Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 22 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 16 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 22°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 16°C

Những câu chuyện ấm tình người

Văn hóa
02/05/2020 06:39
Oanh Trần
aa
Chiến tranh đã qua đi gần một phần hai thế kỷ nhưng vẫn để lại những di chứng, vết thương lòng suốt cả cuộc đời không thể lành. Còn gì đau đớn hơn khi chiến tranh cướp đi chức năng sinh sản của người phụ nữ đang ở độ tuổi thanh xuân.


Chị Nguyễn Thị Thiêm - Nhân viên y tế Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 đang xoa bóp cho bà Vương Thị Là - cựu thanh niên xuong phong. Ảnh: Trần Oanh

Chị Nguyễn Thị Thiêm - Nhân viên y tế Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 đang xoa bóp cho bà Vương Thị Là - cựu thanh niên xuong phong. Ảnh: Trần Oanh

Thích ứng trong mùa dịch

Chiều cuối tháng 4, khi lệnh giãn cách xã hội ở Hà Nội được nới lỏng, tại Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 (tại xã An Viên, huyện Ứng Hòa) vẫn thực hiện nghiêm những quy định về phòng chống dịch bệnh. Khách đến Trung tâm làm việc, ngay từ đầu cổng ra vào phải cung cấp đầy đủ thông tin liên quan, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn...

Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 hiện đang nuôi dưỡng 47 đối tượng NCC, chia làm 3 nhóm đối tượng phục vụ (nhóm 1, phục vụ 100% từ A - Z, có hơn 10 người; nhóm 2 phục vụ 50%, hơn 20 người; nhóm 3 phục vụ 30%, gồm số người còn lại).

Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Nguyễn Văn Nhiêu cho biết, từ đầu năm 2020, Trung tâm đã thực hiện đo thân nhiệt, phun thuốc khử khuẩn mỗi tuần một lần.

Từ cuối tháng 3, thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ và các chỉ thị của TP Hà Nội, cứ 3 ngày Trung tâm lại phun thuốc khử khuẩn một lần toàn bộ các khu nhà, lau chùi sạch sẽ phòng làm việc, phòng ở của người có công (NCC). Cùng với đó, Trung tâm thành lập một tổ phản ứng nhanh; bố trí 3 phòng cách ly cho NCC, cán bộ, nhân viên, người nhà của NCC và có phòng tiếp khách riêng.

Thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, Trung tâm quán triệt quy định người từ 60 tuổi trở lên không được ra khỏi nhà. “Lúc đầu, các cụ NCC bức xúc nhưng chúng tôi kiên trì tuyên truyền tới từng đối tượng, hàng ngày mở ti vi cho các cụ xem theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước và thế giới. Từ đó, mọi người thấy rõ được mức độ nguy hiểm khi dịch bệnh lây lan nên đã nghiêm chỉnh chấp hành, khi ra khỏi phòng đều đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn” - ông Nhiêu cho biết.

Chăm người có công như cha mẹ

Đứng trên tầng 2 của khu nhà làm việc, nhìn ra phía trước là mảng xanh mát mắt của vườn rau, hoa và cây cảnh cùng tiếng chim hót.... Trong thời khắc tháng 4 lịch sử, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2 Nguyễn Văn Nhiêu xúc động nhớ về những năm tháng đã qua. Nhiều kỷ niệm cũ ùa về. Chỉ một tháng nữa thôi, ông sẽ rời xa Trung tâm - nơi đã gắn bó gần 35 năm để về hưu. “Có rất nhiều câu chuyện đặc biệt về NCC. Tôi có kể cả ngày cũng chẳng hết” – ông Nhiêu xúc động nói.

Giám đốc Nguyễn Văn Nhiêu buồn buồn kể ngày 7/3/2020 đã phải tiễn biệt cụ Nguyễn Thị Ngô (99 tuổi) là Mẹ Việt Nam anh hùng cuối cùng ở Trung tâm. Theo nguyện vọng của cụ Ngô lúc sống, Trung tâm và chính quyền địa phương đã tổ chức tang lễ và đưa cụ về chôn cất tại quê nhà. Trong đám tang, từ Ban Giám đốc, đến cán bộ, nhân viên đều để tang, coi cụ như thân sinh của mình.

