Dịch bệnh chưa qua, những thầy thuốc áo trắng vẫn ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch. Họ vẫn miệt mài điều trị cho bệnh nhân và truy vết, khoanh vùng dập dịch.
Dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Ninh những ngày giáp Tết Nguyên đán tới nay đã cơ bản được khống chế, kiểm soát. Có được kết quả này, ngoài quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, không thể thiếu sự đóng góp công sức của đội ngũ y bác sỹ, nhân viên phục vụ, lực lượng tình nguyện viên và cả những thành viên Tổ chống dịch cộng đồng.
Trở về từ tâm dịch Đông Triều, bác sỹ Vũ Trí Tuệ, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vẫn nhớ như mới hôm qua lần đầu tiên đi lấy mẫu, truy vết bệnh nhân với rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhận lệnh tăng cường vào ban đêm, ăn vội suất cơm dưới căng tin bệnh viện, gọi một cuộc điện thoại về nhà rồi cùng đồng nghiệp lên xe làm nhiệm vụ.
Hơn 10 ngày truy vết thần tốc, quyết liệt theo chỉ đạo của tỉnh, các bác sỹ, kỹ thuật viên và sinh viên y khoa trong đoàn công tác đã làm việc không kể ngày đêm, lấy hàng chục nghìn mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Bác sỹ Vũ Trí Tuệ cho biết: Dù biết đây là công việc nguy hiểm, vất vả nhưng với ý thức trách nhiệm vì cộng đồng, hơn 110 thành viên đoàn công tác đã cùng nỗ lực.
“Chúng tôi ghi chép lại đầy đủ thông tin của người lấy mẫu, bác sỹ sẽ tự cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và nếu an toàn sẽ quay trở lại tiếp tục tham gia công tác khoanh vùng. Lúc đấy sức mạnh tinh thần rất lớn. Mỗi người cố gắng bằng 5-6 lần ngày thường. Nghĩ mọi cách, phương pháp, cải tiến cách mình làm sao cho nhanh nhất và khoa học nhất. Tất cả mọi người cùng 1 tinh thần, cùng 1 mục tiêu chống dịch, và sự đón nhận của bà con nhân dân với sự trân trọng dành cho những người lấy mẫu trong những ngày vừa qua là động lực giúp chúng tôi vượt qua tất cả”, bác sĩ Tuệ cho biết thêm.
Trong vùng dịch, các bác sỹ luôn rèn luyện và giữ gìn sức khỏe để chiến thắng bệnh tật
Tham gia chiến dịch thần tốc truy vết nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, có lẽ chị Phạm Thị Thu Huyền, điều dưỡng Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển sẽ chẳng bao giờ quên cảm giác chơi vơi khi tưởng rằng công việc sắp kết thúc, được về ăn Tết với gia đình nhưng ngay trong đêm, có ca bệnh trong cộng đồng.
“Chúng tôi đã chia tay vui vẻ, chuẩn bị về bệnh viện thì lúc 21h có lệnh phải truy vết 3.579 mẫu từ F1, F2 liên quan tới ca F0 tại xã Nguyễn Huệ. Đoàn chúng tôi ngay lập tức chia thành 1 nhóm 40 người xuống mỏ Vàng Danh và lấy thông đêm, nguyên một ngày hôm sau và đến rạng sáng ngày 29 Tết âm lịch chúng tôi lấy mẫu cuối cùng để bàn giao cho Ban chỉ đạo Đông Triều”, chị Huyền cho hay.
Tranh thủ phút rảnh rỗi, các bác sỹ ghi lại những khoảnh khắc khó quên trong cuộc đời người thầy thuốc.
Thần tốc truy vết, thần tốc khoanh vùng, nâng cao năng lực xét nghiệm, kiên quyết và nhanh chóng cách ly triệt để các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao... đó là biện pháp quyết liệt được Quảng Ninh thực hiện đồng bộ ở tất cả các địa phương phát sinh ổ dịch. Các cơ sở điều trị tại tỉnh Quảng Ninh cũng sẵn sàng trang thiết bị, nhân lực, vật tư y tế đáp ứng tình huống phát hiện hàng trăm ca nhiễm trong thời gian ngắn. Hiện 6 phòng xét nghiệm trên địa bàn tỉnh được trang bị những máy móc hiện đại có khả năng xử lý 10.000 mẫu đơn và trên 50.000 mẫu gộp mỗi ngày, trả kết quả trong 24 giờ.
Ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Chúng tôi đã quyết định các mẫu F1 không làm gộp. 100% F1 là làm riêng, F2, F3 làm gộp. Bởi chúng ta đã huy động cả nghìn người đi lấy mẫu mà nếu các em ấy mải lấy mà không ghi chi tiết ra mà lẫn mẫu thì nguy hiểm. Người cần cách ly nhưng lại cách ly người âm tính thì hậu quả sẽ khó lường”.
“Chúng tôi đã đặt ra những kịch bản nữa là tiếp tục có những ca bệnh dương tính nhưng trong thời tiết mưa xuân thì sẽ truy vết như thế nào vì khi mưa nguy lây nhiễm là rất cao.? Tất cả phải được vạch sẵn để không bị động khi xảy ra vấn đề”, ông Diện cho biết thêm.
