Thượng tá Hoàng Gia Định, trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, trên địa bàn Lạng Sơn năm 2022 tình hình an ninh mạng cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ đánh cắp dữ liệu, tấn công mạng, lộ bí mật Nhà nước trên không gian mạng.
Qua công tác nghiệp vụ đã phát hiện, xử lý và khắc phục 28 tài khoản, mật khẩu của một số cơ quan quản lý Nhà nước, trường học bị lộ lọt trên không gian mạng, rao bán trên các trang web đen; qua kiểm tra tại nhiều cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp phát hiện 1 số vi phạm quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Từ việc giám sát và quét mã độc định kỳ đã phát hiện nhiều loại virus, mã độc lây nhiễm vào máy tính của các cơ quan, đơn vị, tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công, lộ bí mật nhà nước trên không gian mạng.
Đáng chú ý, trên địa bàn Lạng Sơn xuất hiện loại tội phạm lừa đổi ngoại tệ, cho tặng quà từ nước ngoài về Việt Nam, giới thiệu đầu tư vốn vào sàn giao dịch điện tử, cho vay tiền qua mạng, giả danh cán bộ công an, quân đội, viện kiểm sát, tòa án, hải quan sử dụng mạng viễn thông, mạng xã hội để gọi điện, nhắn tin lừa đảo.
Mới đây nhất, thực hiện Kế hoạch cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự Tết Nguyên Đán Quý Mão năm 2023, qua công tác nghiệp vụ, Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao phối hợp với Công an huyện Cao lộc phát hiện một nhóm đối tượng có hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá trên không gian mạng.
Ngày 24/12/2022, đồng chí Đại tá Thái Hồng Công – Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị phối hợp đấu tranh triệt phá, bước đầu làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng: Nguyễn Hữu Hậu, sinh năm 1999, trú tại: Thôn Đại Sơn, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc; Lộc Thanh Thái, sinh năm 1993, trú tại: Số 55 đường Trần Đăng Ninh, phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn; Hoàng Quốc Phong, sinh năm 1999, trú tại: Thôn Chi Mạc, xã Hoàng Đồng, TP. Lạng Sơn.
Tang vật thu giữ gồm: 04 điện thoại di động và các tài liệu có liên quan. Qua đấu tranh đã làm rõ các đối tượng đánh bạc, tổ chức đánh bạc với số tiền 36,8 tỷ đồng.
Hiện nay, Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao đang phối hợp Công an huyện Cao Lộc khẩn trương xác minh, điều tra mở rộng, truy tìm các đối tượng liên quan đang bỏ trốn để xử lý trước pháp luật.
Điều tra viên lấy lời khai đối tượng.
Về hoạt động sử dụng không gian mạng để thực hiện tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật tiếp tục diễn biến phức tạp, nổi lên là những tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19, hầu hết hoạt động, giao dịch của người dân cơ bản thực hiện dưới hình thức trực tuyến đã làm gia tăng tội phạm công nghệ cao, chủ yếu là lừa đảo chiếm đoạt tài sản với nhiều thủ đoạn tinh vi như: Chiếm đoạt mã OTP lừa mua bán hàng hoá qua mạng xã hội, tìm kiếm việc làm online, giả danh trang thương mại điện tử cơ quan chức năng (công an, ngân hàng, nhà mạng)…
Nguyên nhân cơ bản là do nhận thức của người dân còn hạn chế, mất cảnh giác, thiếu kiến thức và kỹ năng trong sử dụng Internet, mạng xã hội, nhiều người vì hám lợi bị các đối tượng sử dụng thủ đoạn đánh trúng tâm lý để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản...
Ngoài ra hoạt động đánh bạc được quảng cáo thông qua trang web có máy chủ đặt tại nước ngoài, kinh doanh đa cấp, mua bán trái phép thông tin, dữ liệu cá nhân, tín dụng đen biến tướng trên không gian mạng còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi, khó kiểm soát, khó xử lý đã tác động đến an ninh trật tự trên địa bàn…
Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT...) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
Theo Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 đã ghi nhận hơn 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%).
Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính. Để thực hiện các cuộc lừa đảo trực tuyến, đối tượng lừa đảo đã áp dụng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm tạo niềm tin dẫn dụ con mồi vào bẫy như: Giả mạo thương hiệu: chiếm 72.6% (giả mạo SMS, website, số điện thoại của cơ quan chức năng, ngân hàng, công ty tài chính…), Chiếm đoạt tài khoản online (Facebook, Zalo...): chiếm 11.4%, các hình thức khác (việc làm online, lừa đảo tình cảm, app cho vay...): chiếm 16%. Nhiệm vụ bảo vệ người dùng Internet Việt Nam trước các tấn công lừa đảo trực tuyến, vi phạm pháp luật trên không gian mạng đặt ra với các cơ quan chức năng hết sức cấp thiết.
