Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Người ghi lại lịch sử dân tộc bằng âm nhạc

Văn hóa
01/09/2016 10:18
Thu Hồng
aa
Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác rất nhanh, trong đó có những ca khúc đánh dấu một thời điểm lịch sử, một thời khắc thiêng liêng, một sự kiện trọng đại, một chiến dịch...


Nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Vì thế, có người nói rằng các ca khúc của Phạm Tuyên là một biên niên sử bằng âm nhạc. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng từng nhận xét: “Cuộc đời Phạm Tuyên là một pho tiểu thuyết bề bộn với rất nhiều cung bậc”.

Theo dấu chân Người

Là nhạc sĩ cùng thế hệ với các nhạc sĩ Thuận Yến, Trần Chung, Cao Việt Bách..., Phạm Tuyên đã có rất nhiều ca khúc viết về Bác Hồ được công chúng yêu thích và thuộc nằm lòng.

Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời của ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng thiếu niên nhi đồng” - dấu ấn tâm hồn của bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam, Phạm Tuyên cho biết: “Ngày 2/9/1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, tôi cũng có mặt ở đó. Khi đó tôi mới 21 tuổi, tôi đứng ở vỉa thềm của Bộ Ngoại giao, Bác Hồ đi xe qua, Bác vẫy tay với thiếu nhi bằng cả hai tay, tôi rớt nước mắt.

Tôi thấy ông cụ cao vời vợi, là Chủ tịch nước mà cụ vẫn yêu trẻ con đến thế. Đấy chính là cái đọng lịch sử trong tâm hồn tôi, cái đọng lịch sử cả đời người không phai nhạt. Thế là câu “Ai yêu nhi đồng hơn Bác Hồ Chí Minh” tự nhiên thoát ra như lời nói của con trẻ”.

Sau này, Phạm Tuyên được nghe Trần Duy Hưng kể lại rằng, khi nghe bài hát của ông, tả “Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh, Bác chúng em, mắt như sao, râu hơi dài” thì Bác Hồ cười bảo: “Bác còn trẻ chứ Bác đã già đâu”.

“Bài hát của tôi được nhiều người thích nhưng điều làm tôi hạnh phúc nhất là Bác Hồ cũng thuộc và thích. Năm 1952, Bác Hồ trích lại câu hát trong bài hát của tôi, nhưng Bác chuyển từ “hơn” thành từ “bằng” và biến hai câu hát thành câu đối: “Ai yêu thiếu niên nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng thiếu niên nhi đồng”. Câu đối này Bác treo ở chiến khu Việt Bắc, sau được đưa về treo ở Cung Thiếu nhi Hà Nội”, nhạc sĩ tự hào kể.

Năm 1955, Phạm Tuyên lại có dịp được gặp Bác Hồ khi đến thăm khu học xá Trung ương ở Quế Lâm (Trung Quốc). Đó là nguồn cảm xúc để ông viết ca khúc thiếu nhi “Em được nghe chuyện Bác Hồ” sau lần gặp ấy.

Nhân một chuyến đi biểu diễn phục vụ đồng bào các dân tộc ở “thủ đô gió ngàn”, Phạm Tuyên viết “Việt Bắc nhớ Bác Hồ”. Bài hát thể hiện tình cảm, tấm lòng của đồng bào các dân tộc nơi một thời là chiến khu, là căn cứ địa cách mạng đối với Bác.

Ở bài “Suối Lê nin” (thơ Trần Văn Loa), Phạm Tuyên sử dụng âm điệu hát then của người Tày để dựng lại hình tượng Bác Hồ với cuộc sống rất giản dị, chan hòa giữa thiên nhiên.

Bài hát viết về dòng suối nhỏ, nơi “xưa Bác ngồi câu cá”, làm thơ, dịch sử đảng, và “Bác đặt tên cho suối”, “Bác uống nước dòng suối để thành máu nuôi tim... Mang mùa xuân về cho nước non...”.

Bài “Ngày thống nhất Bác đi thăm” được khởi nguồn từ di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là ý muốn sau ngày hòa bình thống nhất Bác sẽ đi thăm miền Nam; là nguyện vọng đi thăm mọi miền đất nước mà Bác ấp ủ suốt đời nhưng chưa thực hiện được.

Đến khi Bác vĩnh viễn ra đi, cảm xúc tiếc thương trào dâng chất ngất, Phạm Tuyên đã viết: “Từ Làng Sen, có một người trai chí lớn, mang lý tưởng cách mạng, giải phóng quê hương. Ra đi tìm khắp bốn phương, đường đi cho cả dân tộc, dặm trường mà xông pha...” (lời ca khúc “Từ làng Sen”).

Cho tới trưa 30/4/1975, khi Sài Gòn được giải phóng, Phạm Tuyên vẫn luôn nghĩ rằng, chính giây phút thiêng liêng này của dân tộc, Bác vẫn hiện diện giữa triệu triệu con tim.

Ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” đã được ông viết rất nhanh và ngay lập tức được thu thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi được phát vào lúc 17h ngày 30/4/1975, cùng thông báo với toàn thế giới tin Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất sau 30 năm kiên cường đấu tranh.

Tình cảm của Phạm Tuyên với bác Hồ còn được tái hiện dạt dào qua ca khúc “Thành phố mười mùa hoa” (thơ Lệ Bình), nhân kỷ niệm 10 năm giải phóng miền Nam, khi Sài Gòn đã có 10 năm mang tên thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Tuyên tâm sự: “Khi viết về Bác Hồ, tôi không viết theo lối ngợi ca một vị lãnh tụ cao siêu, cách xa vời vợi đối với dân chúng mà muốn nói lên những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được kết tinh”.

Nhạc sĩ của tuổi thơ

Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết: “Phạm Tuyên là một đại thụ có nhiều cành, nhiều nhánh, mà nhánh nào cũng vạm vỡ và sum suê. Một trong những nhánh tươi nõn ấy, ông dành hiến dâng cho con trẻ”.

Quả thực, trong khi có rất ít nhạc sĩ dành tâm huyết cho mảng âm nhạc thiếu nhi thì Phạm Tuyên vẫn luôn dành nhiều ưu ái cho đối tượng này. Trong đó, nhiều bài hát của ông đã “vượt biên giới”, được nhiều nước dịch lại.

Cái duyên của ông với nhạc thiếu nhi có từ những năm ông 20 tuổi, những ngày ở chiến khu Việt Bắc ông đã viết: “Lớp học ở rừng”, “Em vào thiếu sinh quân”, “Tiến lên đoàn viên”, “Chiếc đèn ông sao”... Ông cho rằng, âm nhạc cho người lớn hay cho thiếu nhi về nghệ thuật đều bình đẳng. Chỉ có sự bình đẳng trong nghệ thuật mới giúp cho các tác phẩm sống mãi với thời gian và sống trong lòng công chúng.

Vì vậy, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, người ta vẫn thấy hai bài hát “Tiến lên đoàn viên” và “Chiếc đèn ông sao” với những tình cảm tươi vui, trong sáng còn vang mãi đến tận bây giờ.

Rất nhiều địa phương mà nhạc sĩ của bài hát “Chiếc đèn ông sao” nổi tiếng đến, ông đều có quà là những khúc ca xinh xắn cho thiếu nhi, Khánh Hòa có “Tên em là Nha Trang”, Hải Phòng có “Bài ca măng non nơi đất cảng”, “Khăn quàng đỏ bên sông Hàn” cho thiếu nhi Đà Nẵng... Nổi tiếng và được yêu mến nhất là bài hát cho thiếu nhi Đắk Lắk – “Chú voi con ở Bản Đôn”.

Năm 1983, ông cùng nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, nhạc sĩ Hoàng Vân đi thực tế ở Đắk Lắk. Cán bộ tỉnh giới thiệu Buôn Đôn - nơi có truyền thống thuần dưỡng voi, đến khi ba nhạc sĩ lên Buôn Đôn, đàn voi lớn đi rừng làm việc hết, đi quanh bản chỉ toàn là voi con.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên dí dỏm: “Không có voi to thì viết về voi con vậy”, ai cũng ngỡ ông đùa, nhưng đến tối, ông mang “Chú voi con ở Bản Đôn” ra dạy cho các em thiếu nhi, giai điệu âm nhạc Êđê thân thuộc cùng với ca từ ngộ nghĩnh, đáng yêu đã chiếm trọn trái tim của cả trẻ em lẫn người lớn Buôn Đôn. “Chú voi con ở Bản Đôn” nhanh chóng trở thành biểu tượng của Đắk Lắk.

“Ngày bạn tôi từ Buôn Đôn ra bảo: Chú voi con năm nào anh viết giờ đã 20 tuổi rồi đấy”, Phạm Tuyên nhớ lại.

Một kỷ niệm đáng nhớ nữa được Phạm Tuyên chia sẻ: Hồi ấy, ông có cô con gái học ở Trường Mầm non Thợ Nhuộm. Một hôm, cô giáo biết bố cô bé là nhạc sĩ nên xúi về bảo bố viết về ngôi trường mà cháu theo học. Con gái về “dọa” yêu rằng: nếu bố Phạm Tuyên không viết thì con không đi học đâu. Và thế là ca khúc “Trường chúng cháu là trường mầm non” ra đời.

Không lâu sau, ca khúc này lan rộng trong Nam, ngoài Bắc và nhiều nơi các em còn cải biên lại theo ước muốn dễ thương của mình như “Trường của cháu đây là trường Sao Mai”, hay “Trường của cháu đây là trường Tuổi Thần Tiên”…

“Nếu chúng ta không quan tâm đến đối tượng trẻ em thì sẽ có sự xâm lăng về văn hoá. Tôi rất buồn khi biết có một đoàn Hàn Quốc sang Việt Nam, sau khi xem một tiết mục biểu diễn âm nhạc của ta, họ đã nhận xét là giống ở nước họ quá! Chất lượng về âm nhạc ở ta đang bị nhạt nhoà, nhiều khi cái nhìn át cái nghe.

