Nick Vujicic - người đàn ông không tay không chân nhưng nổi tiếng với nghị lực phi thường đã truyền niềm tin, sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới.
Biết cách chơi bóng, lướt sóng, bơi lội…ngay cả khi thân thể thiếu cả chân lẫn tay, Nick Vujicic phá vỡ được những giới hạn tưởng chừng không thể vượt qua của số phận.
Biết chấp nhận và vươn lên nghịch cảnh
Nick tên đầy đủ là Nick James Vujicic, sinh ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia, trong một gia đình có gốc gác Serbia. Anh bị hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn rất hiếm gặp. Nick không có tay, chỉ có 2 chân nhỏ, và một trong đó có 2 ngón chân.
Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp, vì thế, cả Nick và bố mẹ suốt nhiều năm vẫn tự hỏi tại sao điều đó lại xảy ra với gia đình họ. Điều này có nghĩa rằng, anh đã phải chiến đấu với số phận của mình kể từ khi chưa hoàn toàn ý thức được nó sẽ khó khăn đến thế nào.
Người mẹ và người cha thân yêu của anh lần đầu nhìn thấy con trai đã sốc kinh khủng. Sự ra đời của Nick đã làm chao đảo cuộc sống một gia đình trẻ. Họ khó có thể chấp nhận được sự thật đau lòng về đứa con bé bỏng. Không chỉ vô cùng đau khổ, họ còn hết sức lo lắng cho tương lai của con trai.
Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Nick đã từng chăm chỉ cầu nguyện Chúa sẽ ban cho anh đôi chân và đôi tay. Anh nói với Chúa rằng, nếu lời cầu nguyện của anh không được hồi đáp, anh sẽ không bao giờ cầu nguyện nữa.
Tuy nhiên, quan điểm của anh sau đó đã thay đổi hoàn toàn khi mẹ đưa cho anh đọc bài báo viết về một người đàn ông bị khuyết tật giống anh đã vượt khó như thế nào. Vujicic nhận ra rằng anh không phải người duy nhất thiệt thòi như vậy, nên bắt đầu tự làm mọi thứ.
Đặc biệt hơn, khi Nick đến tuổi đi học, bố mẹ anh không gửi con vào trường dành cho những trường hợp khuyết tật mà lại cho con trai cùng học với những đứa trẻ bình thường, bởi cả hai đều muốn con mình học cách sống tự lập ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất.Nhưng không phải vì vậy mà Nick nản chí, tình yêu của bố mẹ đã giúp cậu vượt qua giai đoạn khó khăn này. Năm Nick 6 tuổi, người bố vốn là lập trình viên máy tính đã dạy Nick cách gõ phím và làm quen với máy vi tính.
Ban đầu luật của bang Victoria không cho phép Vujici học trường bình thường vì cơ thể khuyết tật của cậu. Tuy nhiên, Nick sau đó đã trở thành một trong những sinh viên khuyết tật đầu tiên được học ở trường dành cho học sinh bình thường từ khi luật trên thay đổi. “Đó là một quyết định đúng, tôi luôn thầm cảm ơn bố mẹ vì đã cho tôi học trong môi trường của những học sinh bình thường”, Nick nói.
Sự khuyết tật dường như đã đem lại cho Nick một khả năng khéo léo bậc thầy trong việc giải quyết các hoạt động thường ngày, mà đối với người bình thường không thành vấn đề. Từ chuyển động của đôi vai, hai ngón chân của bàn chân trái rất ngắn, ngay từ bé, anh bắt đầu tập cho mình biết đánh răng, biết uống nước, biết chải tóc, biết trả lời điện thoại… “Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng chừng đã có lúc nhấn chìm tôi. Hơn ai hết, tôi từng muốn tự tử, và đã từng rất nhiều lần bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng, tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng ngàn lần ngã…”, Nick cho biết.
Từ khi 18 tháng tuổi, Nick đã được bố dạy bơi. Nhờ làm quen với máy vi tính từ lúc lên 6 nên anh có thể dùng bàn chân bé tẻo teo có hai ngón nhỏ xíu gõ máy tính với tốc độ 45 từ/phút - sử dụng phương pháp “gót chân và ngón chân”. Nick cũng học cách ném những quả bóng tennis, chơi drum pedals, mang cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, ngoài ra còn tham gia chơi golf, bơi...
Tuy vậy sự tự ti cũng luôn tồn tại trong cậu bé Nick. Khi được tới trường, anh thường xuyên tuyệt vọng và cô đơn. Thậm chí, Nick luôn tự hỏi vì sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, liệu cuộc sống của mình có ý nghĩa gì hay không.
Lớn lên, bắt đầu ý thức được rằng “mọi người nhìn mình không phải vì mình đáng yêu mà vì mình là quái vật ngoài hành tinh. Năm lên 8 tuổi, Nick bị trầm cảm nặng và từng tìm đến cái chết vào năm 10 tuổi bằng ý nghĩ sẽ dìm mình tự tử trong bồn tắm.