Giám đốc Nguyễn Văn Nhiêu cũng kể về một trường hợp NCC cao tuổi, bị bệnh nặng, nằm bất động, nhân viên nuôi dưỡng phải trở người liên tục. Tuy nhiên, do nằm nhiều ngày, các vết loét vỡ ra dính xuống chăn, đệm, khiến cụ đau đớn. Mọi cách thức như bôi thuốc, lau chùi, vệ sinh cơ thể liên tục, dùng đệm nước... không giảm bớt được những vết loét.

Cán bộ, nhân viên ở Trung tâm thương cụ trào nước mắt xót xa. Họ đã cắt những tàu lá chuối, tước bỏ sống, rửa sạch, lau khô, trải dưới người. Quả nhiên, dịch mủ không thấm xuống giường, người bệnh không bị hấp hơi và nóng.

Việc cho cụ ăn là cả quá trình rất đỗi gian nan nhưng những cán bộ chăm sóc NCC không nản, từ cho ăn cơm với thịt cắt nhỏ, đến xay cơm trộn thức ăn, cháo loãng, xay cháo lọc lấy nước hút vào ống xi lanh rồi qua ống luồn bơm vào thực quản. Khi mọi đường ăn uống không thể thực hiện được nữa, giải pháp cuối cùng là truyền thuốc bổ vào đường tĩnh mạch để nuôi sống cơ thể cụ. Từ những cách làm đó, anh em Trung tâm đã giúp cụ kéo dài sự sống thêm được 7 năm.

“Trung tâm quán triệt cán bộ, nhân viên, luôn coi các đối tượng NCC như cha mẹ mình, phục vụ tận tâm; khi các cụ nói gì thì tiếp thu rồi giải thích sau” - ông Nhiêu cho biết.

Hiện nay, theo quy định, chế độ ăn uống mỗi ngày của NCC là 50.000 đồng. Trong đó, bữa ăn sáng 10.000 đồng được Trung tâm thực hiện theo sở thích và bệnh lý của từng NCC. Thực đơn bữa ăn trưa và chiều luôn được thay đổi, bảo đảm dinh dưỡng và luôn có rau tươi trong vườn. Những ngày có dịch, nhân viên mang các suất ăn đến phòng cho từng NCC để bảo đảm thực hiện giãn cách xã hội.

Tri ân người có công

Ở Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 2, mỗi NCC là một câu chuyện, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều cố gắng vượt lên hoàn cảnh. Khi thấy khách đến thăm, cụ Nguyễn Thị Thảo, 82 tuổi, là vợ liệt sĩ hết sức vui mừng. Tuổi cao nhưng vẫn minh mẫn, cụ Thảo kể cho chúng tôi nghe về việc thực hiện chống dịch như phải đeo khẩu trang trước khi bước ra khỏi cửa phòng, thường xuyên lau dọn phòng ở sạch sẽ...

“Các anh, em tôi và anh, chị chồng chết hết. Con gái 57 tuổi, nhưng ở tận miền Nam, cuộc sống không dư giả nên mấy năm mới về thăm mẹ một lần”- cụ Thảo nói.

Cụ kể về năm 20 tuổi, lấy chồng làm công nhân trên Phú Thọ, 6 năm sau mới sinh được mụn con gái. Cuối năm 1964, khi con được 6 tháng, người chồng lên đường nhập ngũ làm lính trinh sát trong Đà Lạt, bặt vô âm tính. 7 năm sau, cụ nhận tin chồng hy sinh. Nén đau thương vào lòng, cụ gồng gánh nuôi con. Tâm nguyện lớn nhất của cụ là đi tìm hài cốt chồng cũng đã được thực hiện, dù chỉ còn ít mảnh vụn.