Truy vết, khoanh vùng và xét nghiệm thần tốc.
Tất cả kịch bản ứng phó với mọi diễn biến bất thường của dịch bệnh đều sẵn sàng với sự phân công cụ thể đến từng lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh với tinh thần cao nhất được lên dây cót. Không chỉ riêng ngành y tế mà ngay cả các đơn vị, doanh nghiệp, tổ dân phố đều có phương án phối hợp, xử lý tình huống khi phát hiện ca nhiễm bệnh tại địa phương, đơn vị mình.
Chính vì vậy, dù có tới 61 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 50 ca phát hiện tại cộng đồng ở nhiều địa bàn, đô thị, nhà máy... nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là các y, bác sỹ, lực lượng chức năng tham gia thần tốc truy vết, khoanh vùng, nghiêm túc thực hiện các phương án chủ động và đồng bộ ở các khu vực bùng phát dịch thì khó có thể kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong thời gian ngắn như Quảng Ninh đã làm.
“Có vẻ ban đầu mọi người không hiểu cách làm nên không ủng hộ lắm. Nhưng sau thấy đây là việc làm cần thiết, quyết liệt và nên làm. Chính vì thế Quảng Ninh kiểm soát được dịch bệnh rất là nhanh. Bà con đi lại, làm ăn, không bị khó khăn, yên tâm để sản xuất. Đó mới là điều quan trọng và cái được của tỉnh Quảng Ninh”, ông Lê Bá Phiệt - người dân thành phố Hạ Long chia sẻ.
“Chúng tôi rất cảm ơn các bác sỹ, cảm ơn những lực lượng nơi tuyến đầu và cảm ơn chính quyền đã bảo vệ người dân, cho chúng tôi đón Tết Tân Sửu an toàn. Giờ chúng tôi rất yên tâm và tin tưởng vào cách chống dịch của Quảng Ninh”, bà Lê Thị Nhung - người dân phường Bãi Cháy bày tỏ.
Nụ cười và cái vẫy tay tạm biệt của những bệnh nhân khỏi bệnh trở về với gia đình, là món quà ý nghĩa nhất với đội ngũ cán bộ ngành Y tế trong ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay.
Nhanh chóng khoanh vùng, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước thiết lập bản đồ vùng an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 từ thành phố tới xã phường và khai báo y tế điện tử diện rộng.
Gần 3 tuần qua không có ca bệnh trong cộng đồng, dập tắt hoàn toàn ổ dịch Vân Đồn, kiểm soát chặt ổ dịch Đông Triều, một nửa số bệnh nhân nhiễm Covid-19 được công bố khỏi bệnh là minh chứng cho sự đúng đắn trong hoạch định chiến lược cũng như triển khai hoạt động cụ thể phòng chống dịch của tỉnh Quảng Ninh.
Dịch bệnh chưa qua, những thầy thuốc áo trắng vẫn ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch. Họ vẫn miệt mài điều trị cho bệnh nhân và truy vết, khoanh vùng dập dịch. Có lẽ, nụ cười và cái vẫy tay tạm biệt của những bệnh nhân khỏi bệnh trở về với gia đình, cộng đồng là hạnh phúc lớn nhất của đội ngũ cán bộ ngành Y tế trong ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay./.
Sáng 09/01/2025, CTCP Dược phẩm Pharmacity và trường đại học Tây Đô (Cần Thơ) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU), đánh dấu lần thứ 25 Pharmacity hợp tác với các trường đại học/cao đẳng đào tạo về lĩnh vực Y - Dược trên cả nước. Sự kiện thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm mở rộng mạng lưới chiến lược với các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dược phẩm.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
Sau khi uống phải thứ nước màu hồng trong lọ nhỏ, nhóm học sinh một trường tiểu học ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang có triệu chứng bị ngộ độc, đau bụng, nôn ói phải nhập viện; trong đó có cháu nguy cấp phải chuyển viện Nhi Trung ương cấp cứu ngay trong đêm…
Ngày 22/1, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đang mở rộng điều tra một đường dây rửa tiền quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Sáng 22-1, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội đón Giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trung Hồ, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội đón Giao thừa và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 chủ trì.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh phía Nam về quê đón tết.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Ngày 22/1, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đang mở rộng điều tra một đường dây rửa tiền quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với các đối tượng để làm rõ.
Năm 2022-2023, Công ty TNHH Đắc Tài (huyện Tây Sơn, Bình Định) đã khai thác cát lậu tại sông Kôn với khối lượng hơn 300.000 m3, giá trị hơn 31,6 tỷ đồng.
Theo Bộ công an, từ tháng 01/2024 đến tháng 10/2024, trên cả nước đã xảy ra 30 vụ trộm cắp trên tàu bay đến/đi từ các Cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, trong đó có 33 đối tượng quốc tịch nước ngoài.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Tín, Công an thu giữ 1 lựu đạn, 6 khẩu súng, 2.404 viên đạn các loại, 14kg đầu đạn, vỏ đạn các loại cùng 1,1 kg thuốc đạn và nhiều máy móc, thiết bị.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.