Thượng tá Hoàng Gia Định, trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trong năm 2022, đơn vị đã chỉ đạo tiếp nhận giải quyết 64 vụ việc tội phạm trên không gian mạng với tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 14 tỷ đồng, xác lập, phá 03 chuyên án, bắt khởi tố 03 vụ 17 đối tượng, điều tra - làm rõ 30 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nghi vấn rửa tiền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xúc phạm danh dự công dân.
Bên cạnh kết quả đạt được thời gian qua, công tác đấu tranh, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng tại địa bàn Lạng Sơn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc: Tội phạm trên không gian mạng có xu hướng gia tăng, thủ đoạn tinh vi, mang yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia, lợi dụng địa bàn giáp ranh, vùng chồng lấn sóng di động nước ngoài để hoạt động phạm tội, gây khó khăn cho công tác đấu tranh, phát hiện triệt phá.
Công tác tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã có sự phối hợp giữa lực lượng Công an với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình bằng nhiều hình thức, tuy nhiên còn không ít trường hợp chưa tiếp cận được, chủ yếu là những người không có thói quen theo dõi, tìm hiểu tin tức thời sự qua báo đài, tivi, không gian sinh hoạt tại nơi cư trú, thiếu kỹ năng, kiến thức cơ bản, mất cảnh giác, bị lợi ích vật chất trước mắt chi phối,tham gia các ứng dụng ảo trên mạng internet, mạng xã hội…
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa ngăn chặn tội phạm lợi dụng công nghệ cao thời gian tới, theo Thượng tá Hoàng Gia Định :Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng làm tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cảnh báo về phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm lợi dụng mạng viễn thông, Internet lừa đảo chiếm đoạt tài sản để người dân thường xuyên nâng cao cảnh giác và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả loại tội phạm này.
Bởi qua thực tiễn đấu tranh thời gian qua cho thấy: hầu hết các đối tượng sử dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng đánh vào tâm lý, lòng tham của bị hại. Các cơ quan doanh nghiệp tổ chức phổ biến,quán triệt tới toàn thể cán bộ, công nhân viên,người lao động, đặc biệt là những cán bộ, công nhân viên làm việc tại bộ phận tiếp nhận, xử lý công việc qua điện thoại về phương thức thủ đoạn của các đối tượng sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản để nâng cao cảnh giác; đồng thời tích cực phối hợp với lực lượng Công an trong quá trình xác minh, đấu tranh, xử lý các đối tượng.
Để không bị các đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ thông tin, mạng viễn thông lừa đảo, người dân không nên nghe những lời yêu thương hay hứa hẹn, dụ dỗ gửi tiền, quà của những đối tượng "lạ” trên mạng xã hội. Khi thấy người bạn ảo bên “Tây” nhắn tin gửi quà và yêu cầu nộp tiền phí thường là từ vài chục triệu đến cả hàng trăm triệu đồng để nhận thì cần đặt ngay câu hỏi: "Họ đã chuyển cho mình một số tiền quà lớn cả tỷ đồng như vậy thì một số tiền phí nhỏ kia tại sao lại không lo được?”.
Rõ ràng đây là sự bất thường, là cái bẫy đang giăng ra. Cần cẩn trọng trước những lời mọc rủ rê tham gia đầu tư vào các sàn chứng khoán tiền ảo… nhận lãi suất cao.
Bởi nếu có những hình thức như vậy thật thì đối tượng sẽ âm thầm “ăn’’ trước chứ dễ gì chia sẻ cho người khác. Tuyệt đối không được cung cấp mật khẩu đăng nhập tài khoản trực tuyến cũng như mã OTP cho các đối tượng gọi điện đến dù là cán bộ ngân hàng, nhân viên công ty phát hành ví điện tử…
Khi gặp trường hợp này, cần chủ động liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng để được tư vấn và hướng dẫn. Với những việc làm online đòi hỏi phải đặt cọc hoặc làm nhiệm vụ chốt đơn chuyển tiền hưởng %, cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thông tin của nhân viên và công ty. Tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ khi chưa biết họ là ai, công việc có hợp pháp không.