Trường hợp bà Vương Thị Là quê ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín cũng hết sức đau thương. Năm 1971, khi 20 tuổi, cô gái trẻ Vương Thị Là đi thanh niên xung phong ở mặt trận Quảng Trị, bị bom khoan xuyên vào người làm nát buồng trứng và dạ con. Năm 1973, sau nhiều tháng nằm điều trị, cô Là được trở về quê hương. Không muốn làm khổ người khác, cô quyết định sống cùng mẹ và em gái...

69 tuổi đời, luôn phải đeo đai để hỗ trợ cột sống bị xẹp, khó khăn lắm cô mới ngồi được một lúc để trò chuyện. “Vết thương chèn ép làm tôi bị teo cơ, đôi chân càng ngày càng teo tóp lại. Hàng ngày tôi phải uống nhiều loại thuốc tiểu đường, tim mạch, mỡ máu, huyết áp... Giờ đây, tôi chỉ muốn gắn bó với nơi này, để được hưởng cái tâm, cái phúc, tình cảm của các anh chị ở Trung tâm” – bà Là rơm rớm nước mắt.

Giám đốc Nguyễn Văn Nhiêu cho biết, dịp kỷ niệm ngày 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trung tâm sẽ nấu những món ăn tươi, chia thành suất được mang đến từng phòng phục vụ cho từng đối tượng NCC. Ông bảo, chỉ mong sao những NCC luôn khỏe mạnh để cán bộ, nhân viên chăm sóc là cách cảm ơn NCC đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc để mọi người có cuộc sống hòa bình hôm nay.

bài liên quan
Quảng Ninh: Tổ chức thăm, khám sức khỏe miễn phí cho người có công với cách mạng

Quảng Ninh: Tổ chức thăm, khám sức khỏe miễn phí cho người có công với cách mạng

Đây là hoạt động ý nghĩa, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện trách nhiệm và tình cảm tới người có công với cách mạng.
Những câu chuyện ấm tình người

Những câu chuyện ấm tình người

Chiến tranh đã qua đi gần một phần hai thế kỷ nhưng vẫn để lại những di chứng, vết thương lòng suốt cả cuộc đời không thể lành. Còn gì đau đớn hơn khi chiến tranh cướp đi chức năng sinh sản của người phụ nữ đang ở độ tuổi thanh xuân.
Quy định mới về chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng

Quy định mới về chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi người có công với cách mạng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/9/2021.
Cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương

Cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm nghiên cứu tham mưu và thực hiện công tác hoàn thiện thể chế với trọng tâm là xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng trong giai đoạn tới theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, đặc biệt là về cải cách chính sách tiền lương...
Kỳ 1 - Bạc Liêu: 20 năm "treo" hồ sơ công nhận liệt sĩ, nỗi oan trái vì hy sinh khi hoạt động bí mật

Kỳ 1 - Bạc Liêu: 20 năm "treo" hồ sơ công nhận liệt sĩ, nỗi oan trái vì hy sinh khi hoạt động bí mật

Năm 1997, ông Trần Văn Đực được UBND huyện Hồng Dân cấp Giấy báo tử trong đó có đề nghị cấp trên xác nhận ông Đực là liệt sĩ. Thế nhưng qua nhiều giai đoạn, đến nay hồ sơ xin công nhận liệt sĩ của ông vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Kỳ 1 - Bạc Liêu: 20 năm "treo" hồ sơ công nhận liệt sĩ, nỗi oan trái vì hy sinh khi hoạt động bí mật

Kỳ 1 - Bạc Liêu: 20 năm "treo" hồ sơ công nhận liệt sĩ, nỗi oan trái vì hy sinh khi hoạt động bí mật

Năm 1997, ông Trần Văn Đực được UBND huyện Hồng Dân cấp Giấy báo tử trong đó có đề nghị cấp trên xác nhận ông Đực là liệt sĩ. Thế nhưng qua nhiều giai đoạn, đến nay hồ sơ xin công nhận liệt sĩ của ông vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP HCM: Thí điểm thu phí tự động ô tô đỗ ở 3 tuyến đường

TP HCM: Thí điểm thu phí tự động ô tô đỗ ở 3 tuyến đường

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Viết cho người phụ nữ tôi yêu

Viết cho người phụ nữ tôi yêu

Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

Thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Trung Thành, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.