Trách cơ quan quản lý một phần nhưng cái này cũng có lỗi của truyền thông. Ngay cả trên các phương tiện truyền hình, phát thanh... cũng phát nhiều bài chất lượng rất kém vào những thời gian được gọi là “giờ vàng”. Bức tranh về âm nhạc của chúng ta giờ phong phú nhưng phức tạp quá”, Phạm Tuyên trăn trở.

Vẫn “gửi nắng cho em”

Trong cuộc đời sáng tác của mình, Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 2012 và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác. Đằng sau những thành tựu quý giá đó là sự chung sức và hy sinh của người bạn đời yêu quý của ông- PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết.

Giọng trầm buồn, người nhạc sĩ đáng kính rưng rưng: “Vào đầu năm 2007, tôi và bà nhà đã tổ chức “đám cưới vàng”, kỷ niệm nửa thế kỷ chung sống, vậy mà… Lựa một sớm hè tháng 5 năm 2009, bà nhà tôi đi xa. Mất mát lớn nhất trong cuộc đời tôi chính là sự ra đi của bà ấy”.

Lúc còn sống, bà là một chỗ dựa rất quan trọng của ông. Ông không giấu vẻ tự hào khi nhắc về vợ mình - PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết: “Thường thường, lên danh mục các chương trình là bà nhà tôi làm. Thậm chí, bà còn nhớ các sáng tác của tôi hơn chính tôi. Cả sự nghiệp âm nhạc viết cho thiếu nhi tôi phải nhờ ơn bà nhà tôi”.

Phạm Tuyên bảo, thẩm định của bà Tuyết rất chính xác. Có những bài nghe xong bà nói với ông: “Bài này cũng được nhưng chắc là không phổ biến mấy”. Có những bài vừa nghe bà vừa nói: “Bài này được, hát được”. Ông khiêm tốn nhận “ăn theo” vợ, nhưng có lẽ ngoài điều đó, ngoài tình yêu đối với thiếu nhi, chỉ người mang tâm hồn nhân hậu, tươi trẻ như ông mới có được cái nhìn trẻ thơ hồn nhiên, đáng yêu đến thế.

Sau khi đưa tôi đến ban thờ thắp hương cho người vợ quá cố, Phạm Tuyên kể, những năm tháng tuổi trẻ, ông hay đi công tác vắng nhà. Suốt thời kỳ chống Mỹ ông đi vào tuyến lửa. Có những lúc ông tưởng mình đã nằm lại ở Trường Sơn đường mòn hay dưới những trận bom B52 bão lửa. Trên những chặng đường hành quân, lòng người nghệ sĩ, chiến sĩ, người chồng, người cha ấy vẫn luôn canh cánh muốn gửi biết bao tình cảm về cho gia đình.

Khi miền Nam vừa giải phóng, đất nước vừa thống nhất, nhạc sĩ Phạm Tuyên lại tiếp tục đi miết mấy tháng liền cho tới tận mũi Cà Mau, địa đầu Tổ quốc. Trong chuyến đi dài ngày ấy, ông bắt gặp một tứ ở trong bài thơ của người chiến sĩ giải phóng quân miền Bắc, khiến ông nhớ tới vợ cùng hai cô con gái đang ở Hà Nội giữa lúc Đài Tiếng nói Việt Nam báo tin gió mùa đông bắc tràn về. Xúc cảm, trong tình cảm của đất nước hòa chung với tình cảm riêng tư, từng giai điệu nhạc vang lên, ca khúc “Gửi nắng cho em” ra đời với những lời ca lắng đọng, da diết…

Hơn 7 năm trôi qua kể từ ngày bà Tuyết hóa thân vào nắng vàng, mây trắng chia tay ông và các con, các cháu để đi xa mãi mãi. Và, trong căn hộ nhỏ ở tầng 3 của khu tập thể cũ kỹ trên phố Vạn Bảo, nơi Phạm Tuyên đang sinh sống, phòng nào trong căn hộ bé nhỏ này cũng có một ô cửa sổ rộng ghé ra ban công đón nắng...

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Sáng 2/10, Đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam do Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn trở lại Lào Cai trao tặng những phần quà ý nghĩa hỗ trợ học sinh tại các điểm bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.
Thương hiệu HAMYY SKIN công bố Giấy chứng nhận và ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp "Made in Việt Nam"

Thương hiệu HAMYY SKIN công bố Giấy chứng nhận và ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp "Made in Việt Nam"

Ngày 29/09/2024, lễ ra mắt sản phẩm và các giấy phép công bố thuộc thương hiệu HAMYY SKIN với mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của người Việt đặt tiêu chuẩn quốc tế.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.