Hết sức cảnh giác với những lời mời chào: “việc nhẹ lương cao”. Đối với các trường hợp thông qua điện thoại tự xưng là cán bộ Công an, Toà án, Viện Kiểm Sát… yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra thì đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Khi gặp trường hợp này, phải bình tĩnh đến ngay cơ quan Công an nơi gần nhất để báo tin và đề nghị hỗ trợ xác minh hoặc chủ động từ chối chuyển tiền. Tuyệt đối không hoang mang lo sợ mà chuyển tiền cho dối tượng lừa đảo.
Tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, thuê, mua CCCD hoặc tài khoản ngân hàng nếu không có mục đích chính đáng; đồng thời không đăng tải chia sẻ hình ảnh CCCD, CMND tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội cũng như không cung cấp thông tin trên cho những dịch vụ không thiết yếu, không có cam kết bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội.
Trong trường hợp bị mất CCCD, CMND cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng để làm lại giấy tờ. Đây là căn cứ để chứng minh chủ sở hữu của CCD, CMND không có liên quan đến các giao dịch dân sự trong thời gian bị mất CCCD, CMND đồng thời phòng ngừa trường hợp số căn cước công dân bị lợi dụng thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật. Trường hợp nghi ngờ phát hiện số CCCD, CMND của mình bị sử dụng trái phép để mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký thuê bao trả sau, cần nhanh chóng liên hệ ngân hàng,nhà mạng để được hỗ trợ khoá tài khoản, thuê bao….
Các cơ quan báo chí truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức người dân trong phòng,chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài nhằm nâng cao dân trí một cách toàn diện để mỗi người dân ,đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh sinh viên có ý thức tự bảo vệ mình và trở thành bộ lọc thông tin, hướng dẫn những người xung quanh nhận biết, sàng lọc các thông tin xấu, thông tin độc hại.
Qua công tác tuyên truyền, thông tin về nguyên nhân, sự nguy hiểm, tác hại và ảnh hưởng do vi phạm pháp luật và tội phạm mạng gây ra đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội sẽ nâng cao nhận thức, trách nhiệm phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng cho toàn dân, chủ động đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, chống phá từ các thế lực phản động, bên cạnh đó thường xuyên cập nhật đưa tin chính xác phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế - văn hoá - xã hội, phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; tăng cường sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, làm tốt việc tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng như kết hợp báo chí với truyền thông xã hội, với gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể nhằm hướng dẫn, nâng cao ý thức phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng.
Trong thời đại công nghệ số, các hình thức lừa đảo trên không gian mạng ngày càng trở nên tinh vi, đánh vào lòng tham hoặc sự thiếu hiểu biết của người dùng.
Trước tình hình các loại hình tội phạm công nghệ cao gia tăng, với các thủ đoạn tinh vi, phức tạp như giả danh công an, ngân hàng...hoặc người thân quen để chiếm đoạt tài sản, Công an tỉnh Đồng Nai đã tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này.
Mùi hôi thối nồng nặc, ruồi muỗi sinh sôi là nỗi khổ mà những người dân thôn Nà Loòng, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã phải gồng mình gánh chịu suốt cả chục năm nay. Nguyên nhân được cho là do cơ sở sản xuất của Công ty Cổ phần sản xuất da Nguyên Hồng gây ô nhiễm...
Riêng trong quý III năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức 09 cuộc xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong công tác quản lý thị trường, tăng 2,42 lần so với quý II năm 2024.
Chiều 21/12, Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới dài 652 m trên quốc lộ 32C, thay thế cầu Phong Châu cũ bị hư hỏng trong bão Yagi.
Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
Theo cơ quan công an, các đối tượng được tách biệt thành 2 bộ phận, gồm: đưa thông tin gian dối để lừa đảo gọi mời tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán và tạo các tài khoản, công ty để che giấu dòng tiền, tránh rủi ro khi bị cơ quan chức năng phát hiện, 2 bộ phận này hoạt động đồng thời, song song và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cả quá trình lừa đảo.
Bực tức vì Thuêm không trả lời mình, trong lúc nhậu Ten đã dùng dao chém nhiều nhát vào người của Thuêm, thấy vậy Toc không những không can ngăn anh mà còn dùng gậy gỗ đánh tiếp khiến Thuêm tử vong, rồi đưa thi thể nạn nhân xuống suối và dùng đá đè lên che giấu.
Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ra quyết định truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
Ngày 19/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai, do một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
Khi nghe tin về vụ phóng hỏa quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết, nhiều người không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ. Càng đáng căm phẫn hơn khi nguyên nhân chỉ xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.