâu đêm luôn. Sáng hôm sau tập tuồng, tối hát mà liên tục một thời gian dài. Anh nhớ là sau năm 1976, 77, 78, 85, 87, 90, có những ngày thu không mệt mỏi mà vẫn phải làm bởi vì phục vụ cho quần chúng nên đành ráng. Bữa nào mà khàn, khan quá, xin phép “Dạ anh chị, cô ơi nay cho nghỉ một bữa, khàn quá””.
Trên con đường hoạt động nghệ thuật, ngoài những vai diễn để đời trong các vở tuồng huyền thoại, NSND Thanh Tuấn còn có nhiều sáng tác gây tiếng vang như Cuối Nẻo Đường Yêu (1965 - sáng tác đầu tay), Cuộc Đời Mạc Mậu Hợp (dựa trên cuốn sử viết về Vua Mạc Mậu Hợp), Cơn nước lũ…
Chặng đường 60 năm hoạt động dù gom đủ thăng trầm, buồn tủi nhưng chính nhờ những giai điệu và vai diễn khác nhau trong các vở tuồng đã giúp chú trưởng thành từng ngày để tạo nên người NSND Thanh Tuấn như bây giờ. Một người nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật bằng tất cả tâm can dù ở bất kì độ tuổi nào vẫn luôn cống hiến hết mình.
Ước mong tuổi xế chiều…
Cả một đời người giành hết tình yêu cho cải lương, nó chính như linh hồn của NSND Thanh Tuấn. Đến khi ở cái tuổi xế chiều, người nghệ sĩ ấy vẫn đau đáu, lo sợ rằng một ngày nào đó linh hồn ấy sẽ biến mất mãi mãi.
Ông nghẹn ngào nói: “Tôi rất muốn, rất mong bảo tồn được nghệ thuật cải lương. Thật sự có một thời gian, cải lương đứng chững và xuống quá. Tôi cũng như bao anh em nghệ sĩ rất lo sợ, sợ sự mai một. Không biết có còn khán giả thương yêu, có còn đến với cái nghề hát cải lương nữa không?"
NSND Thanh Tuấn khiến tất cả khán giả Dấu ấn huyền thoại thắt nghẹn khi bộc bạch từ tận đáy lòng của một con người yêu nghệ thuật và đã nuôi dưỡng cải lương bằng một đời người.
“Tôi có mở một lớp dạy Nghệ thuật Ca vọng cổ cho các em các cháu mới biết nhịp hoặc cũng có thể đã biết nhịp. Tôi muốn truyền đạt lại cho các em các cháu của thế hệ sau để giữ gìn những cái hay đó cộng thêm những cái hay vốn có của các em để tô điểm cho cái bài vọng cổ phong phú hơn, tươi mát hơn, đẹp hơn. Và hơn hết, để cho người nghe có cảm nhận rằng bài vọng cổ có mới, chứ không đứng một chỗ như ngày nào”.
Cái tâm của người nghệ sĩ không cho phép bản thân được ngừng nghỉ và phải luôn cố gắng. Bởi lẽ NSND Thanh Tuấn tâm nguyện với bản thân: “Còn hơi thở, còn giọng ca thì Thanh Tuấn phải phục vụ”. Với nghệ sĩ, ngày nào còn khán giả là ngày đó vẫn trau chuốt từng vai diễn và cất cao giọng cát cho đời cho người.
Sau vòng sơ loại tại 3 TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ, BTC cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020 đã tìm được 31 thí sinh vào vòng Chung kết năm nay.
Sáng ngày 17/6, tại trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Đồng Nai tổ chức Hội thi “Liên hoan Đờn ca Tài tử và Cải lương tỉnh Đồng Nai năm 2020”.
Những chiếc ghế không còn chỗ trống, những tràng pháo tay không ngớt với từng tiết mục cải lương, khán giả cùng khóc, cười với nhân vật, 12 giờ đêm, khán phòng vẫn rổn rảng lời ca, tiếng hát, cánh màn nhung không muốn khép lại...
Tiếng súng chiến tranh đã tắt, những người lính trở về quê nhà không chỉ mang trên mình những vết thương hữu hình mà còn gánh cả những nỗi đau không lời.
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, các thế hệ thầy và trò Hệ thống trường liên cấp Newton luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tích cực phấn đấu xây dựng trường thành điểm sáng về chất lượng và hiệu quả
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.