Dám chấp nhận và vượt lên số phận
Nick đã từng trăn trở: “Mình sẽ không bao giờ chinh phục được một cô gái. Mình thậm chí không có tay để ôm bạn gái. Nếu có con, mình sẽ không bao giờ có thể ôm chúng. Rồi đây, mình làm thế nào để kiếm được việc làm? Ai người ta chịu thuê mình chứ? Bởi vì nếu giao việc cho mình thì người ta lại phải thuê thêm người thứ hai để trợ giúp mình hoàn thành công việc mà đáng ra mình tự giải quyết được. Ai chịu thuê một người như mình để rồi phải trả công cho hai người?”.
Tuy nhiên Nick đã đứng lên và vượt qua sự khắc nghiệt của số phận. Đó là một hành trình kỳ diệu. Khi học cấp 2, Vujicic đã tích cực vận động kêu gọi quyên góp cho một tổ chức từ thiện địa phương và các phong trào vì người khuyết tật. Năm 17 tuổi, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình, Life without Limits - Cuộc sống không giới hạn. Vujicic giới thiệu những buổi nói chuyện khích lệ với toàn thế giới về một cuộc sống của một con người khuyết tật có hy vọng và tìm được ý nghĩa cho cuộc sống mình.
Đối diện với niềm tuyệt vọng, không gì cứu rỗi hơn cho Nick bằng khoảnh khắc nhìn thấy một thái độ sống tích cực. Anh nói: “Thường thì chúng ta cứ tự nhủ rằng mình không đủ thông minh hoặc không đủ hấp dẫn, hoặc không đủ tài năng để theo đuổi những ước mơ. Chúng ta tin những gì người khác nói về chúng ta, hoặc tự đặt ra những giới hạn cho bản thân. Tồi tệ hơn, khi bạn tự coi mình là một người vô giá trị, nghĩa là bạn đang đặt ra giới hạn cho những điều kỳ diệu”.
Nick tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi, với tấm bằng kép ngành kế toán và kế hoạch tài chính. Sau đó, anh trở thành một diễn giả về động lực cuộc sống, đi tới nhiều nước trên thế giới, và nói chuyện chủ yếu về những vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Nick đã nói chuyện với hơn 3 triệu người tại hơn 24 quốc gia, 5 châu lục, Nick nói chuyện với nhiều khán giả, giáo đoàn, và trường học. Năm 2005, Nick Vujicic được đề cử giải thưởng “Thanh niên của năm” của Australia.
Thay vì chùn bước, sống trong mặc cảm và sợ hãi, Nick đã nhìn thẳng vào thực tế phũ phàng để vươn đến sự thành công. Xem những khuyết tật về thân thể là trò đùa thử thách của số phận dành cho mình, anh biến khó khăn, trở ngại và thất bại thành cơ hội để trưởng thành.Vượt lên số phận nghiệt ngã, Nick đã sống cuộc đời không vô nghĩa. Niềm tin và nghị lực của Nick đã được anh truyền tới nhiều quốc gia trên thế giới. Anh như luồng ánh sáng kỳ diệu rọi vào cuộc đời u ám, làm lay động hàng triệu trái tim.
Nick hiện đang sống hạnh phúc bên người vợ tên là Kanae Miyahara, một cô gái xinh đẹp, hoàn toàn bình thường và đứa con trai bé bỏng của họ. Đám cưới của họ diễn ra ngày 10/2/2012 ở California, Mỹ. Hàng trăm tờ báo trên thế giới đã đưa tin về đám cưới của Nick. Người ta gọi đám cưới đó là đám cưới của thế kỷ, là sự kiện tuyệt vời nhất, thông điệp hy vọng có sức thuyết phục nhất về tình yêu của năm 2012. Chuyện đời, chuyện tình của Nick được xem như một câu chuyện cổ tích có thật.
Đến bây giờ, cái tên Nick Vujicic đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Anh vượt qua tuổi thơ tật nguyền, vượt qua sự khiếm khuyết của hình dáng bên ngoài để ngẩng cao đầu chinh phục và mỉm cười với thế giới. Với nghị lực và những việc làm phi thường, Nick được xem là người có khả năng truyền cảm hứng cho tất cả mọi người.
Thoát khỏi bàn tay tử thần năm 25 tuổi, chỉ với một chiếc chân, Bế Thị Băng hết lần này đến lần khác làm nên những kỳ tích khó tin trong đời. Cô làm việc một chân, khiêu vũ một chân, đạp xe một chân và đi đến bất cứ nơi đâu mình muốn.
Gần như không có tuổi thơ khi đôi chân đã bại liệt, nhưng thầy Tuấn đã vượt qua tất cả bằng nghị lực phi thường, trở thành người thầy giỏi trên chiếc xe lăn, dạy dỗ gần 700 học trò đỗ ĐH, CĐ.
Sinh ra không có tay trái, còn cánh tay phải chỉ có 3 ngón dính nhau không được nguyên vẹn nhưng cậu bé Nguyễn Văn Tài (8 tuổi, ngụ ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) vẫn có thể viết chữ, sinh hoạt cá nhân trên chính đôi chân bé nhỏ của mình.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.